CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, viêm gan B là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, khoảng 1 triệu ca tử vong mỗi năm do bệnh này.Trước ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng, ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu
cấp quốc gia về các dược liệu hỗ trợ điều trị viêm gan B được thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng tại những bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam.
Cây thuốc có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng cứu lâm sàng cũng đã chứng minh trong Cà gai leo chứa các Saponin steroid và các alkaloid solasodin, solasodinon, còn có diosgenin và các flavonid có tác dụng giải độc, bảo vệ tế bào gan đặc biệt là trong trường hợp bệnh gan do bia rượu hoặc viêm gan B.
Đề tài cấp nhà nước của TS. Nguyễn Thị Minh Khai và các công trình nghiên cứu khoa học năm 1987-2000 của Viện Dược Liệu Trung Ươngđã công bố chiết xuất Cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của xơ gan rõ rệt thông qua cơ chế ức chế sự rễ cây cà gai leo được các nhà khoa học phát hiện từ 1986 và nghiên cứu phổ biến cho tới nay. Khoa học đã chứng minh rễ có nhiều thành phần Glycoalcaloid gấp 3 lần thân, sử dụng rễ lâu năm sẽ cho công dụng đáng ngạc nhiên. Các hợp Glycoalcaloid có tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh, kìm hãm và làm âm tính với virut viêm gan B, tái tạo phụ hồi chức năng gan.
Cà gai leo có tác dụng hạ men gan nhanh chóng. Công dụng này đã được cố GS.
Phạm Kim Mãn nghiên cứu ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước. Bởi các bệnh gan thường kèm theo men gan tăng nên trong các nghiên cứu về sau, hầu như nghiên cứu nào cũng chỉ ra rằng thảo dược này giúp men gan trở về bình thường nhanh chóng.
Những nghiên cứu tại Viện Dược Liệu Trung Ương, Viện Trung ương quân đội 108, Viện Quân Y 103 đã cho thấy: Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen qua hai nghiên cứu “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo”, đề tài thuộc công trình nghiên cứu khoa học 1987-2000 của Viện dược liệu Trung ương.
Các đề tài nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại các bệnh viện lớn là Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện 354, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã chứng minh hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, nhất là viêm gan B mạn thể hoạt động hiệu quả không thua kém gì so với thuốc tân dược. Các bệnh nhân thử nghiệm được uống thuốc từ Cà gai leo tạo thành sợi collagen trong các tế bào gan.
Đề tài khoa học của Tiến sỹ y học Nguyễn Phúc Thái: “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo” năm 1998 kết luận dịch chiết từ cây cà gai leo giúp bảo vệ gan trong môi trường độc hại, giảm thiểu tối đa hủy hoại tế bào gan và giảm bớt các biểu hiện tổn thương ở gan.
Nói về cây thuốc này, GS.TS Nguyễn Văn Mùi (Nguyên PGĐ kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103) còn khẳng định thêm: “Riêng về điều trị các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan B mạn tính thể hoạt động thì cây Cà gai leo thể hiện tính ưu việt tuyệt đối so với các cây thuốc khác được biết đến từ trước đến nay. Vì thế, có thể khẳng định rằng Cà gai leo là cây thuốc vô cùng quý đối với người bệnh gan.
Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Nguyễn Văn Mùi, giám đốc bệnh viện quân y 103 kết hợp với viện dược liệu trung ương đã nghiên cứu về cây Cà gai leo trên lâm sàng cho tác dụng rất tốt đối với các bệnh nhân viêm gan B mãn tính. Kết quả nghiên cứu cho 90 bệnh nhân ở 3 bệnh viên khác nhau đều cho kết quả tốt sau 2 tháng điều trị bệnh, Cà gai leo có tác dụng ức chế sự nhân lên của tế bào HBV.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Mùi - Nguyên phó giám đốc kiêm chủ nhiệm Bộ môn truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 “Cùng với viện Dược liệu Trung ương, chúng tôi đã nghiên cứu các cây dùng để điều trị viêm gan như nhân trần, bồ bồ, diệp hạ châu đắng và cây cà gai leo… Chúng tôi thấy rằng cả 4 cây thuốc mà tôi nói trên đều có tác dụng trên lâm sàng để điều trị viêm gan. Trong 4 cây này, cây cà gai leo là một trong những cây được Viện Dược Liệu Trung Ương nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, có đến 4 luận án tiến sỹ về cây này. Và trên lâm sàng chúng tôi cũng nhận thấy rằng cây Cà gai leo cho kết quả điều trị tốt hơn cả”.
Đề tài luận án Tiến sĩ Dược học: “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm”
năm 1997 kết luận: Dịch chiết cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chuột dưới ảnh hưởng độc của TNT với các khả năng: hạn chế tăng trọng lượng gan do nhiễm độc, ngăn chặn thoái hoá mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan, làm giảm sự huỷ hoại tế bào và tan rã nhu mô gan, do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thuỳ gan.
Theo một nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thu viện phó dược liệu trung ương trong cây cà gai leo có một hoạt chất tên là Glycoalkaloid tác dụng ức chế sự phát triển và làm âm tính với virus viêm gan B, giảm sự phát triển của tế bào gan bị xơ gan.
Cà gai leo là dược liệu duy nhất tới nay được chứng minh làm giảm nồng độ virus viêm gan B qua các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện 108, 103, như: “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng thuốc từ Cà gai leo”.
Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của TS Nguyễn Thị Minh Khai về khả năng chống viêm và ức chế sực phát triển xơ gan cho thấy cây có chứa nhiều glycoalcaloid có khả năng ức chế xơ gan và bảo vệ gan, chất antioxidant có tác dụng chống viêm. Trong lúc bệnh viêm gan B được coi là mối lo ngại của giới Y học thì việc nghiên cứu lâm sàn trên
60 bệnh nhân viêm gan B mạn tính cho kết quả tốt trên 66.7 % là điều rất mừng khi mà loại thuốc interferon chữa bệnh này thì quá đắt và chứa nhiều tác dụng phụ.
Năm 2002 với đề tài nghiên cứu loại cây này làm thuốc chống viêm và ức chế tế bào xơ gan cũng cho kết quả ngoài mong đợi, ngoài những tác dụng trong các đề tài trên, cây còn có tác dụng thải độc gan, chất flavonoid và ancaloid có tác dụng chống viêm kháng khuẩn, ức chế sự phát tiển của tế bào xơ gan cũng như ung thư, tiêu diệt hoàn toàn sự sống của các tế bào ung thư này.
Những kết quả nghiên cứu trên đã đã chứng minh cho việc sử dụng Cà gai leo để giải độc gan và chống viêm mạnh của người dân, điều này cũng cho thấy cây thuốc nam của chúng ta có tác dụng mạnh và sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân nếu được quan tâm đúng mức
Từ những kết quả đó có thể thấy tiềm năng ứng dụng cà gai leo là rất lớn. Hiện nay có nhiều công ty dược phẩm đã đầu tư nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm từ cây Cà gai leo một cách bài bản từ công thức sản phẩm tới nguyên liệu đầu vào và quá trình chế biến. Điển hình như vùng trồng nguyên liệu Cà gai leo của công ty TNHH Tuệ Linh. Tuệ Linh đã đầu tư vùng nguyên liệu cà gai leo tại xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quãng Ngãi theo tiêu chuẩn GACP (Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới) và cho ra thị trường sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh. Một số sản phẩm khác từ Cà gai leo đã được bán ra thị trường như: Cà gai leo LaVa (Công ty TNHH Lava, Quảng Trị), Cao Cà gai leo (Cơ sở sản xuất cao chè vằng, cao dược liệu Minh Nhi, Quảng Trị).
Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lí của cà gai leo được công bố. Tuy nhiên, những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác và phát triển sản xuất cây Cà gây leo ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực miền Trung còn rất hạn chế, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố một cách chính thống.
CHƯƠNG 2