Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khai thác bền vững loài mây nước tại ban quản lý rừng phòng hộ nam đông tỉnh thừa thiên huế bằng phần mềm stellia (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ BQLRPH Nam Đông, Hạt Kiểm Lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện Nam Đông về điều kiện tự nhiên, tổng kết hoạt động, báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo tình hình quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, các báo cáo liên quan hoạt động trồng, khai thác mây trên địa bàn, các dự án có liên quan đến hoạt động khai thác mây.

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra theo các tuyến trên khu vực rừng thực hiện chứng chỉ rừng FSC thuộc các tiểu khu 379, 392, 393 ,394, 396 của BQLRPH Nam Đông.

Phương pháp điều tra: Theo Charles M. Peters và Andrew Hendersen (2014), điều tra theo tuyến rộng 10m, trên tuyến lập các ô mẫu liên tiếp nhau có diện tích 200m (10m x 20m)

Yêu cầu tuyến điều tra phải thẳng; Tuyến không được trùng với đường mòn, dọc ven suối;Tuyến điều tra được rải đều trên diện tích rừng đại diện các đặc điểm điều kiện địa hình, sinh thái rừng. Tuyến điều tra thường có chiều rộng 10m, từ đó tính ra tổng chiều dài các tuyến cần điều tra tùy thuộc vào tỷ lệ điều tra.

Xác định diện tích cần điều tra:

Tỷ lệ diện tích điều tra thường là 1%- 5% tùy thuộc vào quy mô diện tích, mức độ tin cậy, nguồn lực. Trong điều tra Mây chọn 1,5% diện tích rừng. Trên cơ sở tỷ lệ cần điều tra, xác định khoảng cách giữa các tuyến điều tra theo tỉ lệ % diện tích điều tra:

Khoảng cách giữa các tuyến điều tra (m)=Chiều rộng tuyến (m) ∕ Mật độ mẫu(%) Với tỉ lệ điều tra là 1,5% hay là 0.015:

Khoảng cách giữa các tuyến là: x = 10: 0,015 = 667 m

Thống kê xác định các hiện trạng rừng có trong khu vực điều tra (dựa theo kế quả kiểm kê rừng năm 2016). Sau đó, xác định diện tích cần điều tra cho từng loại rừng (1,5%

tổng diện tích). Xây dựng các tuyến điều tra theo khoảng cách đã xác định cho từng loại rừng cụ thể.

Chiều dài của mỗi tuyến điều tra có thể thay đổi và có thể được quyết định bởi địa hình, hình dạng của khu vực rừng điều tra.

Tiến hành điều tra toàn diện trên các tuyến đã lập, tuy nhiên để tránh sai sót nên chia thành các ô điêu tra 200m2 (10 x 20) liên tục trên tuyến.

Mỗi nhóm điều tra có 3 – 4 người được phân công nhiệm vụ cụ thể như sử dụng GPS, ghi chép số liệu, người lập ô, người đọc số liệu,…Trong nhóm điều tra phải có ít nhất 1 người am hiểu về nhận dạng các loài mây thương mại.

Khi điều tra cần xác định tiểu khu, hiện trạng rừng, tên loài mây, chiều cao cây mây, số cây mây trong bụi, phẩm chất của cây mây.

Tất cả các số liệu được ghi chép vào phiếu điều tra lập sẵn.

Tổng diện tích khu vực cần điều tra: 6.343,75 ha

Tổng diện tích cần điều tra: 95 ha (1,5% tổng diện tích rừng)

Khoảng cách giữa các tuyến: 667m; Bề rộng tuyến điều tra: 10 m Tổng chiều dài tuyến điều tra: 95 Km

Tổng số ô điều tra: 4.750 ô (diện tích ô 200m2 (10mx20m)), nhưng đã điều tra 4757 ô (95,14 ha)

Đo đếm và mô tả bụi mây: Phải tiến hành điều tra và xem xét kích thước bụi mây, chiều dài thân mây (ước tính bao nhiêu mét) và chất lượng các bụi mây khác.

Chất lượng dựa trên các chỉ báo sau: Chất lượng tốt (sum xuê); Khả năng tái tạo;

Thoái hóa.

Phân loại thân và song mây tại vùng quản lý rừng mây: sự phân loại song mây phải được thực hiện chỉ tại các bụi mây có chất lượng và có khả năng tái sinh sản. Không cần thiết để phân loại các bụi đang thoái hóa vì các bụi này chưa được thu hoạch, phải được cải thiện và phục hồi lại

Bảng 2.1. Số lượng và diện tích điều tra theo từng tiểu khu

TK

Tổng diện tích

(ha)

Số tuyến

Tổng chiều dài tuyến

(m)

Số ô TC

Tổng diện tích điều tra

(ha)

Tỷ lệ điều tra (%)

379 1196,81 10 18960 948 18,96 1,58

392 432,17 3 6380 319 6,38 1,48

393 1419,04 20 21500 1075 21,5 1,52

394 1545,19 16 23100 1155 23,1 1,49

396 1750,54 18 25200 1260 25,2 1,44

Tổng 6343,75 67 95140 4757 95,14 1,50

“Nguồn: Thống kê từ điều tra hiện trường và xử lý số liệu, 2018”

Như vậy tùy theo diện tích mà tổng chiều dài các tuyến và số lượng ô tiêu chuẩn được lập cho từng tiểu khu có khác nhau. Tỷ lệ điều tra ở từng tiểu khu có sự sai khác nhưng không lớn. Trong đó cao nhất là 1,58% và nhỏ nhất là 1,44% kết quả bình quân chung tỷ lệ điều tra là 1,5% đảm bảo theo yêu cầu điều tra LSNG.

Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra

Bảng 2.2. Số lượng và diện tích điều tra theo hiện trạng rừng Hiện

trạng rừng

Tổng diện tích theo KKR (ha)

Tổng chiều dài theo hiện trạng (m)

Tổng diện tích theo hiện trạng (ha)

Số ô điều tra

HG1 213.68 3200 3.2 160

HG2 80.04 1200 1.2 60

TXP 2483.3 37240 37.24 1862

TXB 1180.3 17700 17.7 876

TXN 1822.9 27340 27.34 1367

TXG 181.11 2720 2.72 145

DTR 39.97 600 0.6 30

RTG 46.78 700 0.7 35

DT1 25.09 380 0.38 19

DT2 247.07 3700 3.7 185

DKH 23.51 360 0.36 18

Tổng 6343.75 95140 95.14 4757

“Nguồn: Thống kê từ điều tra hiện trường và xử lý số liệu, 2018”

Qua bảng đã cho thấy diện tích lớn nhất là các loại rừng thường xanh (TXP, TXB, TXN và TXG) chiếm đến 89% tổng diện tích khu vực thực hiện FSC Mây. Các hiện trạng rừng khác chiếm không nhiều. Tương ứng với diện tích rừng, số lượng ô tiêu chuẩn điều tra trên các trạng thái này cũng rất lớn chiếm đến 4250 ô trong tổng số 4757 ô tiêu chuẩn được lập.

Hình 2.2. Bản đồ diện tích rừng điều tra theo hiện trạng rừng

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khai thác bền vững loài mây nước tại ban quản lý rừng phòng hộ nam đông tỉnh thừa thiên huế bằng phần mềm stellia (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)