HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÂY TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khai thác bền vững loài mây nước tại ban quản lý rừng phòng hộ nam đông tỉnh thừa thiên huế bằng phần mềm stellia (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÂY TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Mây mọc trong rừng tự nhiên ở BQLRPH Nam Đông rất phong phú về chủng loại, là một trong những bộ phận quan trọng của hệ sinh thái rừng tự nhiên. Mây là nguồn thu nhập sau cây cây gỗ của cộng đồng các dân tộc thiểu số Ka Tu. Mây mọc trong rừng tự nhiên chỉ được người dân quan tâm đến khai thác mà chưa chú ý đến bảo tồn và sử dụng bền vững. Đến năm 2014, Charles M.Peters và cộng sự, đã xác định được ở Việt Nam 50 loài mây thuộc 6 chi, trong đó chi Camalmus gồm có 36 loài, chi

Daemonorops có 7 loài, chi Plectocomia, chi Korthalsia và chi Plectocomiops mỗi chi có 2 loài và chi Myrialepis chỉ có 1 loài. Qua quá trình điều tra, nghiên cứu tại BQLRPH Nam Đông, nghiên cứu đã thu thập, xác định số lượng các loài mây hiện có ở vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Đa dạng về thành phần loài mây ở BQLRPH Nam Đông

TT Tên việt nam Tên khoa học Chi Ghi chú

1 Mây cám Calamus dioicus Lour

Chi mây nếp (Calamus L)

Việt Nam có

36 loài 2 Mây đắng Calamus walkeri Hance

3 Mây tắt, mây nếp Calamus tetradactylus Hance 4 Mây Hèo Calamus rhadocladus Burret 5 Mây song Calamus platyacanthoides

6 Mây nước mỡ Daemonorops poilanei J.Dransf Chi mây nước (Daemonorops

BL)

Việt Nam có

7 loài 7 Mây nước nghé Daemonorops jenkinsiana Mart

8 Mây rả Korthalsia laciniosa (Griff.) Mart. Chi phướn (Korthalsia BL)

Việt Nam có

2 loài.

9 Mây rút Plectocomiopsis geminiflora (Griff).

Becc

Chi song voi (Plectocomiopsis

Becc)

Việt Nam có

2 loài 10 Mây Voi Plectocomia elongata Mart. ex

Blume

Chi song lá bạc (Plectocomia Mart

et BL)

Việt Nam có

2 loài

“Nguồn: BQLRPH Nam Đông, 2018 ” Qua bảng trên, kết quả cho thấy ở BQLRPH Nam Đông đã ghi nhận có tới 5 chi, chiếm 100 % số chi hiện có ở tỉnh Thừa Thiên Huế và 83,3 % số chi hiện có ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng đã thông kê được 10 loài mây có mặt ở vùng nghiên cứu, chiếm 45,0% tổng số lượng loài đã được ghi nhận ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều này chứng tỏ BQLRPH Nam Đông có thành phần loài song mây rất đa dạng. Trong số các loài mây phân bố dưới tán rừng tự nhiên ở BQLRPH Nam Đông, có loài Mây nước mỡ (Daemonorops poilanei J.Dransf) có số lượng nhiều và có giá trị kinh tế đã và đang được khai thác để bán nguyên liệu thô trên thị trường. Do đó việc quan tâm đến bảo tồn và phát triển loài mây này là rất cần thiết. Chính vì vậy nghiên cứu đã chọn loài mây thương mại này để nghiên cứu hiện trạng phân bố và đề xuất các giải pháp khai thác bền vững dưới tán rừng tự nhiên.

3.2.2. Tiềm năng về song mây

BQLRPH Nam Đông có tổng diện tích tự nhiên là 11.302,74 ha, trong đó rừng có mật độ mây phân bố cao chiếm 53,9% tổng diện tích tự nhiên, rừng có mật độ mây phân bố trung bình chiếm 44,7%, rừng có mật độ mây phân bố thấp chiếm 5,5 % và rừng không có mây phân bố chiếm 9,8%. (Kết quả từ hoạt động Risk Map-vùng tiềm năng trữ lượng khai thác – năm 2013). Hiện tại các tiểu khu do BQLRPH Nam Đông quản lý có tiềm năng khai thác và phát triển các loài mây tự nhiên. Dựa vào thực trạng trữ lượng Mây, nhu cầu của thị trường, dự kiến phân chia khu vực khai thác Mây thành 3 vùng sau:

- Vùng 1: (vùng khai thác Mây) phân bố chủ yếu ở 6 tiểu khu (378, 379, 392, 393, 394 và 396) với tổng diện tích là 3.028,36 ha chiếm 26,8% tổng diện tích tự nhiên của Ban QLRPH Nam Đông.

- Vùng 2: (vùng trồng Mây dưới tán rừng) bao gồm một phần diện tích ở 4 tiểu khu (378, 379, 407 và 408) với tổng diện tích là 1.456,60 ha (chiếm 12,9%).

- Vùng 3: vùng khoanh nuôi bảo vệ diện tích rừng Mây tại các tiểu khu còn lại.

Bng 3.5. Phân chia vùng quản lý Mây

TT Tiểu khu Diện tích (ha) Tỷ lệ Phân chia vùng quản lý mây

1 378 5,95 0,1 Khai thác mây

2 379 503,83 4,5 Khai thác mây

3 392 248,08 2,2 Khai thác mây

4 393 896,51 7,9 Khai thác mây

5 394 708,74 6,3 Khai thác mây

6 396 665,25 5,9 Khai thác mây

Tổng vùng 1 3.028,36 26,8

7 378 981,6 8,7 Trồng mây dưới tán rừng

8 379 0,41 0 Trồng mây dưới tán rừng

9 407 446,92 4 Trồng mây dưới tán rừng

10 408 27,67 0,2 Trồng mây dưới tán rừng

Tổng vùng 2 1.456,60 12,9

Tổng vùng 3 6.817,75 60,3 Khoanh nuôi bảo vệ rừng mây

Tổng Cộng 11.302,71 100

“Nguồn: BQLRPH Nam Đông, 2018

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khai thác bền vững loài mây nước tại ban quản lý rừng phòng hộ nam đông tỉnh thừa thiên huế bằng phần mềm stellia (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)