Nghiên cứu đánh giá tỷ lệ sống và sinh trưởng của rừng keo lai, keo lá tràm, keo tai tượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và tuyển chọn loài, dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp tỉnh đắk lắk (Trang 100 - 104)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. NGHIÊN CỨU CHỌN LOÀI KEO TRỒNG TRÊN ĐẤT RỪNG KHỘP TỈNH ĐẮK LẮK

3.2.1. Nghiên cứu đánh giá tỷ lệ sống và sinh trưởng của rừng keo lai, keo lá tràm, keo tai tượng

3.2.1.1. Đánh giá tỷ lệ sống (tỷ lệ cây hiện còn)

Tỷ lệ sống là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá để chọn loài cây trồng cho một vùng lập địa nhất định. Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng với mật độ ban đầu là 2220 cây/ ha và không trồng dặm, không tỉa thưa trong quá trình chăm sóc. Kết quả đánh giá tỷ lệ sống của các loài keo trong 3 ô tiêu chuẩn với diện tích 500m2/1 ôtc được tổng hợp ở bảng 3.20.

Bảng 3. 100: Tỷ lệ sống của 3 loài keo giai đoạn 6 năm tuổi

Loài

Kết quả quan sát

Tổng Tỷ lệ sống Số cây sống Số cây chết (%)

Keo lai 256 77 333 76,88

Keo lá tràm 239 94 333 71,77

Keo tai tượng 176 157 333 52,85

Tổng 671 328 999

Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ sống 3 loài keo trồng trên đất rừng khộp

Qua bảng 3.20 và biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ sống 3 loài keo có sự sai khác. Loài keo lai cho tỷ lệ sống cao nhất (76,88%) và loài keo tai tượng cho tỷ lệ sống thấp nhất (52,85%). Để đánh giá tỷ lệ sống của 3 loài keo, sử dụng tiêu chuẩn . Kết quả phân tích cho thấy: = 48,38 > = 5,99; điều đó chứng tỏ rằng tỷ lệ sống của 3 loài keo

0 20 40 60 80 100

Keo lai Keo lá tràm Keo tai tượng

Tỷ lệ sống (%)

Tỷ lệ sống

sai khác rõ rệt. Vì vậy, dựa vào tiêu chí tỷ lệ sống thì chọn loài keo lai trồng trên đất rừng khộp để cho tỷ lệ sống tốt nhất.

3.2.1.2. Kết quả đánh giá sinh trưởng của các loài keo trồng tại khu vực nghiên cứu Sinh trưởng là chỉ tiêu nói lên được tính thích nghi của loài với lập địa nơi gây trồng và đặc tính di truyền của loài. Kết quả tính toán và xử lý số liệu sinh trưởng được tổng hợp ở bảng 3.21.

Bảng 3. 111: Sinh trưởng của 3 loài keo giai đoạn 6 năm tuổi Loài

Chỉ tiêu Keo lai Keo lá

tràm

Keo tai

tượng Ft F05

D1.3 (cm)

ÔTC 1 11,9 8,1 11,0

38,39 5,14

ÔTC 2 11,2 8,1 10,5

ÔTC 3 10,6 7,8 10,0

TB 11,2 8,0 10,5

Hvn (m)

ÔTC 1 13,0 11,6 11,7

12,22 5,14

ÔTC 2 12,6 12,0 11,1

ÔTC 3 12,2 11,6 11,1

TB 12,6 11,7 11,3

Dt (m)

ÔTC 1 1,8 2,3 1,7

6,69 5,14

ÔTC 2 1,4 2,0 1,4

ÔTC 3 1,8 1,9 1,4

TB 1,6 2,1 1,5

V (m3)

ÔTC 1 0,0800 0,0320 0,0616

18,91 5,14

ÔTC 2 0,0674 0,0343 0,0529

ÔTC 3 0,0593 0,0311 0,0480

TB 0,0689 0,0325 0,0542

Biểu đồ 3. 2: Đường kính (D1.3) của các loài keo trồng trên đất rừng khộp

Biểu đồ 3. 3: Chiều cao vút ngọn của các loài keo trồng trên đất rừng khộp

Biểu đồ 3. 4: Đường kính tán của các loài keo trồng trên đất rừng khộp

Biểu đồ 3. 5: Thể tích của các loài keo trồng trên đất rừng khộp

Qua bảng 3.21 và các biểu đồ 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 cho thấy sinh trưởng của các loài keo trồng trên vùng đất rừng khộp có sự khác nhau. Kết quả phân tích đánh giá chọn loài keo dựa trên các chỉ tiêu như sau:

- Về sinh trưởng đường kính D1.3: Các loài keo khác nhau cho sinh trưởng về đường kính D1.3 khác nhau. Loài keo lai cho sinh trưởng đường kính (D1.3) trung bình cao nhất (11,2 cm), tiếp sau đó là keo tai tượng (10,5 cm) và thấp nhất là keo lá tràm (8,0 cm). Kết quả phân tích phương sai cho thấy Ft = 38,39 > F05 = 5,14; điều đó

0 2 4 6 8 10 12 14

ÔTC 1 ÔTC 2 ÔTC 3

Sinh trưởng đường kính D1.3

Keo lai Keo lá tràm Keo tai tượng

10 10;5 11 11;5 12 12;5 13 13;5

ÔTC 1 ÔTC 2 ÔTC 3

Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn)

Keo lai

Keo lá tràm

Keo tai tượng

0 0;5 1 1;5 2 2;5

ÔTC 1 ÔTC 2 ÔTC 3

Sinh trưởng đường kính tán Dt

Keo lai Keo lá tràm Keo tai tượng

0 0;01 0;02 0;03 0;04 0;05 0;06 0;07 0;08 0;09

ÔTC 1 ÔTC 2 ÔTC 3

Sinh trưởng thể tích V

Keo lai Keo lá tràm Keo tai tượng

chứng tỏ sinh trưởng về đường kính D1.3 giữa 3 loài có sự sai khác nhau rõ rệt với độ tin cậy 95%.

Kết quả tính toán tiêu chuẩn t đối với trị số trung bình lớn nhất và lớn thứ hai để xác định loài có sinh trưởng đường kính D1.3 tốt nhất được tt = 1,59 < t05 = 2,78. Điều này chứng tỏ sinh trưởng về đường kính D1.3 giữa loài lớn nhất và lớn nhì chưa có sự sai khác. Vì vậy, về mặt sinh trưởng D1.3 chọn keo lai và keo tai tượng trồng trên đất rừng khộp để cho sinh trưởng là tốt nhất.

- Về sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn): Cũng giống như đường kính D1.3, sinh trưởng về chiều cao vút ngọn của các loài keo khác nhau có sự sai khác rõ rệt. Loài keo lai vẫn cho sinh trưởng chiều cao vút ngọn lớn nhất (12,6 m), keo lá tràm (11,7 m) và thấp nhất là keo tai tượng (11,3m). Kết quả phân tích phương sai cho thấy Ft = 12,22 > F05 = 5,14; điều đó chứng tỏ sinh trưởng về chiều cao vút ngọn giữa 3 loài có sự sai khác nhau rõ rệt với độ tin cậy 95%.

Kết quả xác định loài keo cho sinh trưởng tốt nhất trong số hai loài có sinh trưởng chiều cao vút ngọn lớn nhất và lớn thứ hai bằng tiêu chuẩn t cho thấy tt = 3,47 >

t05 = 2,78. Chứng tỏ đã có sự sai khác rõ rệt về chiều cao vút ngọn giữa hai loài keo lai và keo lá tràm với mức ý nghĩa  = 0,05. Chọn loài keo lai trồng trên đất rừng khộp để cho sinh trưởng chiều cao vút ngọn là tốt nhất.

- Về sinh trưởng đường kính tán (Dt): Sinh trưởng về đường kính tán của các loài keo trồng trên đất rừng khộp có sự khác nhau. Loài keo lá tràm cho sinh trường đường kính tán lớn nhất (2,1m), tiếp theo là keo lai (1,6m) và nhỏ nhất là keo tai tượng (1,5m).

Kết quả phân tích phương sai cho thấy Ft = 6,69 > F05 = 5,14; điều đó chứng tỏ sinh trưởng về đường kính tán giữa 3 loài có sự sai khác nhau rõ rệt với độ tin cậy 95%.

Dùng tiêu chuẩn t để lựa chọn loài cho sinh trưởng tốt nhất về đường kính tán thu được tt = 2,38 < t05 = 2,78. Do đó sinh trưởng về dường kính tán của keo lá tràm và keo lai chưa có sự sai khác rõ rệt. Vì vậy, về mặt sinh trưởng đường kính tán chọn keo lá tràm và keo lai trồng trên đất rừng khộp để cho sinh trưởng là tốt nhất.

- Về sinh trưởng thể tích (V): Sinh trưởng về thể tích của các loài keo có sự khác.

Loài keo lai cho sinh trưởng thể tích cao nhất (0,0689 m3), keo tai tượng (0,0542 m3) và thấp nhất là keo lá tràm (0,0325 m3).Kết quả phân tích phương sai cho thấy Ft = 18,91 > F05 = 5,14; điều đó chứng tỏ sinh trưởng về thể tích giữa 3 loài có sự sai khác nhau rõ rệt với độ tin cậy 95%.

Để chọn được loài tốt nhất, phù hợp trên đất rừng khộp ta dùng tiêu chuẩn t. Kết quả tính toán cho thấy tt = 2,04 < t05 = 2,78; điều này chứng tỏ sinh trưởng về thể tích giữa loài lớn nhất và lớn nhì chưa có sự sai khác.

Vì vậy, sau khi đánh giá tổng hợp về các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính, chiều

cao, đường kính tán và thể tích thì chọn keo lai trồng trên đất rừng khộp là tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và tuyển chọn loài, dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp tỉnh đắk lắk (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)