NHÁNH TỈNH TIỀN GIANG Tổng quan về Agribank chi nhánh Tiền Giang
Quá trình hình thành và phát triển
Agribank chi nhánh Tiền Giang là ngân hàng chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam có trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Agribank chi nhánh Tiền Giang được thành lập được thành lập theo quyết định số 41/NH-QĐ, ngày 16/6/1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên ban đầu là “Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam – chi nhánh tỉnh Tiền Giang”, kể từ đó ngân hàng chính thức đi vào hoạt động. Đến năm 1990 ngân hàng chuyển sang hoạt động kinh doanh với tên gọi “Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam – chi nhánh tỉnh Tiền Giang”
theo quyết định số 400/CP ngày 01/01/1990 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Sáu năm sau, ngày 15 tháng 10 năm 1996 với Quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15 tháng 10 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đổi tên “Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Tiền Giang thành Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Tỉnh Tiền Giang”. Đây là dấu ấn lịch sử quan trọng.
Năm 2011, Agribank chi nhánh Tiền Giang chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100%
vốn điều lệ
Với triết lý kinh doanh: “Mang phồn thịnh đến khách hàng”, trong hơn ba mươi năm qua, Agribank chi nhánh Tiền Giang luôn nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Các hoạt động ngân hàng được triển khai theo định hướng thực hiện chính sách tiền tệ - tín dụng và thanh toán của ngành trong từng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, xử lý tốt mối quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và khách hàng. Agribank chi nhánh Tiền Giang đã phát huy tốt vai trò chủ đạo của NHTM Nhà nước trong thực hiện chính sách tiền tệ - tín dụng và thanh toán có hiệu quả; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của tỉnh, đẩy mạnh
công tác xây dựng nông thôn mới đồng hành với sự phát triển của cộng đồng thông qua công tác an sinh xã hội.
Đặc điểm kinh doanh
Tiền Giang là một trong 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước; đặc biệt là sản xuất nông sản có tỷ trọng hàng hóa cao như lúa gạo, trái cây…không những góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là hàng xuất khẩu quan trọng.
Từ đặc điểm đó, Agribank chi nhánh Tiền Giang phấn đấu là ngân hàng thương mại lớn của tỉnh, trụ cột cấp tín dụng cho kinh tế địa phương; chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tiền tệ ở nông thôn, bám sát mục tiêu hoạt động cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Từ mục tiêu đó, nhiều năm qua, trong tổng dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh Tiền Giang thì dư nợ cho vay kinh tế hộ gia đình chiếm tỷ trọng gần 85%
và cho vay nông nghiệp – nông thôn – nông dân chiếm tỷ trọng gần 75% trong tổng dư nợ như: đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ sản xuất kinh doanh, cho doanh nghiệp thu mua, chế biến tiêu thụ nông sản hàng hóa và các doanh nghiệp cung ứng thiết bị, vật tư hàng hóa phục vụ yêu cầu phục vụ yêu cầu phát triển nông thôn; đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn như: giao thông, điện, đường, xưởng, trạm, kiên cố hóa kênh mương, nội đồng, nhà ở nông thôn; cho vay tiêu dùng trả góp phục vụ yêu cầu sinh hoạt của kinh tế hộ gia đình nông thôn và cán bộ công nhân viên.
Với gần 85% thu từ tín dụng trong cơ cấu tổng thu của Agribank chi nhánh Tiền Giang cho thấy hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank chi nhánh Tiền Giang là hoạt động cho vay. Nguồn thu còn lại chủ yếu là thu từ dịch vụ như thanh toán, thẻ, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chứng khoán…
Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, chức năng, nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang) Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Agribank chi nhánh Tiền Giang
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔNG
HỢP
PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
PHÒNG KH DOANH NGHIỆP
PHÒNG KẾ HOẠCH NGUỒN
VỐN
PHÒNG DỊCH
VỤ MARKE
TING
PHÒNG KIỂM TRA
KIỀM SOÁT NỘI
BỘ
PHÒNG ĐIỆN TOÁN
CHI NHÁNH
CÁI BÈ
CHI NHÁNH
CAI LẬY
CHI NHÁNH
CHÂU THÀNH
CHI NHÁNH
TÂN PHƯỚC
CHI NHÁNH
TP MỸ THO
CHI NHÁN
H CHỢ GẠO
CHI NHÁNH
THỊ XÃ GÒ CÔNG CHI
NHÁN H GÒ CÔNG
TÂY
CHI NHÁNH
GÒ CÔNG ĐÔNG CHI
NHÁNH TÂN PHÚ ĐÔNG PHÒNG
KH HỘ SẢN XUẤT
CHI NHÁNH
KCN MỸ THO
Từ ngày được thành lập cho đến nay, Agribank chi nhánh Tiền Giang luôn tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động. Đến nay, mạng lưới hoạt động của Agribank chi nhánh Tiền Giang có 27 chi nhánh – phòng giao dịch bao gồm:
+ 1 chi nhánh Hội sở, trụ sở tại Thành phố Mỹ Tho - trung tâm hành chính của Tỉnh Tiền giang (chi nhánh loại I) với cơ cấu quản lý gồm có Ban Giám đốc tỉnh (04 người), 08 phòng nghiệp vụ tỉnh (Trưởng phòng: 08 người, Phó trưởng phòng: 19 người)
+ 11 Chi nhánh loại II tại các huyện, Thành phố, Thị xã: Cái Bè, Thị xã Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Thành phố Mỹ Tho, Khu công nghiệp Mỹ Tho Chợ Gạo, Thị xã Gò Công, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông với cơ cấu quản lý gồm có Giám đốc 11 người, Phó giám đốc: 21 người, Trưởng phòng: 24 người, Phó trưởng phòng: 38 người
+ 15 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh loại II với cơ cấu quản lý gồm có Giám đốc: 15, Phó giám đốc 14 người, Tổ trưởng 11 người
Nguồn nhân lực
Bảng 3.1: Trình độ chuyên môn của CBCNV tại Agribank chi nhánh Tiền Giang
Đơn vị tính: người Chỉ tiêu
Năm
Tổng số CNV
Trình độ chuyên môn Chưa qua
đào tạo
Trung cấp
Cao
đẳng Đại học Cao học
2015 471 42 22 2 354 51
2016 484 42 20 2 365 55
2017 504 43 19 1 377 64
(Nguồn: Báo cáo chuyên đề Công tác tổ chức cán bộ năm 2015 -2017)
Trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 tổng cán bộ công nhân viên tăng 33 người, trong những năm này chi nhánh có nhiều đợt tuyển dụng lao động mới để đào tạo bù đắp cho lượng cán bộ công nhân viên đã và sắp nghỉ hưu trong những năm tới.
đồng thời do sự phát triển của chi nhánh nên cũng cần tăng số lượng cán bộ công nhân viên để đảm đương công việc.
Đến cuối năm 2017, tổng số cán bộ công nhân viên của Agribank chi nhánh Tiền Giang là 504 người trong đó có 256 nhân viên nam chiếm tỷ trọng 50,8%; 248 nhân viên nữ, tỷ trọng 49,2%. Trình độ chuyên môn thạc sĩ 64 người, tỷ trọng 12,7%;
đại học 377 người (74,8%); cao đẳng 1 người (0,2%); trung cấp 19 người (3,8%);
nghiệp vụ khác 43 người (8,5%). Số lượng nhân viên có trình độ chuyên môn cao cũng dần tăng lên cho thấy cán bộ công nhân viên của Agribank chi nhánh Tiền Giang cũng đã tích cực học tập nâng cao trình độ. Tuổi đời bình quân của cán bộ công nhân viên Agribank chi nhánh Tiền Giang là 42 tuổi.
Trong số 504 nhân viên của Agribank chi nhánh Tiền Giang được phân bổ theo tính chất chuyên môn nghiệp vụ theo bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Số lượng nhân viên theo chuyên môn nghiệp vụ năm 2017 Đơn vị tính: người
STT Nghiệp vụ Số lượng Tỷ lệ
1 - Tín dụng 183 36,31%
2 - Kế toán 155 30,75%
3 - Thanh toán quốc tế 1 0,20%
4 - Tin học 10 1,98%
5 - Kiểm tra, kiểm soát 6 1,19%
6 - Hành chánh nhân sự 17 3,37%
7 - Tổ chức cán bộ và đào tạo 2 0,40%
8 - Kiểm ngân thủ quỹ, thủ kho 31 6,15%
9 - Lái xe 14 2,78%
10 - Khác 85 16,87%
Tổng cộng 504 100%
(Nguồn: Báo cáo chuyên đề Công tác tổ chức cán bộ năm 2017)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy số lượng nhân viên công tác nghiệp vụ tín dụng và kế toán chiếm tỷ lệ 67,06% tổng số nhân viên của toàn chi nhánh, đây là bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng. Trong đó trong tổng số nhân viên tín dụng chiếm tỷ lệ 36,31% nhân viên của toàn chi nhánh, đây cũng là bộ phận có số lượng nhân viên nhiều nhất. Đến cuối năm 2017, mức dư nợ bình quân của toàn chi nhánh là 21,55 tỷ đồng/người, mức dư bình quân theo chuyên môn nghiệp vụ tín dụng là 59,36 tỷ đồng/người.
Chức năng
Agribank chi nhánh Tiền Giang là đơn vị trực thuộc Agribank Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank Việt Nam. Chính vì thế, Agribank chi nhánh Tiền Giang thực hiện chức năng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank. Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh Tiền Giang còn góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, hỗ trợ vốn cho nông dân cải tạo bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực; góp phần đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương đi lên theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà nghị quyết Tỉnh Đảng bộ đề ra.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ cơ bản của Agribank chi nhánh Tiền Giang là thực hiện mục tiêu của Agribank Việt Nam, tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam và phấn đấu trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng tiên tiến trong khu vực. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Agribank chi nhánh Tiền Giang đã xác định mục tiêu phát triển cho mình là:
Tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn, khôi phục vị thế hoạt động tại khu vực thành thị. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả phù hợp với khả năng quản lý; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank.
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng vốn huy động ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đảm bảo cho việc thực hiện cơ chế quản lý cân đối vốn tự động theo hướng: tự cân đối sử dụng vốn, tự cân đối tỷ trọng nguồn phục vụ cho vay trung-dài hạn.
Thực hiện cho vay phải gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, có chính sách tín dụng thích hợp nhằm ngăn ngừa rủi ro, bảo tồn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. Tổ chức triển khai thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ đến khách hàng
theo quy định của Agribank Việt Nam mà những sản phẩm này được thiết kế phát triển theo xu hướng của một ngân hàng hiện đại.
Duy trì mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng của Ngân hàng nhà nước, khả năng cân đối vốn và điều kiện hoạt động của Agribank. Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ, hạn chế nợ xấu gia tăng; tăng cường kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng.
Qua 30 năm hoạt động, Agribank chi nhánh Tiền Giang luôn ý thức được chức năng, nhiệm vụ của mình và đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Kết quả hoạt động Kết quả huy động vốn
Với phương châm “Đi vay để cho vay”, Agribank chi nhánh Tiền Giang luôn cố gắng trong hoạt động huy động. Kết quả và thị phần vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank tỉnh Tiền Giang, 2015- 2017)
Hình 3.2: Thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh Tiền Giang qua các năm 2015- 2017
00%
20%
40%
60%
80%
100%
2015 2016 2017
31% 30% 31%
69% 70% 69%
THỊ PHẦN HUY ĐỘNG CỦA AGRIBANK TIỀN GIANG
NĂM 2015 -2017
Agribank Tiền Giang Các NHTM, TCTD khác (28 TC)
Từ biểu đồ phân tích tại hình 3.2 cho thấy Agribank chi nhánh Tiền Giang luôn chiếm vị trí dẫn đầu về cả số dư và thị phần huy động so với 28 TCTD còn lại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đến cuối năm 2017, chi nhánh chiếm 31% thị phần, tăng so với năm 2016 là 1,3% số dư tăng tương ứng là 3.298 tỷ đồng. Có thể thấy Agribank chi nhánh Tiền Giang luôn cố gắng nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời cũng duy trì và mở rộng lượng khách hàng để luôn giữ vững thị phần trên địa bàn. Agribank chi nhánh Tiền Giang với một thời gian hoạt động lâu dài, luôn giữ uy tín với khách hàng nên đã chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng, gây dựng được niềm tin trong lòng khách hàng. Để đạt được kết quả này, chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, có những giải pháp hiệu quả, đặc biệt trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Cơ cấu nguồn vốn huy động được thể hiện trong bảng 3.4 sau:
Bảng 3.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh Tiền Giang 2015 – 2017
Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017
1 Tiền gởi không kỳ hạn 901 779 1.067
2 Tiền gởi có kỳ hạn <12 tháng 7.749 8.803 9.576 3 Tiền gởi có kỳ hạn > 12 đến < 24 tháng 3.181 4.617 6.813
4 Tiền gởi có kỳ hạn > 24 tháng 49 102 143
Tổng cộng 11.880 14.301 17.599
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank tỉnh Tiền Giang, 2015- 2017)
Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn đến cuối năm 2017 đang dần dịch chuyển theo chiều hướng có lợi về tính ổn định. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 6,1%, tăng 153 tỷ đồng so cuối năm 2016, tỷ lệ tăng 16,7%. Nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao nhất là nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 54,5%, tăng 931 tỷ đồng so cuối năm 2016, tỷ lệ tăng 10,7%. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng chiếm tỷ trọng 38,7%, tăng 2.196 tỷ đồng so cuối năm 2016, tỷ lệ tăng 47,6%. Tỷ trọng nguồn tiền gởi có kỳ hạn trên 12 tháng tuy
chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng đang tăng đều qua các năm và tốc độ tăng nhanh hơn so với nguồn tiền gởi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên chiếm tỷ trọng 0,8% tăng 3 tỷ đồng so cuối năm 2016.
Trong những năm qua, Agribank chi nhánh Tiền Giang đã tận dụng uy tín và vị thế của mình, vận dụng các biện pháp nghiệp vụ, linh động điều chỉnh lãi suất phù hợp với mặt bằng địa phương và điều kiện của chi nhánh; triển khai các sản phẩm huy động vốn, chăm sóc các khách hàng hiện có, tích cực tìm kiếm các khách hàng mới nên đã giữ vững và tăng trưởng được nguồn vốn huy động ổn định.
Kết quả hoạt động tín dụng
Agribank là ngân hàng 100% vốn Nhà nước, Agribank chi nhánh Tiền Giang với mạng lưới rộng khắp toàn tỉnh với 12 chi nhánh, hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Tiền Giang đã thâm nhập vào tất cả các địa bàn trên toàn tỉnh. Tình dư nợ và thị phần tín dụng qua các năm của Agribank chi nhánh Tiền Giang như sau:
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank tỉnh Tiền Giang, 2015- 2017)
Hình 3.3: Thị phần hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Tiền Giang qua các năm 2015-2017
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2015 2016 2017
29% 27% 26%
71% 73% 74%
THỊ PHẦN TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK TIỀN GIANG NĂM 2015 - 2017
Agribank Tiền Giang Các NHTM, TCTD khác (28 TC)
Nhìn chung, dư nợ của Agribank chi nhánh Tiền Giang những năm qua vẫn dẫn đầu về thị phần so với các NHTM khác. Điều đó khẳng định được vai trò chủ đạo của Agribank Việt Nam nói chung và của Agribank chi nhánh Tiền Giang nói riêng. Với một địa bàn có tính cạnh tranh cao và ngày đa dạng các ngân hàng, vấn đề đặt ra ở đây là phải làm sao duy trì được mức thị phần và ngày mở rộng thêm các hình thức cung ứng vốn, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tín dụng ngày càng chuyên nghiệp hơn, đáp ứng đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế và hội nhập với các nước trong khu vực.
Kết quả tài chính
Ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng trong quá trình đổi mới, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh Tiền Giang nói riêng có những nhiệm vụ rất nặng nề, vừa phải khắc phục những tồn tại cũ, vừa phải vươn lên để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong tình hình mới.
Trong những năm qua Agribank chi nhánh Tiền Giang luôn tích cực tìm ra phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và kết quả đạt được như sau:
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank tỉnh Tiền Giang, 2015- 2017)
Hình 3.4: Thu nhập và lợi nhuận của Agribank chi nhánh Tiền Giang năm 2015 – 2017
Từ hình 3.4 có thể thấy tổng thu nhập của chi nhánh có xu hướng tăng trưởng.
Năm 2015 chi nhánh đạt mức thu nhập là 1.086 tỷ đồng, năm 2016 thu nhập là 1.302