Một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với công tác phòng, chống lãng phí đến năm 2030

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 133 - 154)

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG LÃNG PHÍ ĐẾN NĂM 2030

4.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với công tác phòng, chống lãng phí đến năm 2030

Để tăng cường SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP đến năm 2030, luận án đã dự kiến 07 giải pháp và xin ý kiến mở (có phần đề xuất Ý kiến khác) trong phiếu trưng cầu ý kiến. Kết quả khảo sát cho thấy: 100%

người được hỏi không đề xuất thêm giải pháp hay biện pháp cụ thể nào, phần lớn người được hỏi đều tán đồng với 07 giải pháp được đưa ra với tỷ lệ cao, đều trên 70%. [chi tiết xem Phụ lục 6].

Hình 4.1. Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP

4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là của Thành ủy và Bí thư Thành ủy về vai trò lãnh đạo đối với công tác phòng, chống lãng phí

Nhận thức là nhân tố quan trọng, đầu tiên tác động đến mỗi tổ chức, mỗi cá nhân về tác hại của lãng phí để có quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi. Nâng cao nhận thức là việc làm đầu tiên, cần thiết nhằm tạo nên quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn của toàn Đảng bộ và nhân dân trong việc thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCLP. Hiện nay, nhận thức về lãng phí và PCLP đã có sự thay đổi so với trước đây do tình trạng lãng phí với quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng phức tạp. Lãng phí không chỉ là một biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức mà còn là tệ nạn, là tội ác và cùng với tham nhũng vẫn là “giặc nội xâm” của nhân dân ta, là một trong những nguy cơ đối với Đảng cầm quyền. Vì vậy, công tác PCLP cũng cần được nhận thức đầy đủ và thực hiện ở một cấp độ mới, cao hơn, quyết liệt hơn và trước hết là từ việc thay đổi tư duy.

Thực tiễn tại Đảng bộ Thành phố Hà Nội cho thấy, Thành ủy Hà Nội đã quan tâm và có nhiều hoạt động lãnh đạo công tác PCLP và đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy các cấp trực thuộc, tổ chức đảng ở một số cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCLP, triển khai thực hiện còn thiếu quyết liệt. Vì vậy, giải pháp đầu tiên trong tăng cường SLĐ của Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP là nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, đặc biệt là trách nhiệm của NĐĐ cơ quan, đơn vị, từ đó tạo được sự thống nhất chung về nhận thức trong toàn HTCT và xã hội Thành phố về vai trò của Thành ủy Hà Nội và cấp ủy đảng, tổ chức đảng các cấp trong công tác này.

Để nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cả HTCT, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Thành phố Hà Nội về công tác PCLP, Thành ủy phải coi trọng thực hiện một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, Thành ủy phải tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các đồng chí thành ủy viên, cho các cấp ủy viên các cấp trong Thành phố về tính cấp thiết của công tác PCLP và vai trò quan trọng của việc tăng cường SLĐ của Đảng đối với công tác PCLP. Với tinh thần, ý chí lãnh đạo công tác PCLP phải quyết liệt như cuộc đấu tranh PCTN.

Công tác PCLP phải thật sự được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và NĐĐ các cơ quan, tổ chức, đơn vị coi là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Thành ủy cần tuyên truyền sâu rộng các nội dung PCLP đã được xác định đến các tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức CT-XH và các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Trong các kỳ sinh hoạt đảng, PCLP phải được đưa vào thảo luận và xây dựng giải pháp thực hiện. Nội dung này cũng có thể đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên tại Trường cán bộ Lê Hồng Phong và trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện. Tiếp tục lấy kết quả công tác PCLP làm một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và của cán bộ, đảng viên hàng năm.

Thứ hai, Thành ủy lãnh đạo công tác tuyên truyền, phát huy vai trò của các lực lượng, nhất là các cơ quan báo chí, truyền thông của Thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền về PCLP. Tuyên truyền, giáo dục không chỉ nhằm nâng cao nhận thức mà còn phải hướng đến tạo lập thói quen, tác phong làm việc của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Với mỗi tổ chức, bên cạnh tuyên truyền, giáo dục, cần thiết phải có những chính sách, cơ chế cụ thể, hợp lý trong công tác cán bộ nhằm thúc đẩy động lực làm việc của cán bộ, nâng cao hiệu quả làm việc, tránh tình trạng lãng phí “sức lao động”, “thời giờ”, “tiền bạc”. Với mỗi cá nhân, THTK, CLP phải trở thành thói quen, lối sống tốt đẹp,

lành mạnh. Tiết kiệm phải trở thành nét văn hóa của cán bộ, công chức và nhân dân Thủ đô. Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, làm cho tự phê bình và phê bình trở thành nền nếp để giáo dục lẫn nhau THTK, CLP. Tuyên truyền PCLP cần gắn việc thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;

ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và "Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị "về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Lãnh đạo chính quyền chủ động, tích cực chỉ đạo đưa nội dung Luật THTK, CLP vào chương trình giáo dục theo các quy định của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, lãnh đạo công tác PCLP cần được coi là một trong những lĩnh vực và nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp ủy đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định “Coi phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [29, tr. 251]. Điều đó đòi hỏi các cấp ủy đảng phải thấm nhuần tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng, đưa công tác PCLP trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cấp ủy đảng và chính quyền để tập trung chỉ đạo. Các cấp ủy, tổ chức khác trong HTCT đều phải xác định PCTN; THTK, CLP là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài; tổ chức triển khai có trọng tâm, trọng điểm, có sơ kết, tổng kết để có giải pháp tiếu tục lãnh đạo, chỉ đạo hiệu lực và hiệu quả hơn.

Thành ủy và cấp ủy các cấp cần xác định công tác PCLP phải chú trọng cả phòng và chống, trong đó lấy phòng ngừa là chính, chống là cần thiết, cấp bách, thực hiện tốt phương châm: “Chủ động phòng ngừa, phát hiện kịp thời,

ngăn chặn hiệu quả, xử lí nghiêm minh”, “vừa tích cực chủ động phòng ngừa, vừa kiên quyết, kiên trì đấu tranh” PCLP. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả HTCT và của toàn dân, nòng cốt là các cơ quan nội chính, cơ quan bảo vệ pháp luật các cấp.

4.2.2. Đổi mới nội dung lãnh đạo phòng, chống lãng phí theo hướng tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, có nguy cơ lãng phí lớn, gây bức xúc trong xã hội

Việc xác định nội dung lãnh đạo PCLP đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu đối với công tác PCLP là yếu tố quyết định đối với hiệu quả lãnh đạo của Thành ủy nhằm đạt kết quả thiết thực trong công tác PCLP.

Vẫn còn rất ít những vụ việc lãng phí lớn được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh so với thực tế lãng phí xảy ra. Nhiều vụ việc, biểu hiện lãng phí, tiêu cực ở một số cơ quan, đơn vị còn được xử lý một cách nể nang, né tránh hay chỉ rút kinh nghiệm chung chung. Vì vậy, trong thời gian tới, Thành ủy cần đổi mới nội dung lãnh đạo PCLP nhằm tăng cường SLĐ của Đảng, nâng cao chất lượng công tác PCLP.

Tập trung lãnh đạo đối với những vấn đề, lĩnh vực bức xúc về lãng phí Việc lãnh đạo cần toàn diện, nhưng trong mỗi hoàn cảnh, giai đoạn cụ thể, thường có một số nội dung cần tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo. Trong thời gian tới, khó khăn đến từ tình hình lãng phí ngày càng phức tạp đòi hỏi nội dung lãnh đạo cần đổi mới theo hướng tập trung vào những lĩnh vực có thể gây lãng phí lớn, gây bức xúc xã hội. Những lĩnh vực hiện nay đang

"nóng" về lãng phí tại Hà Nội có thể kể đến là đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng các công trình phúc lợi công cộng, quản lý sử dụng tài nguyên đất…

Cần chú trọng ngay từ khâu quy hoạch và quản lý theo quy hoạch, không để xảy ra tình trạng vừa xây xong rồi lại phá dỡ, làm đi, làm lại. Rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư đã quá hạn, thậm chí quá hạn khá nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực xã hội, xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm của tổ chức, cơ

quan quản lý có thẩm quyền, nâng cao trách nhiệm giải trình và đề xuất phương án xử lý dứt điểm, kể cả việc thu hồi và xử lý kỷ luật cán bộ có liên quan. Nâng cao chất lượng xây dựng định hướng, nhiệm vụ, giải pháp PCLP trong các lĩnh vực, có chính sách, quy chế, quy định rõ ràng, cụ thể trong thực hiện. Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan phối hợp, xử lý các vụ việc, hành vi lãng phí hoặc có dấu hiệu lãng phí, nhất là trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng các công trình phúc lợi công cộng.

Chú trọng tăng cường ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong phòng, chống lãng phí

Thành ủy quan tâm hơn trong lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền các cấp về nội dung lãnh đạo xã hội, trước hết là HTCT về ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin hiện nay - trong thời đại 4.0. Công nghệ thông tin đã giúp cải cách hành chính trong thời gian qua là rất rõ ràng và được khẳng định hiệu quả thiết thực về tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lãnh địa để ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước, cải tiến, nâng cao năng lực phục vụ, giảm thiểu lao động hành chính, tiết kiệm ngân sách.

Ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý đáp ứng nhu cầu người dân trực tiếp tận nhà, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng chia sẻ nguồn lực thông tin, tạo dữ liệu dùng chung đang là vấn đề chưa được chú trọng triển khai.

SLĐ của Thành ủy đối với các tổ chức đảng, chính quyền các cấp chính là sự kết nối, tạo sức mạnh tổng hợp để khai thức nguồn lợi vô cùng lớn từ sự ứng dụng của công nghệ thông tin, chia sẻ nguồn lực xã hội sẽ tạo sự đột phá trong dịch vụ công, thực hành tiết kiệm và PCLP có hiệu quả nhất. Nếu có SLĐ bài bản bằng chủ trương, chương trình, đề án cụ thể, khoa học, công phu và quyết liệt trong hành động sẽ khắc phục căn bản tình trạng cát cứ địa phương, sự khép kín trong hoạt động thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị mà lẽ ra có thể tiết kiệm, chống lãng phí được rất nhiều.

4.2.3. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác phòng, chống lãng phí

Đổi mới PTLĐ Thành ủy Hà Nội đối với công tác PCLP là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo PCLP trong điều kiện hiện nay. Trong khi lãng phí để lại hậu quả nặng nề về tài chính, thiệt hại lớn về vật chất, gây bức xúc trong dư luận xã hội với mưu mô ngày càng phức tạp, khí đoán định thì càng phải chú trọng đến đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành ủy đối với các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tham nhũng, lãng phí.

Đổi mới việc lãnh đạo thông qua các văn bản do Thành ủy ban hành Trước hết, đối với việc lãnh đạo thông qua các văn bản do Thành ủy ban hành, có thể nâng cao chất lượng các nghị quyết, quyết định lãnh đạo đối với từng nhiệm vụ, nội dung PCLP ở địa phương. Các nghị quyết, quyết định phải đảm bảo phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xu thế hội nhập quốc tế, điều kiện và khả năng thực tế của địa phương.

Có thể có nghị quyết chuyên đề chung cho PCTN, LP hoặc nghị quyết về PCLP nhưng vấn đề đáng chú ý là phải coi trọng cả PCTN và PCLP vì trong thực tế, PCLP thường ít được coi trọng (ngay cả trong các văn bản của Đảng), thậm chí không tương xứng với PCTN, thậm chí thiếu nhất quán (tiêu đề thì có đề cập cả PCTN, LP nhưng nội dung thì chỉ nói về PCTN). Trong khi đó, nhiều trường hợp, lãng phí có liên hệ mật thiết với tham nhũng và hậu quả của lãng phí cũng không thua kém gì so với lãng phí, đôi khi có những trường hợp còn nghiêm trọng hơn. Các nghị quyết, quyết định được ban hành phải là sản phẩm trí tuệ tập thể, được bàn bạc, thảo luận dân chủ trước khi ban hành. Việc ban hành nghị quyết phải đúng quy trình, đảm bảo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đổi mới quy trình ban hành, đảm bảo chặt chẽ, khoa học, phát huy cao độ trí tuệ, bản lĩnh, tính sáng tạo của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố. Đổi mới, nâng cao năng lực dự báo, tầm nhìn chiến lược trong xây dựng, ban hành các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án công tác của Thành ủy và cấp ủy các cấp.

Đổi mới việc phân công công việc trong Ban chấp hành và phân định rõ mối quan hệ công tác của các tổ chức trong HTCT trong thực hiện nhiệm vụ công tác PCLP

Đây là nội dung tiếp nối để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Khi đã ban hành các văn bản của Đảng thì việc phân công đảng viên, cấp ủy viên thực hiện hay chủ trì thực hiện có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả thực hiện chủ trương của Đảng. Thành ủy cần khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của tập thể Thành ủy và trách nhiệm của từng đồng chí Thành ủy viên đối với nhiệm vụ PCLP tại Thành phố Hà Nội. Việc phân công cho mỗi thành ủy viên thường thể hiện trước hết trong quy chế làm việc của Thành ủy. Vì thế cần xây dựng quy chế và xác định trách nhiệm cá nhân của từng đồng chí cấp ủy viên, trước hết là người đứng đầu, thành viên trong Ban Thường vụ. Quy chế, quy định phải tường minh, dễ kiểm tra, dễ xác định và quy kết trách nhiệm.

Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc của cấp ủy trực thuộc theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương, chú trọng khâu tổ chức thực hiện quy chế làm việc, các quy định, quy trình công tác, trong đó có nhiệm vụ công tác PCLP. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tự phê bình và phê bình, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức và NĐĐ cấp ủy, đơn vị. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các tổ chức trong HTCT gắn với phân công, phân cấp mạnh cho cơ sở, mở rộng dân chủ đi liền với trật tự, kỷ cương trong Đảng và trong xã hội. Đặc biệt, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định tập thể cấp ủy nhưng phải gắn chặt với phân công "cá nhân phụ trách", kể cả nơi thực hiện chế độ thủ trưởng phải thực hiện nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một người, một người chịu trách nhiệm chính, công khai cho dân biết để giám sát và quy trách nhiệm nếu để xảy ra lãng phí.

Chú trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo gắn với đẩy mạnh cải

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay (Trang 133 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)