CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI TẠI CẨM LỆ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014
3.3.2. Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính trên địa bàn quận Cẩm Lệ
Các khoản tiền thu từ đất đai trên địa bàn quận Cẩm Lệ đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách của quận Cẩm Lệ.
Bảng 3.14. Các khoản thu nghĩa vụ tài chính đất đai giai đoạn 2010 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Năm
Khoản NVTC
2010 2011 2012 2013 2014
1 Thuế nhà, đất (Thuế
sử dụng đất PNN) 1.969,4 2.364,6 1.360,0 3.662,7 5.099,5 2 Thuế chuyển quyền 13.104,6 19.314,0 10.493,2 26.465,5 47.781,2
3 Tiền thuê đất 22,2 94,8 168,4 136,5 860,8
4 Tiền sử dụng đất 7.497,1 3.282,3 4.203,5 4.665,2 23.170,5 5 Lệ phí trước bạ 5.572,9 7.643,4 4.880,9 6.323,6 7.831,0 Tổng nguồn thu từ đất đai 28.166,2 32.699,1 21.106,0 41.253,5 84.743,0 Tổng thu nội địa 129.266,0 161.249,0 171.338,0 185.582,0 287.286,0
Tỷ lệ % 21,8 20,3 12,3 22,2 29,5
Nguồn: Chi cục thuế quận Cẩm Lệ, 2010-2014 Nguồn thu tài chính từ đất đai trung bình là 41.593,6 triệu đồng/năm, chiếm tỷ lệ trung bình 21,22% so với tổng nguồn thu nội địa của quận Cẩm Lệ.
Năm 2014 mức thu tăng đột biến so với các năm trước do nhu cầu sử dụng đất của các hộ dân, đặc biệt nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân vco do chuyển quyền sử dụng đất tại các dự án Tái định cư trên địa bàn. Đặc biết dự án khu Đô Thị Sinh Thái Hòa Xuân chiếm một lượng lớn nguồn thu.
Nhìn chung, các khoản thuế và tiền thu từ đất trên địa bàn quận Cẩm Lệ đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước của thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, Quận tiếp tục thực hiện chương trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn kịp thời các chính sách thuế, công khai các quy trình, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế.
3.3.2.1. Thuế nhà, đất (Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp)
Các hộ có nhà đất hàng năm đều phải đóng thuế nhà đất. Trải qua thời gian dài, việc tính toán và thu loại thuế này không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể, trước đây thuế nhà đất được tính bằng lúa và quy đổi ra tiền, dẫn đến những khó khăn và bất hợp lý khi mất mùa, được mùa, biến động của giá cả, lạm phát. Người ở mặt tiền trung tâm
quận, người ở trong hẻm sâu ở các phường giáp ranh huyện Hòa Vang cũng tính theo cùng một mức thuế, như vậy sẽ không thỏa đáng.
Cuối năm 2011, Chính phủ bãi bỏ thuế nhà đất và thay bằng Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, hạn chế tối đa việc đầu cơ đất và nhằm mục đích lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp dựa vào giá đất do UBND thành phố ban hành hàng năm để tính. Như vậy, khác biệt là những hộ gia đình cá nhân ở mặt tiền, những khu trung tâm của quận giá đất cao thì mức thuế sẽ tăng hơn trước đây, còn những hộ sống ở vùng ven, nông thôn thuế đất phi nông nghiệp sẽ giảm hơn so với thuế nhà đất trước đây. Tóm lại, những người có nhiều nhà, nhiều đất sẽ phải nộp thuế nhiều hơn.
Bảng 3.15. Kết quả thu thuế nhà đất giai đoạn 2012 - 2014 Năm Kết quả thực hiện
(triệu đồng)
Kế hoạch thu thuế (triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
2010 1.969,4 1.700,0 115,8
2011 2.364,6 2.200,0 107,5
2012 1.360,0 1.200,0 113,3
2013 3.598,8 2.600.0 138,4
2014 5.099,5 3.000,0 171,7
Nguồn: Chi cục thuế quận Cẩm Lệ, 2010-2014
Hình 3.3. Kết quả thực hiện thuế nhà đất giai đoạn 2010 – 2014 0
1000 2000 3000 4000 5000 6000
2010 2011 2012 2013 2014
Thực hiện Kế hoạch (Triệu đồng)
Năm
Qua bảng 3.15 ta thấy, năm 2014, nguồn thu thuế nhà đất (thuế phi nông nghiệp) tăng đột biến đạt 171,7% kế hoạch thu thuế và năm 2013, đạt 138,4% kế hoạch thu thuế, chỉ có năm 2011 đạt 107,5% kế hoạch thu thuế.
Nhìn chung, kế hoạch thu thuế của thành phố giao cho Quận tăng qua các năm và kết quả thu Thuế nhà đất tại quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010 – 2014 luôn vượt so với kế hoạch của thành phố đề ra. Đây là khoản tiền bắt buộc đối tượng sử dụng đất ở, nhà ở phải thực hiện, được thu hàng năm, do đó việc thực hiện của đối tượng sử dụng đất tương đối đầy đủ.
Bảng 3.16. Thuận lợi trong công tác thu thuế nhà đất theo đánh giá của cán bộ
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
1 Thuế được thu hàng năm 0 0,0
2 Giá được tính ổn định trong 5 năm 0 0,0
3 Văn bản hướng dẫn cụ thế 0 0,0
4 Cả 3 thuận lợi trên 10 100,0
Tổng 10 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý Qua điều tra tại bảng 3.16 cho thấy, 100% cán bộ cho biết trong giai đoạn 2010 – 2014 việc thực hiện thuế nhà đất có nhiều thuận lợi do chính sách thuế thu hàng năm, giá được tính trong 5 năm và văn bản hướng dẫn cách tính thuế cụ thể, rõ ràng.
Cán bộ thuế cho biết thêm Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 thay thế cho Pháp lệnh thuế nhà đất, có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, mức thuế suất đối với đất ở trong hạn mức theo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện hành là 0,03% là hợp lý và thuế đất phi nông nghiệp sẽ được tính ổn định trong 5 năm. Nghĩa là năm 2012 bắt đầu thu thuế đất Phi nông nghiệp, Chi cục thuế sẽ dựa vào bảng giá đất UBND thành phố ban hành trong năm 2012 để tính thuế cho đến năm 2017. Theo đó, dù giá đất từ năm 2013-2017 thành phố có điều chỉnh tăng cũng không ảnh hưởng gì đến thuế đất phi nông nghiệp của những hộ sử dụng đất ổn định.
Còn những trường hợp chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn 2012-2017 sẽ tính thuế theo giá đất thời điểm hiện tại.
Kết quả điều tra 60 hộ gia đình cá nhân tại bảng 3.17 cho thấy, 100% các hộ dân đều phải thực hiện thuế nhà đất, trong đó:
Bảng 3.17. Thực hiện thuế nhà đất của người sử dụng đất
STT Nội dung Số hộ Tỷ lệ %
1 Đã nộp 53 88,3
2 Nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền 7 11,7
3 Chưa nhận thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính 0 0,0
Tổng 60 100,0
Nguồn: kết quả điều tra và xử lý 88,3% hộ đã thực hiện việc đóng thuế đầy đủ, vì đây là khoản thuế được thu hàng năm và giá được ổn định trong 5 năm, 11,7% hộ nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền vì họ chưa có thời gian đi lại. Đây cũng là sự khó khăn của cán bộ thực thu Thuế nhà đất vì tình trạng chậm nộp thuế của một số hộ gia đình.
Tóm lại: 100% cán bộ quản lý và người sử dụng đất ý kiến cần phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt luật và các văn bản liên quan đến Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sâu rộng trong cán bộ và nhân dân vì đây là Luật thuế mới và nộp hàng năm.
3.3.2.2. Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (còn gọi là thuế thu nhập cá nhân) Từ ngày 1/1/2009 thuế Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực đã bãi bỏ Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất ban hành ngày 22/6/1994 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/1999/QH10.
Hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp Luật về đất đai thì phải đóng Thuế chuyển quyền sử dụng đất (thuế thu nhập cá nhân). Thuế chuyển quyền sử dụng đất là loại thuế thu vào thu nhập của người có quyền sử dụng đất khi thực hiện chuyển quyền sử dụng cho đối tượng khác.
Trên địa bàn hiện nay áp dụng Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế. Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng (nếu giá chuyển nhượng cáo hơn giá đất nhà nước quy định, còn giá chuyển nhượng thấp hơn giá nhà nước quy định thì áp dụng theo gián nhà nước).
Kết quả điều tra 60 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận như sau:
Bảng 3.18. Thực hiện thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ
STT Nội dung Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Đã nộp 35 94,6
2 Nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền 0 0,0
3 Chưa nhận thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính 2 5,4
Tổng cộng 37/60 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý Qua kết quả điều tra tại bảng 3.18, có 37 hộ phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển QSDĐ (chiếm 61,7% tổng số hộ điều tra), trong đó có 02 hộ chưa đến nhận thông báo thực hiện NVTC chiếm 5,4% số hộ nộp thuế, còn 35 hộ đã đóng thuế đúng hạn chiếm 94,6% số hộ nộp thuế. Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với khoản thuế này khá tốt so với các khoản thuế khác vì người sử dụng đất có thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất.
Bảng 3.19. Thuận lợi trong việc thực hiện thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ
STT Nội dung Cán bộ Tỷ lệ
(%)
Hộ gia đình cá nhân
Tỷ lệ (%)
1 Việc tính thuế dựa vào thu
nhập chịu thuế 6 60,0 50 83,3
2 Chính sách miễm thuế 2 20,0 6 10,0
3 Cả 2 thuận lợi trên 2 20,0 4 6,7
Tổng cộng 10 100,0 60 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý Theo kết quả điều tra tại bảng 3.19 cho thấy 60% cán bộ và 83,3% người sử dụng đất đồng tình với quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân, việc tính thuế dựa vào thu nhập chịu thuế (thu nhập thực tế mà người sử dụng đất có được khi chuyển nhượng QSDĐ) đã khắc phục được vấn đề trước đây: Cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế chuyển QSDĐ, việc tính thuế chủ yếu dựa trên giá trị đất chuyển quyền, không tính đến thu nhập cao hay thấp.
20,0% cán bộ và 10,0% hộ gia đình cá nhân đồng tình về chính sách miễn thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ của mình. Và đây là một điểm mới về miễn thuế trong Luật thuế Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, đó là thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam và chuyển nhượng sử dụng đất, nhận thừa kế, quà tặng giữa những người có mối quan hệ hôn nhân, ruột thịt thì sẽ được miễn thuế.
Qua quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn thực tế khi thực hiện gặp phải, cụ thể như sau:
Bảng 3.20. Khó khăn của cán bộ thực thu thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ
STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng
thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng 3 30,0 2 Khó kiểm soát được tài sản nhà đất 1 10,0 3 Sử dụng mối quan hệ bắt cầu để trốn thuế 2 20,0
4 Cả 3 khó khăn trên 4 40,0
Tổng 10 100,0
Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý Luật thuế Thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực ngày 01/01/2009 là một luật thuế mới, có diện điều chỉnh rộng với thu nhập chịu thuế đa dạng; do đó trong quá trình triển khai công tác ít nhiều gặp một số vấn đề vướng mắc như xác định các khoản thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, các khoản giảm trừ, ...
Thuế Thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất được áp dụng với đối tượng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhưng không không được thấp hơn giá do UBND thành phố quy định; Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế, trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Trên thực tế, giá đất mua bán thường cao hơn giá đất do UBND thành phố quy định. Nhưng vì lợi ích của cả người mua và người bán, họ thường thương lượng thỏa thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn thực tế để nộp thuế ít hơn thực tế số thuế phải nộp.
Qua điều tra tại bảng 3.20 ta thấy:
30,0% cán bộ đánh giá đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát nguồn thu ngân sách.
10,0% cán bộ cho rằng tự khai là tài sản duy nhất, cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát được từng cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở. Hiện hệ thống thông tin quản lý cá nhân của các cơ quan Nhà nước (trong đó có ngành thuế) chưa hoàn thiện, chưa thể kiểm soát được cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở...Trong khi đó, người chuyển nhượng tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực về kê khai của mình nên không ít người khi chuyển nhượng cố tình kê khai đó là nhà ở, đất ở duy nhất để được miễn thuế.
20,0% cán bộ được điều tra cho biết: Người sử dụng đất chuyển nhượng bắt cầu theo khoản 1 điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân để tránh phải nộp thuế, làm thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước. Việc xác định nhà đất duy nhất để được miễn thuế thu nhập cá nhân là điều rất khó khi chỉ dựa vào lời khai chủ quan của người sử dụng đất, gây khó khăn trong việc quản lý tài chính đất đai.
Lợi dụng quy định miễn thuế cho các khoản thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng; cha mẹ với con cái; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; anh em ruột với nhau... nhiều trường hợp đã đi đường vòng, sử dụng mối quan hệ bắt cầu để trốn thuế.
40,0% cán bộ đánh giá với những khó khăn trên làm ảnh hưởng đến việc quản lý và thực thu khoản nghĩa vụ này.
Tóm lại: Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là một luật thuế mới, có diện điều chỉnh rộng với thu nhập chịu thuế đa dạng, tuy nhiên việc thực thi còn có những khó khăn và khe hở để đối tượng sử dụng đất trốn thuế. Vì vậy, cần quản lý chặt chẽ hơn việc chuyển nhượng, việc kê khai tài sản cá nhân của đối tượng sử dụng đất, phối hợp đồng bộ với các cơ quan liên quan trong việc kiểm kê tài sản nhà đất của người sử dụng đất minh bạch, công khai để thực hiện nghĩa vụ tài chính.
3.3.2.3. Tiền thuê đất
Hiện nay, những hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước khi thuê đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định của Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về việc thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và được hướng dẫn bằng Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Quận Cẩm Lệ với những lợi thế của mình là Quận mới thành lập, đã thu hút khá nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước và thuê đất để kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn có Khu Công nghiệp Hòa Cầm với diện tích 157,0 ha với 65 Công ty đang thuê
đất với số tiền thu được trong năm 2014 là 860, 8 triệu đồng. Về hộ gia đình cá nhân trên địa bàn quận không có trường hợp thuê đất.
3.3.2.4. Tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất đóng vai trò khá quan trọng trong tổng thu ngân sách Nhà nước về đất đai, đây là khoản NVTC mà người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước khi Nhà nước cho phép sử dụng đất dưới hình thức giao có thu tiền sử dụng đất.
Đối với tiền sử dụng đất Thành phố không đặt ra kế hoạch thu để thực hiện, vì lý do quận Cẩm Lệ đang trong giai đoạn giải tỏa đền bù và bố trí tái định cư tại khu vực phường Hòa Xuân, Hòa An, Hòa Thọ Đông. Đặc biệt phường Hòa Xuân giải tỏa trắng. Nên vậy, mức thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014 không đồng đều, tiền sử dụng đất có chiều hướng tăng giảm không ổn định, tổng thu tiền sử dụng đất năm 2010 là 7.497,103 triệu đồng và cao nhất vào năm 2014 với 23.170,497 triệu đồng, nhưng năm 2011 tiền sử dụng đất có chiều hướng giảm mạnh, doanh thu chỉ còn 3.282,270 triệu đồng.
Bảng 3.21. Kết quả thu tiền sử dụng đất tại Cẩm Lệ giai đoạn 2010 – 2014
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Kết quả thực hiện
(triệu đồng) 7.497,1 3.282,3 4.203,5 4.665,2 23.170,5 Nguồn: Chi cục thuế quận cẩm Lệ, 2010 – 2014 Tỷ lệ thực hiện từ năm 2010 đến 2014 nhìn chung năm sau tăng hơn năm trước nhưng không ổn định và tiền sử dụng đất năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 là do các nguyên nhân sau:
+ Tiền sử dụng đất là nguồn thu không ổn định do phụ thuộc vào nhu cầu của nhân dân.
+ Thực hiện ghi nợ tiền sử dụng đất theo Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền SDĐ đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu ngân sách.
+ Khi người sử dụng đất nộp trễ hạn nghĩa vụ tài chính, cơ quan quản lý chủ yếu gửi thông báo nhắc nhở và phạt tiền đối với mỗi ngày chậm nộp.
+ Việc thực hiện các chính sách của Đảng và của Nhà nước về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội