Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 77 - 81)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.7. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống

3.7.1. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu cấu thành năng suất

Năng suất của một giống lúa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một cách toàn diện, chính xác về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong suốt chu kỳ sống. Số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm

TT Giống

Số bông hiệu /m2

Tổng số hạt/bông

Số hạt chắc/bông

Tỷ lệ lép (%)

KL 1000 (g)

HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX

1 OM178 336b 271f 119b 127b 83d 97bc 30a 23a 24,9abc 25,5c 2 OM40 327c 330a 105cde 117de 86cd 98b 18cd 16b 23bcd 24,3e 3 OM121 335b 305c 102de 111f 82d 92d 20bc 17b 25,1abc 25,9b 4 OM189 324cde 315b 148a 152a 106a 116a 28a 24a 23,8cd 24,6d 5 OM221 325cd 283de 112bcd 119cd 83d 91d 26ab 24a 25,4a 26,2a 6 OM41 321de 279e 105cde 115e 85cd 94cd 19bcd 19b 25,3ab 26,0b 7 OM2431 319e 301c 93e 105g 79d 87e 16cd 17b 25,2abc 26,0b 8 OM9635 335b 327a 111bcd 121c 93bc 100b 16cd 18b 25,2abc 26,1ab 9 OM5451 345a 286d 96e 104g 85cd 91d 11d 12c 23,2d 24,2e 10 ĐV108 (đ/c) 320e 318b 115bc 121c 96b 101b 17cd 17b 23,1d 23,8f

LSD0,05 4,97 4,97 12,91 3,51 8,76 4,03 7,43 4,13 1,42 0,19

CV% 0,88 0,96 6,79 1,71 5,83 2,43 21,28 13,50 3,38 0,43 Ghi chú: a,b,c,d,e,f chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 0,05.

Các yếu tố cấu thành năng suất gồm: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1.000 hạt. Mỗi yếu tố năng suất được quyết định ở một giai đoạn đặc biệt trong đời sống của cây lúa

- Về số bông/m2:

Đây là yếu tố cần cho sự tăng năng suất của cây lúa, số bông /m2 còn phụ thuộc vào số nhánh hữu hiệu trên cây. Trong cùng một điều kiện canh tác như nhau, những giống có đặc tính đẻ nhánh sớm và đẻ tập trung thì ở giai đoạn sau thường có số bông/m2 cao, những giống có đặc tính đẻ nhánh muộn và kéo dài thì số bông/m2 thấp.

Kết quả theo dõi cho thấy các giống đều có khả năng đẻ nhánh khá, số bông hữu hiệu cao và tương đối đồng đều giữa các giống, dao động từ 319-345 bông/m2 ở vụ HT và 271-330 bông/m2 vụ ĐX. Giống có số bông /m2 cao nhất là OM5451(345 bông/m2), thứ đến giống OM178 (336 bông/m2) cao hơn đối chứng ĐV108 (320 bông/m2) vụ HT. Cao nhất là giống OM40 (330 bông/m2), thấp nhất giống OM 178 (271 bông/m2)

- Số hạt chắc /bông:

Đây là một yếu tố quyết định năng suất lúa, yếu tố này chịu sự tác động của điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc rất lớn, số hạt chắc/bông có tương quan nghịch với mật độ. Nếu mật độ gieo trồng cao thì thường cho bông nhỏ và số hạt chắc/

bông giảm.

Kết quả theo dõi cho thấy vụ HT các giống có số hạt/bông dao động 96-148 hạt, trong đó số hạt chắc/bông biến động 79-106 hạt và vụ ĐX số hạt /bông biến động 104-152 hạt, trong đó số hạt chắc/bông dao động 87-116 hạt, số hạt chắc/bông cao nhất giống OM189 (116 hạt ), thấp nhất giống OM2431 (87 hạt) .

- Tỷ lệ hạt lép:

Tỷ lệ hạt lép là chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống của cây thuận lợi hay không thuận lợi trong giai đoạn trước, trong và sau khi trỗ. Tỷ lệ hạt lép cao sẽ làm giảm năng năng suất giống. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ hạt lép của các giống ở vụ HT cao hơn ở vụ ĐX, dao động 11 - 30% vụ HT so vụ ĐX là 12 - 24%. Thông qua chỉ tiêu này, có thể thấy các giống có khả năng chịu nóng trung bình.

- Khối lượng nghìn hạt:

Đây là một trong 3 yếu tố cấu thành năng suất lúa, yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống, nhưng cũng có thể thay đổi không lớn do tác động của yếu tố ngoại cảnh và chế độ thâm canh. Kết quả cho thấy sự biến động về khối lượng 1.000 hạt giữa 2 vụ chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên, giữa các giống khác nhau có sự chênh lệch khá lớn từ 23,1-25,4 gam ở vụ HT và 23,8-26,2 gam ở vụ ĐX.

3.7.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm - Năng suất lý thuyết:

Là chỉ tiêu nói lên khả năng có thể đạt được của năng suất thực thu trong một vụ cụ thể. Nếu phương pháp lấy mẫu để tính toán các thành phần cấu thành năng suất đạt độ chính xác cao thì năng suất thực thu và năng suất lý thuyết sẽ ít chênh lệch hơn.

Ngoài ra, mức độ chênh lệch còn phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch, công nghệ chế biến sau thu hoạch.

Bảng 3.11. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm (tấn/ha)

TT Giống

NSLT NSTT

HT ĐX HT ĐX

1 OM178 6,9a 6,7a 6,0bc 5,8c

2 OM40 6,7cd 7,9c 5,7bc 6,8b

3 OM121 6,9cd 7,3d 5,8bc 5,7c

4 OM189 8,1a 8,9a 7,2a 7,6a

5 OM221 6,9cd 6,8e 5,9bc 5,7c

6 OM41 6,9cd 6,9e 6,0bc 5,8c

7 OM2431 6,3d 6,9e 5,3c 5,7c

8 OM9635 7,8ab 8,5b 6,8a 7,3a

9 OM5451 6,8cd 6,3f 5,8bc 5,6c

10 ĐV108 (đ/c) 7,1c 7,6cd 6,1b 6,6b

CV% 6,33 2,74 6,41 4,23

LSD0,05 7,65 3,46 6,65 4,54

Ghi chú: a,b,c,d,e,f chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong một cột không có sai khác có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 0,05.

Biểu đồ 3.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm

Số liệu bảng 3.11 và biểu đồ 3.5. cho thấy ở vụ HT, NSLT của các giống thí nghiệm dao động trong khoảng 6,3 – 8,1 tấn/ha, cao nhất là giống OM198 (8,1 tấn/ha), thứ đến là giống OM9635 (7,8 tấn/ha), cao hơn đối chứng ĐV108 (7,1 tấn/ha).

Ở vụ ĐX, NSLT các giống lúa thí nghiệm biến động 6,3-8,9 tấn/ha. Giống có NSLT cao nhất vẫn là OM189 (8,9 tấn/ha) và OM9635 (8,5 tấn/ha), tiếp đến là giống OM40 (7,9 tấn/ha) và thấp nhất là OM5451 (6,3 tấn/ha).

- Năng suất thực thu

Là khối lượng hạt thực tế thu được trên các ô thí nghiệm ở độ ẩm 14%, sau đó được quy đổi ra tấn/ha. Kết quả thu hoạch cho thấy:

Ở vụ HT, NSTT của các giống thí nghiệm dao động 5,3-7,2 tấn/ha, trong đó giống OM189 có NSTT cao nhất (7,2 tấn/ha), thứ đến là giống OM9635 (6,8 tấn/ha) cao hơn giống đối chứng ĐV108 (6,1 tấn/ha) có ý nghĩa thống kê. Vụ ĐX, giống OM189 vẫn cho NSTT cao nhất (7,6 tấn/ha), tiếp đến là giống OM9635 (7,3 tấn/ha) và giống OM40 (6,8 tấn/ha) đều cao hơn giống đối chứng ĐV108(6,6 tấn/ha), nhưng giống OM40 cao hơn giống đối chứng không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số giống lúa thuần mới, ngắn ngày năng suất cao, chất lượng khá phục vụ sản xuất tại bình định (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)