2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
2.2. Phạm quy nghiên cứu 2.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên các loại đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, với các xã đại diện cho 3 vùng sinh thái của huyện, đó là:
- Xã An Hòa, (xã ven biển) - Xã An Cư, (xã đồng bằng) - Xã An Xuân. (xã miền núi) 2.2.2. Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp dùng để nghiên cứu được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2017.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại 3 xã nghiên cứu thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
a. Hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở quốc dân đạt được trong một thời kỳ nhất định thường tính trong 1 năm (GO = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm).
- Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost): Trong nông nghiệp gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ được quy thành tiền trong quá trinh sản xuất.
+ Chi phí vật chất bao gồm giống, phân bón các loại, thuốc trừ sâu, sửa chữa,...
+ Chi phí dịch vụ như công cụ, phương tiện, thuê lao động,...
- Giá trị gia tăng (VA – Value Added): Là giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất, chính là giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian (VA = GO - IC)
- Tỷ suất hoàn vốn (VA/IC): là tỷ số giữa giá trị gia tăng (VA) và chi phí trung gian (IC). Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí tăng thêm.
- Tỷ suất GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí sản xuất.
- Tỷ suất VA/LĐ: Chỉ tiêu này cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
Từ việc tính toán các chỉ tiêu như vậy để đưa ra các nhận xét, kết luận liên quan như:
+ Giá trị sản xuất trên 1 ha đất (GO/1ha).
+ Chi phí trung gian trên 1 ha đất (IC/1ha).
+ Giá trị tăng thêm trên 1 ha đất (VA/1ha).
+ Giá trị tăng thêm trên 1 công lao động (VA/1 công lao động).
+ Giá trị tăng thêm trên 1 đơn vị chi phí (Có thể là 1 VNĐ, VA/1VNĐ).
b. Hiệu quả xã hội
Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng. Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được đánh giá thông qua một số tiêu chí như:
- Giá trị ngày công lao động.
- Tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm.
- Thu nhập của nông hộ từ các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
- Mức độ chấp nhận của người dân: thể hiện ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai.
c. Hiệu quả môi trường
Việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề rất lớn đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường sinh thái của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu: Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó đến môi trường; nhận định chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đến đất.
- Hệ số sử dụng ruộng đất: là tỷ số giữa diện tích gieo trồng với diện tích canh tác hàng năm ở đơn vị nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng đất canh tác hay cho biết mức quay vòng đất canh tác trong một năm, được tính như sau:
Hệ số sử dụng ruộng đất = Tổng diện tích gieo trồng trong năm Tổng diện tích canh tác
- Tỷ lệ sử dụng đất: là tỷ số giữa diện tích đất đã được sử dụng với tổng diện tích đất đai ở vùng nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng đất và được tính bằng công thức sau:
Tỷ lệ sử dụng đất đai (%) = Tổng diện tích đất đai – Diện tích đất chưa sử dụng Tổng diện tích đất đai
2.3.4. Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý tại 3 xã nghiên cứu của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu a) Điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình sử dụng đất nông nghiệp, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Tuy An và của các xã nghiên cứu thông qua UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng thống kê, UBND các xã.
b) Điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu được quan sát hay thu thập lần đầu tiên bởi nhà nghiên cứu. Số liệu dạng này thường các nhà nghiên cứu tự thu thập từ: bản câu hỏi, phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu tình huống, …
- Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:
Các điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và các vùng kinh tế, trình độ sử dụng đất của nông hộ ở huyện. Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa và tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn, mỗi tiểu vùng chúng tôi chọn một xã điển hình.
Ở mỗi xã nghiên cứu, chúng tôi tiến hành sử dụng phiếu điều tra nông hộ để phỏng vấn nông hộ theo phương pháp chọn mẫu trong 3 nhóm hộ nghèo, trung bình và khá. Số hộ phỏng vấn là 30 hộ/1 xã.
c) Phương pháp xử lý số liệu
- Tập hợp, xử lý số liệu, tài liệu thu thập liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.4.2. Phương pháp chuyên gia
- Tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn của huyện, xã như cán bộ địa chính, nông nghiệp.
- Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm đi trước.
2.4.3. Phương pháp SWOT
- Phân tích SWOT là sự phân tích một loại hình sử dụng đất trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, cơ hội mà địa phương có được và những điểm yếu, rủi ro gặp phải nếu loại hình sử dụng đất này được áp dụng tại địa phương trong đó:
+ S (Strength): Điểm mạnh.
+ W (Weakness): Điểm yếu.
+ O (Opportunisties): Cơ hội.
+ T (Threats): Rủi ro.
Sau khi tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, dùng phương pháp SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
CHƯƠNG 3