Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến nă 2020 của tỉnh bình định (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định tác động đến việc sử dụng đất

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 13030’ đến 14042’ vĩ độ Bắc và từ 108035’ đến 109018’ kinh độ Đông. Bình Định với 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố tổng diện tích tự nhiên 607.133 ha, dân số trên 1.514 nghìn người, với mật độ dân số 247 người/km2.

- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi;

- Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên;

- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định

Tỉnh có đường bờ biển dài khoảng 134 Km và nhiều trục giao thông quan trọng của cả nước: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19, đường sắt Bắc Nam nối liền tỉnh Bình Định với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, với Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên. Với vị trí trung tâm của khu vực Duyên Hải Miền Trung, nằm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng biển của các nước trong Tiểu khu vực Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, vị trí của Bình Định có nhiều thuận lợi trong thu hút đầu tư, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến tiến từ bên ngoài cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Toàn tỉnh nằm bên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn Nam, có địa hình dốc, phức tạp và bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển. Bình Định có các dạng địa hình sau:

- Vùng núi phía Tây và Tây Bắc của tỉnh có độ cao trên 500m (chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, bị chia cắt mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc trên 200), chiếm khoảng 42% diện tích tự nhiên, kéo dài theo chiều Bắc - Nam qua các huyện An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh.

- Vùng đồi gò chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác khắp tỉnh và tập trung chủ yếu ở các huyện Hoài Nhơn, Vân Canh, An Lão. Độ dốc chủ yếu của địa hình vùng này từ 100 - 150 .

- Địa hình đồng bằng và ven biển: Phân bố kéo dài theo hướng song song với bờ biển tạo nên vòng cung ôm lấy vùng trung du và núi phía tây của tỉnh (phổ

biến ở huyện Hoài Nhơn và thành phố Qui Nhơn), có diện tích 198.453 ha, chiếm 32% đất tự nhiên. Sát ven biển là khu vực cồn cát và các hòn núi đảo sườn dốc nằm ngang trên bờ biển..

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, với lượng mưa trung bình tháng trên 100 mm. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm là 26,0 C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 34,90 C (tháng 8). Nhiệt độ trung bình thấp nhất 20,60 C. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình 5 - 80 C.

Tổng tích ôn trong năm trên 90000 C. Số giờ nắng dồi dào 2000 - 2700 giờ/năm.

- Lượng mưa, bốc hơi: Lượng mưa trung bình năm ở Bình Định dao động từ 2.000 - 3000mm. Khu vực phía Bắc mưa nhiều hơn phía Nam.

3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn

Trên địa bàn tỉnh có bốn con sông lớn là sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh, đó là:

- Sông Lại Giang: bắt nguồn từ Tây Bắc huyện An Lão với độ cao 500 - 800m.

Diện tích lưu vực là 1.460km2. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra cửa biển Thanh Xuân. Sông này có hai nhánh : sông An Lão (85km) và sông Kim Sơn (64km). Lưu lượng trung bình năm tại trạm An Hoà là 23,6m3/s.

- Sông Kôn: bắt nguồn từ vùng núi Tây Bắc huyện Hoài Ân và An Lão ở độ cao 600 - 700mm. Diện tích lưu vực 2.980km2, chiều dài sông 171km. Lưu lượng trung bình năm 62,1m3/s (trạm Cây Muồng).

- Sông La Tinh (Phù Ly): bắt nguồn từ Tây Bắc huyện Phù Cát. Diện tích lưu vực 719km2. Chiều dài 30km, lưu lượng trung bình năm 11.1m3/s (trậm Cây Muồng).

- Sông Hà Thanh: bắt nguồn từ vùng núi huyện Vân Canh với độ cao 600m.

Diện tích lưu vực 539km2. Chiều dài 58km. Lưu lượng trung bình ở trạm Nâm tăng 10,4 m3/s.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000, tỉnh Bình Định có 10 nhóm đất chính, với 27 loại đất, được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Bảng phân loại đất tỉnh Bình Định theo nhóm và loại đất

STT Tên đất Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

I Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển C 13.283 2,2

1 Cồn cát trắng Cc 10.494 1,74

2 Đất cát biển C 2.789 0,46

II Nhóm đất mặn M 12.710 2,11

1 Đất mặn sú vẹt đước Mm 438 0,07

2 Đất mặn nhiều Mn 2.654 0,44

3 Đất mặn ít và trung bình M 9.618 1,6

III Nhóm đất phèn S 456 0,08

1 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn Sp2M 49 0,01

2 Đất phèn tiềm tàng sâu Sp2 407 0,07

IV Nhóm đất phù sa P 63.756 10,58

1 Đất phù sa được bồi chua Pbc 24.371 4,04

2 Đất phù sa không được bồi chua Pc 15.783 2,62

3 Đất phù sa gley Pg 15.549 2,58

4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 4.840 0,8

5 Đất phù sa ngòi suối Py 3.213 0,53

V Nhóm đất xám và bạc màu X; B 70.809 11,75

1 Đất xám trên phù sa cổ X 353 0,06

2 Đất xám trên trên Macma acid và đá cát Xa 49.639 8,24

3 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 836 0,14

4 Đất xám bạc màu trên đá macma axit và đá cát Ba 19.981 3,32

VI Nhóm đất đen R 160 0,03

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của Bazan Rk 160 0,03

VII Nhóm đất đỏ vàng F 401.811 66,68

1 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk 12.596 2,09 2 Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu 1.034 0,17

3 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 33.408 5,54

4 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 351.302 58,3

5 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 1.362 0,23

6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 730 0,12

7 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 1.379 0,23

VIII Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H 3.461 0,57

Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit Ha 3.461 0,57

IX Nhóm đất thung lũng D 12.875 2,14

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 12.875 2,14

X Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá E 3.292 0,55

Đất xói mòn trơ sỏi đá E 3.292 0,55

(Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp) b. Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt

Bình Định có lượng mưa khá lớn, trung bình năm từ 2000 - 3000mm, cùng với 4 sông lớn và các hệ thống suối với tổng trữ lượng khoảng 5,2 tỷ m3.

Ngoài ra, trên địa bàn của tỉnh còn có nhiều hồ, đầm như: hồ Núi Một (An Nhơn), Hội Sơn (Phù Cát), Thạch Khê, Vạn Hội (Hoài Ân); Thuận Ninh (Tây Sơn);

Trà ổ (Phù Mỹ), đầm nước lợ Thị Nại (Quy Nhơn), Đề Gi (Phù Cát - Phù Mỹ)...vừa tích nước phục vụ cho sản xuất và đời sống, vừa thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.

* Nguồn nước ngầm

Các kết quả điều tra khảo sát (Liên đoàn địa chất) tổng trữ lượng khai thác dự báo ở một số khu vực như sau: Khu vực Tam Quan 898 m3/ ngày, khu vực Trà Ổ 3.077 m3/ngày, khu vực Phù Mỹ 7.049 m3/ ngày và khu vực Quy Nhơn 17.983 m3/ngày. Khai thác nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh quy mô còn quá nhỏ, phục vụ cho sinh hoạt là chính, sử dụng cho công nghiệp và nông nghiệp chưa đáng kể.

c. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng Bình Định năm 2015 là 306.344,22 ha. Theo kết quả điều tra của ngành lâm nghiệp, hiện tại tài nguyên rừng của tỉnh khá phong phú:

- Tỉnh Bình Định còn có hơn 40 loài cây dược liệu có giá trị khác, phân bố ở hầu hết mọi nơi trong tỉnh như: Ngũ Gia Bì, Sa Nhân, Bách Bộ, Thổ Phục Linh, Hoàng Đằng, Thiên Môm, Phong Kỳ, Kim Ngân…Đặc biệt có cây Mai Gừng có giá trị rất dược liệu cao nhưng chỉ phân bố ở vài vùng rất nhỏ hẹp tại Vĩnh Thạnh.

- Hệ động vật rừng của Bình Định cũng khá phong phú về chủng loại, bước đầu đã thống kê được 360 loài động vật có xương sống thuộc 91 họ và 31 bộ, trong đó có 83 loài thú quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Trong những năm gần đây diện tích rừng của Bình Định đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên việc quản lý rừng còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn tái diễn, việc quy hoạch rừng và giao rừng cho hộ dân cũng là vấn đề khó khăn về địa bàn quản lý, về kinh phí hỗ trợ… nên chất lượng rừng thấp, chưa đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số khoáng sản được xác định có giá trị trong ngành công nghiệp khai khoáng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng như:

+ Đá xây dựng: Trữ lượng đá xây dựng trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 700 triệu m3, bao gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu xây dựng cao cấp.

Các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường như đá ong có trữ lượng lớn, phân bố đều ở các địa phương trong tỉnh.

+ Quặng Titan: Sa khoáng titan nằm dọc theo bờ biển, có một số mỏ lớn tập trung ở Phù Cát, Phù Mỹ, bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn). Hiện nay đang được thăm dò đánh giá lại trữ lượng.

+ Nước khoáng: Toàn tỉnh có các điểm nước khoáng là Hội Vân, Chánh Thắng (Phù Cát), Bình Quang (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Quy Nhơn), trong đó điểm Hội Vân có trữ lượng lớn, chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn đặc hiệu chữa bệnh và đã được ngành y tế khai thác sử dụng trong nhiều năm qua.

+ Cao lin: tập trung ở hai khu vực là Phù Cát (trữ lượng 12 triệu m3) và Long Mỹ (trữ lượng 15 triệu m3) có thể làm nguyên liệu cho sản xuất sứ sử dụng cho điện hạ áp, trung áp và sứ dân dụng

+ Đất sét: Sét sản xuất gạch ngói phân bố khắp các địa bàn trong tỉnh dưới dạng mỏ sét đồi hoặc ruộng, tổng trữ lượng trên 11,5 triệu m3, tập trung tại các huyện An Sơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn, Tuy Phước.

+ Cát và cát trắng: Cát phân bố dọc theo bờ biển, các thung lũng, bãi bồi và lòng sông cạn với trữ lượng lớn đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng. Riêng cát trắng tập trung ở Đập Cấm và Bình Đê (Hoài Nhơn) với tổng trữ lượng 0,9 triệu m3, cát vàng có ở Nhơn Hội.

+ Một số loại khoáng sản khác trữ lượng không nhiều, đó là vàng, chì, thiếc, than bùn... Hiện nay đang trong quá trình tiếp tục điều tra thăm dò và nghiên cứu khả năng khai thác ứng dụng vào sản xuất. Đã có dấu hiệu về khoáng sản quý hiếm.

e. Tài nguyên biển

Bình Định có chiều dài bờ biển 134 km, với 3 cửa lạch lớn: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan và 2 cửa lạch nhỏ: Hà Ra - Phú Thứ và An Dũ, có đảo Cù Lao Xanh rộng 4 km2.

Qua điều tra ngư loại học, vùng biển Bình Định nói riêng và Duyên hải Miền Trung nói chung đã phát hiện được trên 500 loài cá (trong đó tỷ lệ cá nổi 65% và cá đáy 35%).

Vùng nước lợ của tỉnh Bình Định gắn liền với eo, vịnh biển và các cửa sông nối với biển Đông, có nồng độ muối thấp, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng rất thích hợp cho các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển. Nơi đây có nhiều loài tôm, cá (14 loài tôm và khoảng 116 loài cá) có giá trị kinh tế cao dùng cho xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa. Diện tích mặt nước lợ lớn và tập trung như đầm Thị Nại 5060 ha, đầm Đề Gi 1.600 ha, vùng cửa sông Tam Quan 300 ha là các vùng thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.

g. Tài nguyên nhân văn

Bình Định là một mảnh đất có bề dày lịch sử. Từ thế kỷ thứ 10, Bình Định đã trở thành đất đế đô các vương triều Champa. Suốt mấy trăm năm tồn tại, vương quốc Chămpa đã để lại rất nhiều di tích văn hoá Chàm như phế tích thành Đồ Bàn, hệ thống tháp Chàm. Bình Định còn là mảnh đất của nhiều danh nhân lịch sử và văn hoá của đất nước tiêu biểu là Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hàn Mặc Tử. Trong chiến tranh là một mảnh đất anh hùng, để lại nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Có nhiều bãi tắm đẹp như Phương Mai, Hoàng Hậu, Vũng Sim, Tam Quan, Đảo Yến và dọc tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu, đường ven biển Nhơn Hội - Tam Quan,..Đây là một tiềm năng quan trọng trong phát triển du lịch và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến nă 2020 của tỉnh bình định (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)