Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giá của các TNC và các biện pháp chống chuyển giá ở Việt Nam
2.2 Các biện pháp hạn chế hoạt động chuyển giá của các TNC ở Việt
2.2.2 Chính sách thuế của Chính phủ
Hiện tại thu từ thuế vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách của Việt Nam. Mức thu thuế và phí (trừ dầu thô) của Việt Nam hiện nay đang rất cao so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể, trung bình trong 5
65
năm gần đây, nếu tỉ lệ thu thuế phí/GDP của Việt Nam trên 20% thì ở Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia xấp xỉ 15,5%, Philipines 13%, Indosia 12,1% và Ấn Độ chỉ 7,8%.
Hình 2.3: Các nguồn thu ngân sách của Việt Nam từ 2003 - 2012(%GDP)
Nguồn: Quyết toán và dự toán NSNN 2003-2012
Chính áp lực thuế cao đã góp phần gia tăng hành vi chuyển giá của các TNC.. Để đối phó với tác động này mà vẫn tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài dựa vào chênh lệch mức thuế TNDN thì Chính phủ ta cũng đã có những cải cách và đổi mới. Trước năm 2004, Việt Nam vẫn giữ mức thuế TNDN 32%. Nhưng sau khi nhận định về vai trò của thuế với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã có những sự thay đổi trong mức thuế TNDN, cụ thể từ 1/1/2004 giảm xuống còn 28%. Việc điều chỉnh thuế suất thuế TNDN từ 32% xuống 28% là bước đột phá lớn để tạo đà cho doanh nghiệp tăng tích lũy, tái đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh và đặc biệt tăng sức hút đối với các công ty xuyên quốc gia.
66
Bảng 2.3: Nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Ngân sách
(nghìn tỷ đồng) 21,147 24,201 28,729 33,663 39,469 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Từ thực tế cho thấy, việc giảm thuế như vậy không những không làm giảm đi nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN mà còn tăng với tốc độ bình quân gần 17%/năm. Cụ thể. Năm 2004 tăng 14%, năm 2005 tăng 19% năm 2007 và 2007 cùng tăng 17%.
Tới 1/1/2009, thuế TNDN lại một lần nữa được giảm xuống còn 25%.
Tuy nhiên, xuất phát từ những khó khăn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, cũng như sự cạnh tranh của các quốc gia khác với sự linh động trong mức thuế và các điều chỉnh giảm mạnh trong thuế TNDN. Tuy tổng thu thuế TNDN của Việt Nam tăng, nhưng tỷ trọng trong thu NSNN lại giảm.
Bảng 2.4: Tỷ trọng các loại thuế trong tổng thu thuế và phí (2003 – 2011) 2003-2005 2006-2008 2009 – 2011
Thuế TNDN 33% 36% 28%
Thuế giá trị gia tăng 22% 23% 25%
Thuế xuất nhập khẩu 13% 13% 15%
Khác 33% 29% 28%
Nguồn: Quyết toán và dự toán NSNN 2003-2011
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh mức thuế xuống thấp hơn, song với mức thuế này chỉ đáp ứng được vấn đề thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, và tăng tổng thu nhập mà chưa giải quyết được vấn đề thất thu thuế. Do đó, Chính phủ ta đã đưa ra một số biện pháp bổ sung như những cải cách về thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân.
67
Đối với thuế xuất nhập khẩu thì chính phủ chủ trương tăng thuế nhập khẩu linh kiện nhằm hạn chế hành vi chuyển giá và kích thích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất linh kiện trong nước.
Nhận thấy việc phát triển thương mại và các mối quan hệ quốc tế là vô cùng cần thiết nên Chính phủ tăng cường tham gia ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các quốc gia. Việc tránh đánh thuế hai lần sẽ góp phần làm giảm áp lực về thuế cho các nhà đầu tư, từ đó sẽ làm giảm động cơ thực hiện hành vi chuyển giá của các TNC. Đồng thời, cơ quan thuế Việt Nam dễ dàng thu thập các số liệu liên quan các vấn đề về thuế, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả hàng hóa của TNC có trụ sở tại các quốc gia khác nhau. Từ đó, các quốc gia sẽ tăng cường phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát và chống chuyển giá.
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế và tổ chức quản lý thuế theo mô hình chức năng làm xuất phát điểm, mũi nhọn thực hiện cải cách, hiện đại hoá, từ đó mở rộng dần với bước đi vững chắc theo một lộ trình hợp lý, kết hợp song song giữa quản lý hiện đại và quản lý truyền thống mà không triển khai đồng loạt trong toàn ngành ở ngay thời gian đầu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cơ quan thuế đã xây dựng được nguồn cơ sở dữ liệu hiện đại, giúp cho việc quản lí trở nên dễ dàng hơn.
Tăng cường xây dựng danh mục các mặt hàng nhập khẩu để giới hạn các doanh nghiệp TNC thực hiện việc chuyển giá. Danh mục giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu cũng giúp cho cơ quan Hải quan chú ý đến các giao dịch với giá quá cao hay quá thấp so với bình thường để phát hiện ra hiện tượng chuyển giá xảy ra tại khâu xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, dựa trên danh mục này cơ quan thuế cũng dễ dàng thiết lập giá so sánh và định giá chuyển giao.
68
Chính phủ đặt nhiệm vụ kiểm soát giá bán với trọng tâm phải đảm bảo kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không cần thiết để tránh trường hợp nhập các máy móc, thiết bị và công nghệ lỗi thời với chi phí cao.
69
Chương 3
Đánh giá các biện pháp chống chuyển giá của các TNC tại Việt Nam và gợi ý một số giải pháp