Ở Việt Nam các loài keo (Acacia sp) chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy trong nước, xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái. Vào những năm 1960 gần 20 loài keo đã được đưa vào trồng ở Việt Nam để gây trồng thử nghiệm, có nhiều nghiên cứu về các loài keo được thực hiện.
Năm 1990-1991 thông qua dự án UNDP một bộ giống 39 xuất xứ của 5 loài keo vùng thấp đã xây dựng tại Đá Chông (Ba Vì, Hà Tây), Đông Hà (Quảng Trị), Đại Lãi (Vĩnh Phúc). Trong các năm 1992-1994 một số khảo nghiệm khác đã được xây dựng tại Sông Mây (Đồng Nai) và Bầu Bàng (Bình Dương), Măng Giang (Gia Lai), Bãi Bằng (Phú Thọ), một số khảo nghiệm hiện nay vẫn được duy trì, một số không còn nữa.
Keo lai được trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng (Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) phát hiện tại Ba Vì (Hà Tây), Đông Nam Bộ và Tân Tạo (Thành Phố Hồ
Chí Minh) và đã có những nghiên cứu đầu tiên (Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Trần Cự, 1993 - 1995). Keo lai còn được phát hiện rãi rác nhiều nơi như ở Nam Bộ (Tân Tạo, Trảng Bom, Sông Mây, Trị An), ở Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng), ở Tây Nguyên (Pleiku, Kon Tum), ở Bắc Bộ (Hà Tây, Hòa Bình, Tuyên Quang). Keo lai tự nhiên ở Ba Vì được xác định là keo tai tượng (Acacia Mangium) (xuất xứ Daitree thuộc Bang Queensland) với keo lá tràm (Acacia auriculiformis) (xuất xứ Darwin thuộc Bang Northern Terrioria) của Australia. Keo lai ở Đông Nam Bộ được lấy từ khu khảo nghiệm giống trồng năm 1984.
Keo lai có ưu thế rõ rệt về sinh trưởng so với keo lá tràm và keo tai tượng. Ưu thế này thể hiện rõ ở Ba Vì lẫn Đông Nam Bộ và nhiều nơi khác. Theo điều tra sinh trưởng tại rừng trồng keo tai tượng có xuất hịên keo lai tại Ba Vì cho thấy, keo lai sinh trưởng nhanh hơn keo tai tưọng từ 1,5 – 1,6 lần về chiều cao và 1,6 -1,98 lần về đường kính. Đặc biệt, ở giai đọan 4 tuổi rưỡi keo lai có thể tích gấp 2 lần keo tai tượng (Lê Đình Khả cùng cộng sự, 1999) [28].
Tại Sông Mây, so sánh với keo lá tràm cùng tuổi, keo lai sinh trưởng nhanh hơn 1,3 lần về chiều cao và 1,5 lần về đường kính (Lê Đình Khả cùng cộng sự, 1999) [28].
Tuy nhiên, một số nơi keo lai phát triển kém, cành lá xum xuê hơn keo tai tượng.
Do vậy, khi trồng rừng keo lai cần xác định nguồn gốc để lựa chọn những dòng keo lai sinh trưởng tốt. Một số dòng sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt, có thể nhân giống nhanh hàng loạt để phát triển vào sản xuất, đó là các dòng BV10, BV16, BV29, BV32 và BV33.
Nghiên cứu giá trị sử dụng về tiềm năng bột giấy cây keo lai của Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995 - 1999) [30] cho thấy: keo lai có tỷ trọng gỗ trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm, tỷ trọng gỗ keo lai trung bình khoảng 0,455 g/cm3 ở tuổi 4.
Trong khi đó keo tai tượng là 0,414 g/cm3. Khối lượng gỗ keo lai gấp 3-4 lần hai loài keo bố mẹ. Giấy được sản xuất từ các dòng keo lai được chọn có độ dài và độ chịu kéo cao hơn rõ rệt so với hai loài keo bố mẹ.
Phùng Nhuệ Giang (2003) [15] nghiên cứu tính chất vật lý và cơ học của mẫu keo lai 5 tuổi được lấy tại Ba Vì (Hà Tây) cho thấy, keo lai có độ co rút, độ hút ẩm, sức chống uốn tĩnh, chống va đập, chống trượt, chống tách mức trung gian giữa hai loài bố mẹ.
Nghiên cứu nốt sần và khả năng cải tạo đất của keo lai và hai loài keo bố mẹ của Lê Đình Khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải (1999) cho thấy keo lá tràm và keo tai tượng là những loài có nốt sần chứa vi khuẩn cố định Nitơ tự do. Nốt sần của keo lá tràm chứa các loài vi khuẩn Nitơ tự do rất đa dạng, nốt sần của keo tai tượng chứa các loài vi khuẩn Nitơ tự do có tính chất chuyên hóa. Sau khi được nhiễm khuẩn 1 năm ở
vườn ươm, những công thức được nhiễm khuẩn ở keo tai tượng có tăng trưởng nhanh hơn so với keo lá tràm. Tăng trưởng của keo lai được nhiễm khuẩn có tính chất trung gian giữa hai loài bố mẹ (Lê Đình Khả, 1999) [28].
Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số dòng keo lai được chọn tại Ba Vì của Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai (1999) [28], Phùng Nhuệ Giang, (2003) [15] trong các dòng keo lai được lựa chọn cho thấy có sự khác nhau về cường độ thoát hơi nước, áp suất thẩm thấu, độ ẩm cây héo và tính chịu hạn cao hơn bố mẹ trong các dòng BV5, BV10 và BV16.
Khảo nghiệm các xuất xứ keo lá tràm tiến hành theo dự án ACIAR 9310 hợp tác với Australia. Khảo nghiệm xây dựng năm 1994 tại Cẩm Quỳ Ba Vì - Hà Tây, Đông Hà - Quảng Trị, Sông Mây - Đồng Nai. Sau 03 năm cho thấy xuất xứ South Coen (Qld) là xuất xứ có sinh trưởng tốt tại Sông Mây và Đông Hà, Rifle Creek (Qld) có sinh trưởng tốt tại Cẩm Quỳ, Lower Pasco (Qld) có sinh trưởng tốt tại Đông Hà (Montagu và cs, 1998), (Lê Đình Khả và cộng tác viên (2003) [29]).
Ở Sông Mây thể tích thân cây trung bình của 16 xuất xứ là 90 dm3/cây thì ở Đông Hà là 30,1dm3/cây, ở Ba Vì là 20,4 dm3/cây. Như vậy, ở giai đoạn 05 tuổi mật độ trồng như nhau (2x3m) keo lá tràm tại Sông Mây có sinh trưởng thể tích gấp 3 lần ở Đông Hà và gấp hơn 4 lần ở Cẩm Quỳ (nơi có đất xấu hơn Đá Chông thuộc Ba Vì).
Điều đó chứng tỏ điều kiện khí hậu, đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của keo lá tràm (Lê Đình Khả và cộng tác viên (2003), [29]).
Khảo nghiệm xuất xứ keo tai tượng do trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ xây dựng tại Bầu Bàng (Bình Dương) và Sông Mây (Đồng Nai) trong các năm 1989 – 1990. Đây là hai khu vực có khí hậu gần giống nhau, song keo tai tượng được trồng ở hai nơi có điều kiện đất đai khác nhau đã có sinh trưởng hết sức khác nhau. Tại Sông Mây nơi có đất sâu không bị ngập trong mùa mưa, sau 8,5 năm các xuất xứ keo tai tượng có thể đạt thể tích 289- 432 dm3/ cây, trong lúc đó tại Bầu Bàng cây bị ngập trong mùa mưa thể tích thân cây trong cùng thời gian chỉ đạt 114- 281 dm3/cây (Lê Đình Khả và cộng tác viên (2003), [29]).
Một số khảo nghiệm xuất xứ khác cho keo tai tượng ở Bầu Bàng được đánh giá ở giai đoạn 7 tuổi cho thấy các xuất xứ nổi trội là Kennedy River (Qld) và Cardwell (Qld) có thể tích thân cây tương ứng là 56,9 dm3/cây và 52,1 dm3/cây. Trong khi đó các xuất xứ Mossman (Qld) và Ingham (Qld) có thể tích thân cây 34-35 dm3/cây (tại Đá Chông). Còn tại Đồng Nai, keo tai tượng có thể tích là 21 dm3/cây Điều đó chứng tỏ một số xuất xứ có khả năng thích ứng rộng, có thể sinh trưởng tốt trong các lập địa khác nhau, một số xuất xứ chỉ thích hợp với một số lập địa nhất định, ở Đồng Nai thuộc nhóm có sinh trưởng kém nhất (Lê Đình Khả và cộng tác viên (2003), [29]).
Kết quả khảo nghiệm keo tai tượng cho thấy xuất xứ Deri-Deri (PNG) và Cardwell (Qld) là những xuất xứ có sinh trưởng tốt và có triển vọng nhất cho các lập địa ở vùng Đông Nam Bộ (Lê Đình Khả và cộng tác viên (2003), [29]).