Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm
Đời sống cây trồng trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển phức tạp. Sự sinh trưởng và phát triển đó được bắt đầu từ khi hạt nảy mầm, trải qua các quá trình khác nhau để cuối cùng tạo nên cây hoàn chỉnh. Cũng như vậy, chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa từ khi gieo đến khi hình thành bông và bông trên cây chín phải trải qua một thời gian tồn tại trên đồng ruộng khoảng từ 90 –120 ngày. Tuy nhiên, thời gian dài hay ngắn còn tùy thuộc vào đặc tính mỗi giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp canh tác (giống ngắn ngày, trung ngày và dài ngày). Để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa trải qua nhiều thời kỳ sinh trưởng, nhiều giai đoạn phát triển tuần tự theo một trật tự nhất định và có liên hệ mật thiết với nhau. Giai đoạn trước có hoàn chỉnh thì giai đoạn sau mới phát triển thuận lợi. Cây sinh trưởng và phát triển tốt thì cho năng suất cao.
Việc nghiên cứu thời gian sinh trưởng là rất cần thiết nhằm làm cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, bố trí cơ cấu cây trồng. Đồng thời qua đó, để tác động các biện pháp kỹ thuật giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi nhất thông qua các giai đoạn sinh trưởng của chúng. Số liệu về thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm (ngày)
TT Giống
Từ cấy đến ... Tổng
thời gian sinh trưởng Bén rễ
hồi xanh
Bắt đầu đẻ nhánh
Kết thúc đẻ nhánh
Bắt đầu trỗ
Kết thúc trỗ
Chín hoàn toàn
HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX 1 OM178 5 7 8 9 24 29 48 55 51 58 75 80 95 105 2 OM40 5 7 8 10 27 33 50 57 53 60 76 82 97 105 3 OM121 4 6 7 9 28 36 47 57 52 62 75 85 95 107 4 OM189 5 7 8 10 31 37 51 60 55 63 77 84 97 115 5 OM221 5 7 7 10 30 35 47 58 52 66 74 84 97 110 6 OM41 5 7 7 9 30 36 50 59 53 62 75 86 98 109 7 OM2431 5 8 7 11 28 34 49 60 54 63 79 85 98 110 8 OM9635 5 7 8 10 30 38 48 59 52 64 75 91 95 105 9 OM5451 5 7 7 10 25 31 48 57 53 62 75 86 97 110 10 ĐV108
(đ/c) 4 7 6 9 27 34 49 58 54 61 76 85 97 107 - Giai đoạn bén rễ hồi xanh:
Thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, sức sống cây mạ, thời tiết khí hậu và tính chất của từng loại đất. Thời gian bén rễ hồi xanh sớm là cơ sở tạo tiền đề cho cây lúa đẻ nhánh sớm, tập trung và giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.
Các giống thí nghiệm có thời gian bén rễ hồi xanh gần như nhau từ 4-5 ngày sau cấy (NSC) vụ HT và 6-8 NSC vụ ĐX. Trong đó giống bén rễ hồi xanh sớm nhất là OM121 (6 NSC), và giống bén rễ hồi xanh chậm nhất là giống OM189 (8 NSC) vụ
ĐX. Nhìn chung, các giống lúa thí nghiệm thời gian bén rễ hồi xanh tương đối sớm do cây mạ khỏe và thời tiết sau cấy nắng ấm thuận lợi. Ở giai đoạn từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh của các giống hầu như không chênh lệch nhau nhiều, chỉ dao động từ 2-3 ngày ở cả 2 vụ.
- Giai đoạn từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh:
Ở thời kỳ đẻ nhánh cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh, trong thời kỳ này cây lúa tập trung vào phát triển bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh. Đây là thời kỳ quyết định đến diện tích lá và số bông sau này. Vì vậy, tăng khả năng quang hợp, tăng số bông là yếu tố quan trọng để tăng năng suất cây trồng.
Ở vụ HT các giống lúa bắt đầu đẻ nhánh 6-8 NSC và vụ ĐX 9 - 11 NSC. Các giống kết thúc đẻ nhánh ở vụ HT dao động từ 24 - 31 NSC và vụ ĐX là 29 - 38 NSC.
- Giai đoạn bắt đầu trổ:
Sau khi cây lúa đẻ nhánh đạt số dảnh tối đa, thì cây lúa chuyển sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Ở giai đoạn này cây lúa tiếp tục ra những lá cuối cùng, các nhánh tốt tiếp tục hoàn chỉnh để trở thành những nhánh hữu hiệu, còn những nhánh vô hiệu bắt đầu tàn lụi dần. Giai đoạn kết thúc đẻ nhánh là quá trình phân hoá và hình thành cơ quan sinh sản, thời kỳ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành năng suất lúa, nhất là quyết định trực tiếp đến số hạt trên bông của cây lúa. Đây là giai cây lúa có những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, sinh lý và khả năng chống chịu ngoại cảnh tốt nhất.
Cuối quá trình đẻ nhánh, ở đỉnh điểm sinh trưởng của các nhánh, có thể nhìn thấy đòng lúa bằng mắt thường khi đòng đã dài 1mm, nông dân gọi là cứt gián. Khi quan sát lá đòng ở giai đoạn này, tại đuôi lá có eo thắt gọi là thắt đuôi cá. Sau khi hình thành bông nguyên thủy là giai đoạn vươn dài kết hợp với sự hình thành bông, gié và hoa hoàn chỉnh. Lúc này chiều dài của đòng có thể đạt từ 6-12 cm, bằng 1/2 chiều dài của bông sau này. Đòng lúa lớn dần, phình to và phát triển cả về chiều dài, độ dài của đòng chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính của từng giống.
Số liệu ở bảng 3.2. cho thấy thời gian bắt đầu trổ của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 47-51 NSC vụ HT và 55-60 NSC vụ ĐX. Trong vụ HT trổ sớm nhất là giống OM121 (47 NSC) và muộn nhất OM189 (51 NSC), vụ ĐX trổ sớm nhất giống OM178 (55 NSC), muộn nhất vẫn là giống OM189 (60 NSC)
- Giai đoạn kết thúc trổ:
Đây là thời kỳ sinh trưởng và phát triển cuối cùng của cây lúa, có liên quan trực tiếp đến quá trình tạo năng suất, quyết định tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000 hạt.
Đây cũng là thời kỳ mà điều kiện ngoại cảnh có quyết định rõ rệt và trực tiếp đến năng suất. Tùy vào thời gian sinh trưởng của từng giống, quy luật của thời tiết mà ưu tiên bố trí thời vụ hợp lý để khi lúa trổ không trúng mưa, tránh thời tiết âm u, nhiệt độ cao quá, thấp quá... nhiệt độ cao khi lúa trổ thì nổ bông lúa, còn thấp quá thì lúa không trổ bông được.
Khi quá trình làm đòng hoàn chỉnh thì cây lúa bắt đầu trổ. Toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là quá trình trổ xong. Qua nghiên cứu hầu hết các giống thí nghiệm có thời gian trỗ ngắn, tập trung từ 3-5 ngày ở cả vụ HT và ĐX. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng, làm cơ sở để bố trí thời vụ hợp lý, tránh được những tác động bất lợi của thời tiết đến lúa trổ.
- Giai đoạn chín hoàn toàn:
Đây là thời kỳ cuối cùng của giai đoạn sinh trưởng sinh thực cây lúa. Hầu hết các giống lúa ngắn ngày cho đến dài ngày thời gian của giai đoạn này không chênh lệch nhiều, thường dao động từ 20-25 ngày. Nếu ở thời gian này tổng số giờ nắng cao thì giống có thể chín sớm, thời tiết mát dịu, ẩm độ vừa, thì kéo dài thời gian chín, khả năng tích lũy nhiều chắc chắn năng suất cao. Bảng 3.2. cho thấy, các giống thí nghiệm có thời gian chín hoàn toàn từ 74-79 NSC vụ HT và 82-91 NSC vụ ĐX.
- Tổng thời gian sinh trưởng:
Số liệu bảng 3.2 cho thấy, các giống lúa thí nghiệm có tổng TGST dao động từ 95 - 98 ngày (vụ HT) và 105 - 115 ngày (vụ ĐX). Vụ HT các giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn vụ ĐX từ 10-17 ngày. Như vậy, các giống thuộc nhóm ngắn và trung ngày, thích hợp cho việc bố trí trên chân đất 2 vụ ở tỉnh Bình Định.