Kiểm nghiệm, đánh giá và hướng dẫn sử dụng biểu

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương trình đường sinh lập biểu thể tích bộ phận thân cho một số loài cây rừng tự nhiên (Trang 89 - 94)

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

3.6. Kiểm nghiệm, đánh giá và hướng dẫn sử dụng biểu

3.6.1.1. Kiểm tra tính thích ứng của phương pháp lập biểu

Tính thích ứng của phương pháp lập biểu được thừa nhận là đảm bảo nếu tạo ra một biểu thể tích phản ánh trung thực các tài liệu xây dựng nên biểu đó (Phạm Ngọc Giao (2004)). Vì vậy để đánh giá các tác giả đều sử dụng số liệu tham gia nghiên cứu làm đối tượng kiểm tra. Biểu thể tích gỗ dưới cành và gỗ to vừa lập về cơ bản được quyết định ở tính hợp lí của phương trình đường sinh và quan hệ giữa f01.dc hoặc f01.7 với f01. Do tính hợp lý của các phương trình đường sinh đã được Nguyễn Ngọc Lung (1971) kiểm tra và khẳng định nên đề tài chỉ đánh giá thêm về sự phù hợp của các phương trình xác định f01.dc hoặc f01.7. Để làm việc này đã lấy tài liệu tham gia nghiên cứu của 8 loài cây: Bời Lời, Dung, Giổi, Kiền Kiền, Re, Sến Mật, Táu Mật và Vên Vên làm đối tƣợng kiểm tra. Tiến hành tính và cho từng loài từ tài liệu đo cây ngả và dùng làm đối chứng. Tiếp tục xác định và cho từng loài bằng cách sử dụng tương quan (3.6) và (3.8). So sánh hai kết quả tính sai số tương đối và rút ra kết luận cần thiết. Kết quả được tập hợp ở bảng 3.24.

Bảng 3.24. Kiểm tra tính hợp lý của phương pháp lập biểu

Loài cây f01.7 thực f01.7 ll Δf01.7% f01.dc thực f01.dc ll Δf01.dc% Bời Lời 0,4804 0,4932 -2,65 0,4438 0,4351 1,95

Dung 0,4894 0,5056 -3,31 0,4503 0,4475 0,62

Giổi 0,4868 0,4922 -1,11 0,4384 0,4342 0,97

Kiền Kiền 0,5001 0,4899 2,05 0,4163 0,4319 -3,75

Re 0,5164 0,5089 1,46 0,4511 0,4508 0,06

Sến Mật 0,5078 0,4981 1,92 0,4299 0,4400 -2,35 Táu Mật 0,4938 0,4955 -0,36 0,4396 0,4375 0,47 Vên Vên 0,4570 0,4513 1,23 0,3915 0,3934 -0,48

Bảng 3.24 cho thấy:

Sai số xác định và về cơ bản ≤ ±3% (là sai số khó tránh khỏi trong điều tra rừng), đồng thời sai số + và - đều xuất hiện ngang nhau nên có thể kết luận phương pháp lập biểu được coi là hợp lý cho đối tượng nghiên cứu của đề tài.

3.6.1.2. Kiểm nghiệm sai số của biểu khi sử dụng trong thực tiễn

Biểu mới lập là biểu 2 nhân tố theo tổ hình dạng thuần nhất nên có thể dùng để xác định trữ lƣợng (thể tích tổng thể (N) cây rừng), tổng thể tích một tập hợp (n) cây và thậm chí thể tích của 1 cây cá lẻ. Để đánh giá độ tin cậy của biểu cần dùng tài liệu không tham gia lập biểu làm đối tƣợng kiểm tra. So sánh thể tích xác định từ biểu với thể tích đo tính thực, tính sai số để rút ra kết luận cần thiết. Đề tài đã sử dụng tài liệu của 81 cây thuộc 8 loài: Bời Lời, Dẻ, Hoàng Mang, Kiền Kiền, Lim Xanh, Máu Chó, Táu Mật, Táu Muối thu thập được trong quá trình khai thác rừng ở một số địa phương làm đối tượng kiểm tra (chủ yếu Quảng Bình và Hà Tĩnh). Kết quả kiểm nghiệm đƣợc tổng hợp ở bảng 3.25 (chi tiết tham khảo phụ biểu 05, 31, 32)

Bảng 3.25. Sai số xác định vdc và v7 từ biểu thể tích mới lập

Biểu V

n S2(-) S2(+)

Số lần S2(+)

Số lần S2(-)

S2 cho một cây

cá lẻ

S2 cho tập hợp n cây cá

lẻ

U

(cây) max max

Vdc 81 -22,87 24,79 45 36 12,00 1,99% 0.42

V7 81 -21,65 26,37 50 31 9,91 1,41% 1.87

Vcv 81 -23,43 20,40 48 33 ±9,44 0,42% 1.13

Bảng 3.25 cho thấy:

Khi dùng biểu xác định thể tích dưới cành, gỗ to và cả thân có vỏ cho 1 cây riêng lẻ sai số cực đoan (lớn nhất là 20 - 26%). Kết quả này là tương đối khả quan đối với một biểu thể tích bất kỳ nào đó.

Số lần mắc sai số (+) và (-) đều xuất hiện có xu hướng gần bằng nhau, chứng tỏ biểu không có khả năng mắc sai số hệ thống.

Sai số bình quân dao động từ ± 9% ÷ 12 % nhỏ hơn mức cho phép đặt ra khi đặt lập biểu (≤ 15%). Sai số bình quân khi xác định thể tích dưới cành lớn hơn thể tích gỗ to và lớn hơn thể tích thân cây. Điều này là hợp lý vì: Độ chính xác thể tích thân cây chỉ phụ thuộc vào sai số của f01 thân cây (hay độ tin cậy của phương trình đường sinh dùng để lập biểu), trong khi sai số xác định thể tích dưới cành và gỗ to còn chịu thêm sai số xác định và . Do phương trình quan hệ f01.7 và f01 chặt chẽ hơn quan hệ f01.dc và f01 thân cây nên sai số xác định v7 < sai số xác định vdc là điều tất yếu.

Để đánh giá khách quan hơn, đề tài đã dùng tiêu chuẩn tổng hạng theo dấu U của Wilconxon để kiểm tra sai khác về thể tích xác định bằng biểu với thể tích tính xác định bằng phương pháp mới thiết lập là không khác nhau rõ rệt.

Trường hợp xác định tổng thể tích của một tập hợp (n) cây riêng lẻ sai số của biểu đều < 3% nên có thể đảm bảo an toàn trong điều tra rừng.

Do không có tài liệu chặt trắng lâm phần nên đề tài chƣa kiểm tra đƣợc sai số của biểu khi dùng để xác định trữ lƣợng. Tuy nhiên do trữ lƣợng là tổng thể tích của tổng thể cây rừng (N) nên theo nguyên tắc thống kê sai số này sẽ nhỏ hơn sai số nêu trên vì n<N.

Từ kết quả kiểm tra nêu trên có thể kết luận bước đầu: Biểu mới xây dựng đáp ứng yêu cầu độ tin cậy đặt ra (sai số xác định thể tích một bộ phận thân cây của cây cá lẻ < ± 15% và cho tổng thể cây cá lẻ < ±10%). Đây là 1 biểu thể tích 2 nhân tố lập theo tổ loài cây có hình dạng thuần nhất nhƣng trong đó cho cả thể tích thân cây (nhƣ biểu hiện hành) đồng thời cả thể tích gỗ dưới cành và gỗ to thân cây đó.

3.5.2. Hướng dẫn sử dụng biểu

3.5.2.1. Sử dụng biểu xác định trữ lượng gỗ dưới cành, gỗ to lâm phần Phương pháp này hoàn toàn giống các bước kĩ thuật sử dụng biểu để xác định trữ lƣợng thân cây đứng cho lâm phần hiện hành đã đƣợc phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong điều tra rừng hiện nay (xem chi tiết ở Nguyễn Ngọc Lung (1971)[8], Viện điều tra quy hoạch rừng (1995) [17]. Vũ Tiến Hinh - Phạm Ngọc Giao (1993, 1997))

3.5.2.2. Sử dụng biểu để xác định tổng thể tích gỗ dưới cành hoặc gỗ to của một tập hợp (n) cây đứng trong lâm phần. (Thí dụ những cây bài chặt trong thiết kế khai thác) cần theo các bước kĩ thuật sau:

- Bước 1: Giám định tên cây để chọn tờ biểu thích hợp sử dụng.

- Bước 2: Đo d1.3 và h từng cây rồi qui về cỡ D và H tương ứng trong biểu.

- Bước 3: Từ cỡ D và H tra biểu đã chọn sẽ được vdc và v7 của từng cây.

- Bước 4: Cộng thể tích dưới cành hoặc gỗ to của các cây bài chặt sẽ được tổng thể tích của chúng.

3.5.2.3. Sử dụng biểu để xác định thể tích dưới cành và gỗ to 1 cây cá lẻ cần theo các bước kỹ thuật sau:

- Bước 1: Giám định tên loài cây để chọn tờ biểu thích hợp sử dụng.

- Bước 2: Đo đường kính ngang ngực (d1.3) và chiều cao (h) của cây.

- Bước 3: Từ d1.3 và h qui về các cỡ D (cm) và H (m) định trước của biểu.

- Bước 4: Từ cỡ D và H tra biểu đã chọn sẽ được vdc và v7 của biểu

- Bước 5: Tính thể tích dưới cành (Vdc) và (V7) của cây cần tra theo công thức:

Vdc = (3.11)

V7 = (3.12) Sở dĩ phải có bước 5 (một số tài liệu chuyên môn hiện nay không đề cập tới điều này) vì: Khi xác định thể tích cho 1 cây cá lẻ sẽ không xuất hiện khả năng bù trừ sai số của việc qui các số đo d1.3 và h vào cỡ D và H tương ứng trong biểu như hai trường hợp sử dụng biểu vừa nêu trên.

Cách sử dụng biểu cũng áp dụng cho trường hợp cần suy diễn một trị số vdc hoặc v7 cho những cây có cỡ D và H khác nhau với cỡ qui định ghi trong biểu.

Ví dụ: Đo một cây Lim xanh có d1.3 = 17cm quy về cỡ D = 16cm, chiều cao thân cây h = 7,2m quy về cỡ H = 8m. Lim xanh thuộc tổ hình dạng 2.

Từ cỡ D = 16cm, H = 8m tra biểu thể tích tổ hình dạng 2 (dòng thứ nhất là thể tích gỗ dưới cành, dòng thứ 2 là thể tích gỗ to và dòng thứ 3 là thể tích thân cây) ta đƣợc thể tích tra biểu:

vdc = 0,0780m3; v7 = 0,0885m3; vtc = 0,0908m3 Tính thể tích của cây Lim Xanh cần tra:

vdc = m3

vgt = m3

vdc = m3

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương trình đường sinh lập biểu thể tích bộ phận thân cho một số loài cây rừng tự nhiên (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)