CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ VÀ HỖN HỢP GIÁ THỂ ĐẾN CÂY GIỐNG CÀ GAI LEO
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón lá và hỗn hợp giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
Chiều cao cây phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có trong đất, trong đó lượng chất dinh dưỡng mà cây hút được là quan trọng nhất. Thành phần của các loại giá thể khác nhau thì khả năng hút chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Qua theo dõi sự ảnh hưởng của các hỗn hợp giá thể và phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.4. và hình 3.3.
Qua số liệu ở bảng 3.4. và hình 3.3. chúng tôi có nhận xét:
* Sau nảy mầm 5 - 10 ngày: Chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều, dao động từ 1,02 - 1,27 cm ở 5 ngày sau nảy mầm và 1,48 - 2,34 cm ở 10 ngày sau nảy mầm.
* Sau nảy mầm 15 ngày: Thời gian này các công thức thí nghiệm đã được phun phân bón lá nên chiều cao cây ở các công thức có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 1,96 - 3,13 cm. Công thức XI có chiều cao cây đạt cao nhất (3,13 cm), tiếp đến là công thức V (3,13 cm) và thấp nhất là công thức III (1,96 cm). Công thức XI có sự sai khác
0 1 2 3 4 5 6
5 10 15 20 25
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI
có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại ở mức xác suất 0,05,
ngoại trừ công thức V và công thức VI.
* Sau nảy mầm 20 ngày: Chiều cao cây ở các công thức tiếp tục tăng và dao động từ 2,61 - 4,09 cm. Công thức có chiều cao lớn nhất là công thức VIII(4,09 cm), tiếp đến là công thức XI (4,07 cm). Các công thức VIII, XI, V và VI có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại ở mức xác suất 0,05.
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm (Đơn vị tính: cm)
Công thức
Sau nảy mầm ….ngày
5 10 15 20 25
I 1,04c 1,48d 2,21fg 2,92e 4,04e
II 1,15abc 1,87bc 2,73cd 3,39bc 4,35d
III 1,03c 1,50cd 1,96g 2,61f 4,27d
IV 1,02c 1,53cd 2,34ef 3,14cde 4,75c
V 1,27a 1,92b 3,13ab 4,02a 5,13b
VI 1,27a 2,34a 3,03abc 3,96a 5,25b
VII 1,05c 1,68bcd 2,52de 3,51b 5,23b
VIII 1,21ab 1,79bcd 2,84bc 4,09a 5,49a
IX 1,20ab 1,84bcd 2,79cd 3,30bcd 5,58a
X 1,22ab 1,57bcd 2,36ef 3,03de 4,65c
XI 1,24ab 1,87bc 3,16a 4,07a 4,64c
XII 1,14bc 1,52cd 2,31ef 3,02e 4,56c
LSD0,05 0,13 0,37 0,31 0,27 0,21
(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữcái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05)
Hình 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm
* Sau nảy mầm 25 ngày: Chiều cao cây ở các công thức dao động từ 4,04 - 5,58 cm. Cao nhất là công thức IX (5,58 cm), tiếp đến là công thức VIII (5,48 cm) và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại ở mức xác suất
0,05, thấp nhất là công thức I (4,04 cm).
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá và hỗn hợp giá thể đến động thái ra lá
Động thái ra lá của các công thức là kết quả tác động của nhiều yếu tố nội tại và ngoại cảnh chi phối như: đất đai, nước, khí hậu, thời tiết, phân bón, đặc tính di truyền của giống. Trong đó việc sử dụng loại bón các loại phân bón lá có ý nghĩa quyết định nhất vì động thái ra lá nhanh hay chậm, nhiều hay ít, có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào các giai đoạn, các loại phân khác nhau và khả năng hấp thụ trên bề mặt lá. Qua theo dõi sự ảnh hưởng của các loại phân bón lá và hỗn hợp giá thể đến cây giống cà gai leo, kết quả được trình bày ở bảng 3.5. và hình 3.4.
0 1 2 3 4 5 6
7 14 21 28 35
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Bảng 3.5. Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm
(Đơn vị tính: lá)
Công thức
Sau nảy mầm…ngày
5 10 15 20 25
I 1,05d 1,97d 2,30f 3,38f 4,45e
II 1,06d 2,04cd 2,64c 3,37f 4,39e
III 1,12bcd 2,00d 2,65c 3,53e 4,52e
IV 1,15abc 2,13bcd 2,62c 3,70d 5,45d
V 1,15abc 2,04cd 2,82b 3,79cd 5,58bcd
VI 1,06d 2,27ab 2,98a 3,77cd 5,45d
VII 1,09cd 2,13bcd 2,48d 3,97b 5,68b
VIII 1,13bcd 2,40a 2,92a 4,13a 6,05a
IX 1,09cd 2,10bcd 2,45de 3,93b 5,65bc
X 1,17abc 2,20bc 2,45de 3,53e 5,52cd
XI 1,23a 2,20bc 2,95a 4,27a 5,65bc
XII 1,19ab 2,07cd 2,38ef 3,90bc 5,45d
LSD0,05 0,08 0,19 0,09 0,14 0,15
(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái; các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).
0 1 2 3 4 5 6 7
5 10 15 20 25
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Hình 3.4. Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm Qua số liệu ở bảng 3.5. và hình 3.4, chúng tôi có nhận xét:
* Sau nảy mầm 5 - 10 ngày: Số lá/ cây ở các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không đáng kể, dao động từ 1,05 - 1,23 lá ở 5 ngày sau nảy mầm và 1,97 - 2,40 lá ở 10 ngày sau nảy mầm.
* Sau nảy mầm 15 ngày: Số lá/ cây ở các công thức dao động từ 2,30 - 2,98 lá.
Công thức VI có số lá/cây đạt cao nhất (2,98 lá), tiếp đến là công thức XI (2,95 lá), công thức VIII (2, 92 lá) và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại ở mức xác suất 0,05.
* Sau nảy mầm 20 ngày: Số lá/ cây ở các công thức tiếp tục tăng và dao động từ 3,37 - 4,27 lá. Số lá/ cây cao nhất là công thức XI (4,27 lá), tiếp đến là công thức VIII (4,13 lá) và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại ở mức xác suất 0,05.
* Sau nảy mầm 25 ngày:Số lá/cây ở các công thức có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 4,45 - 6,05 lá. Công thức VIII có số lá/cây đạt cao nhất (6,05 lá) và thấp nhất là công thức I (4,45 lá). Tất cả các công thức có phun phân bón lá đều có số lá/cây cao hơn so với với các công thức không phun phân bón lá và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất 0,05.
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá và hỗn hợp giá thể đến một số chỉ tiêu khi cây cà gai leo xuất vườn
Đánh giá chỉ tiêu xuất vườn của cây là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định đến chất lượng cây giống và từ đó quyết định đến năng suất của cây sau này. Qua đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá và hỗn hợp giá thể đến một số chỉ tiêu khi cây cà gai leo xuất vườn chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6.
Qua số liệu ở bảng 3.6. chúng tôi có nhận xét:
* Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm khá cao, dao động từ 94,66 - 98%.
* Số lá/cây: Số lá/ cây ở các công thức khi xuất vườn dao động từ 4,95 - 6,61 lá.
Công thức VIII có số lá/cây cao nhất (6,61 lá) và thấp nhất là công thức II (4,95 lá).
Tất cả các công thức có phun phân bón lá đều có số lá/cây cao hơn so với với các công thức không phun phân bón lá và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất 0,05.
* Chiều cao cây: Các công thức có chiều cao cây chênh lệch đáng kể, dao động từ 4,86 - 6,39 cm. Tất cả các công thức có phun phân bón lá đều có chiều cao cây cao hơn so với với các công thức không phun phân bón lá và có sự sai khác có ý nghĩa về
mặt thống kê ở mức xác suất 0,05. Các công thức VII, VIII và IX phun phân bón lá Bloom plus có chiều cao cây vượt trội hơn so với các công thức còn lại.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón lá và hỗn hợp giá thểđến một số chỉ tiêu khi cây cà gai leo xuất vườn
Công thức
TLS (%)
Số lá/cây (lá)
Chiều cao cây (cm)
Chiều dài lá (cm)
Chiều rộng lá
(cm)
Đường kính thân
(mm)
I 98,00 5,01e 4,86e 3,72d 2,76d 1,88e
II 98,00 4,95e 5,17d 3,68d 2,85d 2,01cd
III 98,00 5,08e 5,09d 3,84d 2,82d 1,91e
IV 98,00 6,01d 5,57c 4,59abc 3,27c 1,91e
V 94,66 6,14bcd 5,95b 4,69a 3,37abc 2,09bc
VI 98,00 6,01d 6,06b 4,43c 3,30bc 1,96de
VII 98,00 6,24b 6,05b 4,59abc 3,58a 2,04bc
VIII 98,00 6,61a 6,31a 4,73a 3,51abc 2,02cd
IX 95,78 6,21bc 6,39a 4,49bc 3,28c 2,19a
X 95,89 6,08cd 5,47c 4,71a 3,55ab 2,06bc
XI 95,78 6,21bc 5,46c 4,64ab 3,56ab 2,12ab
XII 96,89 6,01d 5,38c 4,61ab 3,55ab 2,05bc
LSD0,05 - 0,15 0,21 0,17 0,26 0,08
(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái; các chữcái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).
* Chiều dài lá: Các công thức có chiều dài lá dao động từ 3,68 - 4,73 cm. Công thức VIII có chiều dài lá cao nhất (4,73 cm), tiếp đến lá công thức X (4,71 cm) và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất 0,05 so với các công thức I, II và III.
* Chiều rộng lá: Chiều rộng lá ở các công thức dao động từ 2,76 - 3,58 cm.
Chiều rộng lá cao nhất là công thức VII (3,58 cm), tiếp đến là công thức VIII (3,51 cm) và thấp nhất là công thức I (2,76 cm).
* Đường kính thân: Các công thức có đường kính thân dao động từ 1,88 - 2,19 cm. Công thức có đường kính thân lớn nhất là công thức IX (2,19mm) và thấp nhất là công thức I (1,88 mm).
Nhận xét chung: Hỗn hợp các loại giá thể không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng trưởng chiều cao cây, số lá/cây và các chỉ tiêu khi cây cà gai leo xuất vườn. Các loại phân bón lá có ảnh hưởng đáng kể đến cây giống cà gai leo. Tất cả các công thức có phun phân bón lá đều có chiều cao cây, số lá/cây và các chỉ tiêu khi cây cà gai leo xuất vườn cao hơn so với với các công thức không phun phân bón lá. Công thức VIII (phun phân bón lá Bloom plus và giá thể là 60% đất phù sa, 1% supe lân, 29% phân chuồng hoai, 10% xơ dừa) có chiều cao cây khi xuất vườn lớn nhất (6,61 cm), số lá/
cây đạt 6,31 lá, chiều dài lá 4,73 cm, chiều rộng lá 3,51 cm, đường kính thân 2,02 mm và tỷ lệ sống cao 98%. Kết quả này được lựa chọn cho thí nghiệm tiếp theo trong nghiên cứu.