Thực tiễn quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến nă 2020 của tỉnh bình định (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu

1.2.2. Thực tiễn quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Ở nước ta công tác quy hoạch sử dụng đất là một ngành còn non trẻ, kinh nghiệm thực tế ít, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đơn giản. Do vậy việc áp dụng các khoa học kỹ thuật vào công tác thiết kế xây dựng các đồ án quy hoạch còn nhiều hạn chế: Ở miền Bắc quy hoạch sử dụng đất đai được đặt ra và xúc tiến từ năm 1962 do ngành nông nghiệp chủ trì và lồng vào công tác phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp nhưng thiếu sự phối hợp của các ngành có liên quan. Kết quả là xác định phương hướng phát triển nông - lâm nghiệp cho từng vùng lãnh thổ thường chỉ được ngành chủ quản thông qua. Khía cạnh pháp lý trong các văn bản này hầu như không có và cũng không được đặt ra tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở nước ta chia ra các giai đoạn:

* Trước những năm 1980

Quy hoạch sử dụng đất chưa được coi là công cụ của các ngành quản lý đất đai, mà chỉ được đề cập đến như một phần của quy hoạch phát triển nông nghiệp.

Công tác Quy hoạch sử dụng đất lồng vào công tác phân vùng quy hoạch nông lâm nghiệp được xúc tiến từ năm 1962, nhưng chưa có sự chỉ đạo thống nhất của chính phủ, công tác quy hoạch tập trung tiến hành phục vụ xây dựng và mở rộng các nông trường quốc doanh.

Từ những năm 1975 - 1978: Nước ta đã soạn thảo và được chính phủ phê duyệt phương án phân vùng sản xuất nông - lâm và công nghiệp chế biến nông lâm sản theo bảy vùng trên địa bàn cấp tỉnh. Các phương án phân vùng nông lâm nghiệp của tỉnh đã được đề cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên trong đó có tính toán quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên, các loại đất khác chưa được đề cập tới, do mục đích đề ra ngay từ đầu chỉ để phục vụ phát triển nông lâm nghiệp, do thiếu nguồn tài liệu điều tra cơ bản, nên chưa tính được khả năng đầu tư, làm cho tính khả thi của phương án này còn thấp.

* Thời kỳ 1981 - 1986

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã quyết định: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ, phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, dự

thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm sau (1986-1990)”. Các bộ, ngành các tỉnh, huyện đã tham gia triển khai chương trình lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở Việt Nam đến năm 2000. Trong thời kỳ này gần 500 huyện của cả nước tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể.

* Thời kỳ luật đất đai đầu tiên năm 1987 đến trước luật đất đai năm 1993

Đây là thời kỳ công tác Quy hoạch sử dụng đất đã có cơ sở pháp lý quan trọng, song công tác Quy hoạch sử dụng đất chưa được tiến hành như luật đã định. Nguyên nhân của vấn đề này, là do nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc, cùng với vai trò quản lý tập trung của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, đã tăng quyền tự chủ cho nông hộ và thực thi nhiều chính sách đổi mới khác. Thời kỳ này công tác Quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã nổi lên nhiều vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất, giãn dân và một số xã đô thị hoá rõ rệt. Đây là mốc đánh dấu quan trọng cho thời kỳ triển khai Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên cả nước, tuy nhiên còn nhiều hạn chế về nội dung và phương pháp.

Để thực hiện nghị quyết Đại hội kịp thời xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1986-1990). Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã yêu cầu các ngành, các địa phương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo và khẩn trương triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng phát triển ở nước ta cho thời kỳ 1986-1990. Một trong những mục tiêu và yêu cầu đặt ra với tổng sơ đồ là: Tổng sơ đồ phải là cơ sở cho việc tiến hành các vùng quy hoạch các vùng chuyên môn hoá lớn, các vùng trọng điểm về lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp... các quy hoạch xây dựng vùng (khu cụm công nghiệp, du lịch, xây dựng thành phố...).

Kết quả là phần quy hoạch sử dụng đất đai trong tổng sơ đồ về nội dung và cơ sở khoa học đã được nâng lên một bước. Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh thổ

hành chính đã được đề cập đến ở cấp huyện, tỉnh và cả nước. Còn quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến, thời kỳ này chủ yếu là quy hoạch hợp tác xã nông nghiệp.

Cuối năm 1987 Luật đất đai đầu tiên của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành đã có một số điều nói về quy hoạch đất đai. Tuy nhiên Luật đất đai năm 1987 chưa đưa ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai.

Ngày 15/04/1991, Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ra thông tư số: 106/QHKH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai.

Đây là thông tư đầu tiên của Tổng cục kể từ khi thành lập về vấn đề quy hoạch đất đai.

Trong những thông tư này đã quy hoạch sử dụng đất đai một cách tương đối cụ thể. Qua 2 năm thực hiện, nhiều tỉnh đã lập kế hoạch cho một nửa số xã trong tỉnh bằng kinh phí địa phương, tuy nhiên các cấp lãnh thổ hành chính lớn hơn chưa được triển khai.

* Thời kỳ sau luật đất đai 1993 đến trước khi luật đất đai 2003 được ban hành Luật đất đai 1993 ra đời, đây được coi là thời kỳ đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, sau một thời gian dài tuyệt đối hoá về công hữu đất đai ở miền Bắc và buông lỏng công tác này ở các tỉnh miền Nam, dẫn đến tình trạng có quá nhiều diện tích đất không có chủ sử dụng. Mặt khác, luật đất đai 1993 ra đời đã đưa ra được các điều khoản cụ thể và luật sửa đổi 1998 đã bổ sung các điều khoản một cách chặt chẽ hơn.

Công tác QHSDĐ đã được chia làm 4 cấp: cấp cả nước, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Đến năm 2000, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng QHSDĐ cả nước đến năm 2010 và KHSDĐ đến năm 2005 để chính phủ trình quốc hội khoá IX. Đây là lần đầu tiên có một báo cáo về quy hoạch, KHSDĐ tương đối đầy đủ các khía cạnh về chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Đến năm 2002 đã có 54/61 tỉnh, huyện trực thuộc trung ương, trên 300 huyện thị và khoảng 5000 xã đã lập QHSDĐ.

Thông qua QHSDĐ chính phủ đã đề ra các chính sách hợp lý cho việc khai, phục hoá, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tuy nhiên việc quy hoạch còn nhiều hạn chế, đồng thời với bất cập trong quản lý đã dẫn đến ô nhiễm môi trường, lãng phí đất và bị giảm thiểu các tài nguyên khác như: nước, rừng, khí hậu…

* Thời kỳ sau luật đất đai 2003 đến trước khi luật đất đai 2013 được ban hành Hiện nay, cùng với sự gia tăng về dân số thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam gia nhập với nền kinh tế thế giới (WTO, AFTA, ASIAN…) nên nhu cầu sử dụng đất ngày càng trở nên đa dạng trong mọi lĩnh vực phát triển. Việc bố trí đất đai thế nào cho hợp lý, khoa học, có hiệu quả cân đối trên cả ba mặt: kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng vẫn đang là một vấn đề cấp bách. Công cụ QHSDĐ là “đòn bẩy” cho một địa phương, một khu vực, một đất nước phát triển bền vững trong tương lai.

Để phù hợp với tình hình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, Luật đất đai 2003 và nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 ra đời [13, 3]; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra thông tư 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004, thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, của huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã, phường, thị trấn, quy hoạch sử dụng đất chi tiết của các khu công nghệ cao, khu kinh tế. Quy hoạch sử dụng đất của các vùng lãnh thổ là một phần nội dung quan trọng của quy hoạch sử dụng đất của cả nước. Đó là các công cụ quan trọng và tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong công tác quy hoạch ở nước ta.

* Giai đoạn sau khi Luật Đất đai 2013 được ban hành

- Luật đất đai năm 2013 tại Điều 22 đã quy định chi tiết cụ thể hơn về QLNN đối với đất đai bằng quy hoạch, KHSDĐ và Điều 36, Luật đất đai 2013 quy định hệ thống QHSDĐ ở nước ta, gồm 5 cấp: QHSDĐ cả nước; QHSDĐ cấp tỉnh; QHSDĐ cấp huyện; QHSDĐ quốc phòng, QHSDĐ an ninh.

- Điểm a, mục 2, Chỉ thị 01/CT-TTg, ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai.

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 03 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Thông tư số 04/2006/BT-NMT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến nă 2020 của tỉnh bình định (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)