CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN A LƯỚI
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện A Lưới
3.1.1.1. Vị trí địa lý
A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, có 84 km chiều dài đường biên giới quốc gia và tiếp giáp với biên giới nước bạn Lào. Được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16000’00” - 16016’30” vĩ độ Bắc và 107000’00’’ - 107030’00’’ kinh độ Đông.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế);
- Phía Tây giáp tỉnh SaLaVan và tỉnh Sê Kông (nước CHDCND Lào);
- Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam);
- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và ĐaKrông (tỉnh Quảng Trị);
Từ thành phố Huế, đi theo quốc lộ 49 khoảng 70 km về phía Tây sẽ đến thị trấn A Lưới, kết hợp với đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo huyện lỵ là điều kiện để A Lưới giao lưu với bên ngoài. Tạo cơ hội phát triển A Lưới thành một đô thị năng động vùng biên giới.
Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 17 xã) bao gồm: Thị trấn A Lưới; các xã: Hồng Thủy, Hồng Vân, Trung Sơn (gồm xã Bắc Sơn sáp nhập với xã Hồng Trung), Hồng Bắc, Hồng Kim, Quảng Nhâm (gồm xã Hồng Quảng sáp nhập với xã Nhâm), Hồng Thái, A Ngo, Sơn Thủy, Hồng Thượng, Phú Vinh, Hương Phong, Đông Sơn, Lâm Đớt (xã Hương Lâm sáp nhập với xã A Đớt), A Roàng, Hồng Hạ, Hương Nguyên.
3.1.1.2. Địa hình
A Lưới là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600 - 800 m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 20 - 250. Địa hình A Lưới gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
- Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao là Động Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao 1.487 m, Tam Voi 1.224 m. Đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là sông ĐaKrông, sông Bồ và sông Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Phần phía Tây Trường Sơn, địa hình có độ cao trung bình 600 m so mực nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300 ha. Thung lũng A Lưới có địa hình tương đối bằng phẳng với chiều dài trên 30 km, đây là địa bàn tập trung đông dân cư của huyện.
3.1.1.3. Khí hậu
Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với độ cao trung bình từ 500 - 1.000 m nên huyện A Lưới chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có mùa Đông tương đối lạnh của miền Bắc: Khí hậu duyên hải Bắc Trung Bộ sườn Đông Trường Sơn.
Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C - 250C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 340C - 360C, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 70C - 120C.
- Lượng mưa các tháng trong năm từ 2.900 - 5.800 mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 (1.010 mm), tháng 2 ít mưa nhất (17,5 mm), huyện là một trong hai vùng có lượng mưa cao của tỉnh vùng còn lại là huyện Nam Đông.
- Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86 - 90,1%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là các tháng 01, 10, 11, 12 với chỉ số cao nhất 96% và tháng có độ ẩm nhỏ nhất là tháng 6 với chỉ số 86%. Vì vậy, tiểu vùng khí hậu A Lưới thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hè mát và mùa đông hơi lạnh.
- Số giờ nắng: Số giờ nắng trong năm 1.969,5 giờ/ năm. Theo số liệu từ năm 2010 đến nay số giờ nắng cao thường diễn ra vào tháng 6, 7; năm 2018 tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 6 (218 giờ) và tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 11 (34 giờ).
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 889 chiếm 27,1% tổng lượng mưa cả năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là hướng Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau, thường kèm theo mưa và giông bão. Gió Tây Nam di chuyển từ Lào sang hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8 thường khô nóng. Tốc độ gió trung bình 1,6 - 3,6 km/s.
A Lưới chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang lại nhiều thuận lợi về thời tiết khí hậu như chế độ ánh sáng, độ ẩm... rất thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên hiện tượng thời tiết, đặc biệt là bão, dông, lốc, mưa đá, lũ quét, gió Tây Nam khô nóng thường xảy ra gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
3.1.1.4. Thủy văn
Lượng mưa hàng năm lớn nên mạng lưới sông suối ở A Lưới khá dày đặc. Trong khu vực có năm con sông chính là sông Hữu Trạch, sông Bồ và sông A Sáp, A Lin, Đa Krông,... Sông Hữu Trạch, sông Bồ chảy về sông Hương rồi đổ ra biển Đông, còn sông A Sáp lại chảy sang Lào. Lưu vực sông A Sáp là nơi tập trung sinh sống của phần lớn dân cư huyện A Lưới. Con sông này bắt nguồn từ biên giới Việt Lào chảy dọc theo thung lũng A So - A Lưới đến xã Hồng Thượng dòng sông chuyển sang hướng Tây rồi chảy qua xã Hồng Thái, Quảng Nhâm sau đó hội lưu với sông A Lin chảy từ phía Bắc xuống ngay tại biên giới Việt Lào. Mặc dù lưu vực không lớn, nhưng sông A Sáp chảy
qua nhiều xã, kết hợp với hàng chục con sông suối lớn nhỏ đã phục vụ đắc lực cho các nhà máy Thủy điện, việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt cho nhân dân trong huyện.
Thảm thực vật rừng che phủ tốt kết hợp với tầng đất dày, dễ thấm nước nên khả năng giữ nước tốt, nhờ vậy sông suối ít khô cạn.
Qua nghiên cứu đặc điểm thủy văn của huyện A Lưới có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Lượng dòng chảy lớn nhưng phân bố không đồng đều giữa các tháng và mùa trong năm cũng như giữa năm này với năm khác.
- Trong năm lượng dòng chảy chỉ tập trung chủ yếu vào mùa mưa lũ (chiếm 60 - 70% lượng dòng chảy cả năm), còn mùa khô lượng dòng chảy ở đây rất hạn chế.
- Lượng dòng chảy tháng lớn nhất là tháng 10, chiếm 25 - 30% lượng dòng chảy cả năm và tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất là tháng 2 và tháng 3.
- Vào mùa cạn lượng dòng chảy thấp. Chỉ có tháng 5 và tháng 6 ở đây thường có mưa tiểu mãn nên làm cho dòng chảy ở hai tháng này lớn hơn hẳn so với các tháng khác trong mùa cạn.