lao động tiền lương của công ty
Trả lương cho người lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho Công ty đạt được hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích cực tới đạo đức lao động của mọi người lao động. Một cơ cấu tiền lương hợp lý sẽ là cơ sở để xác định lượng tiền lương công bằng nhất cho từng người lao động cũng như là cơ sở để thuyết phục họ về lượng tiền lương đó. Vì vậy, Công ty cần phải có các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tiền lương:
59 3.2.1 Hoàn thiện chiến lược nguồn nhân lực
- Tiến hành đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu công việc của Công ty và xây dựng các kế hoạch lao động để đáp ứng các nhu cầu
đó. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức lao động tiền lương của Công ty.
- Chú trọng đến công tác tuyển dụng và lựa chọn lao động để đưa ra các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất, giúp tìm được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc, có kỷ luật, trung thực và gắn bó với công việc để đạt năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt, kỹ năng phù hợp với sự phát triển của Công ty, tránh các thiệt hại, rủi ro trong quá trình thực hiện công việc.
- Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của quá trình sản xuất kinh doanh để bố trí, sử dụng lao động một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả lao động.
- Tinh giảm bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả, giải quyết được các vấn đề chồng chéo chức năng nhiệm vụ, giảm bớt các bộ phận không cần thiết, các bộ phận làm việc không hiệu quả. Kết hợp với phương án bố trí việc làm hoặc
điều chuyển người lao động từ công việc này sang công việc khác, từ nơi này sang nơi khác.
- Xây dựng và sử dụng các thang tiến bộ nghề nghiệp (hay còn gọi là thang công việc) để giúp người lao động nhìn thấy khả năng tiến bộ, giúp họ có thể kế hoạch hóa việc đào tạo và tích lũy kinh nghiệm nhằm đạt được các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể.
- Tổ chức các đợt đi tham quan, học tập trong và ngoài nước, các đợt tập huấn để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, kỹ sư. Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ kế cận. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày một cao của quá trình sản xuÊt kinh doanh.
60
3.2.2 Hoàn thiện công tác xây dựng cơ chế và quy chế trả lương
- Cơ chế trả lương: luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động
trong Công ty bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của Công ty, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến...Vì vậy, một quy chế tiền lương hợp lý, đúng pháp luật, phù hợp với đặc thù kinh doanh của Công ty có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp Công ty thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.
- Quy chế tiền lương: Công ty cần xây dựng, ban hành, áp dụng và liên
tục đánh giá, sửa đổi, bổ sung quy chế tiền lương cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và những yêu cầu mới. Công ty cần xác định quỹ tiền lương và kế hoạch trả lương cả năm. Xây dựng hệ thống chức danh và các hệ số phụ cấp một cách hợp lý. Liệt kê các công việc có cùng tính chất, mức phức tạp và trách nhiệm thành một nhóm chức danh. Trên cơ sở các yếu tố, xác định hệ số tương ứng với các chức danh. Mỗi loại tính chất lao động, mỗi bộ phận trong Công ty có thể áp dụng một cách tính trả lương cho phù hợp. Xây dựng hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng và xử phạt đảm bảo tính khuyến khích và công bằng trong quy chế trả lương. Xây dựng các tiêu chuẩn hoàn thành công việc, đặc biệt đối với những vị trí lao động ở khối văn phòng. Quy định về thời điểm, quy trình trả lương và các chính sách trả lương đối với các công trình đặc biệt, những trường hợp đặc biệt khi người lao động đi học, lương làm thêm giờ, lương trong thời kì thai sản đối với lao động nữ...
3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện tiền lương
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của công tác quản lý tiền lương trong Doanh nghiệp. Các văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện về lao động tiền lương phải rõ ràng, cụ thể nhằm thực thi một cách kịp thời, chính xác. Việc xây dựng các quy chế, chính sách phải dựa trên tình hình thực tế, lấy ý kiến góp ý của đông đảo cán bộ công nhân viên Công ty, kết quả thấy phù hợp mới ban hành và qui định thực hiện.
Cán bộ nhân viên làm công tác quản lý tiền lương phải có năng lực, đạo đức, trong sáng và có tinh thần trách nhiệm, có chuyên môn nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của công việc. Có chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao và chế độ
61
đãi ngộ hàng năm nhằm khuyến khích năng lực làm việc cao đối với cán bộ lao
động tiền lương các cấp. Bộ máy tổ chức và đội ngũ lao động phải có sự thay đổi toàn diện quan điểm nhận thức mới về tiền lương trong cơ chế thị trường, từ đó nâng cao khả năng tổ chức một cách đồng bộ cả về số lượng và chất lượng.
3.2.4 Hoàn thiện công tác chỉ đạo thực hiện tiền lương
Cần chỉ đạo việc xây dựng quy chế tổ chức và môi trường văn hóa hợp lý trong Công ty để phối hợp các bộ phận, phòng ban tham gia thực hiện. Huy động tối đa sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân tham gia quản lý tiền lương thông qua nguyên tắc ứng xử quản lý khoa học, công khai và ổn định.
Cần tuyên truyền phổ biến đến từng cán bộ công nhân viên những tài liệu tổng hợp, hệ thống chính sách tiền lương và thu nhập, cơ chế quản lý và hướng dẫn cách thức, xác định những chế độ liên quan đến người lao động. Cần phổ biến những thay đổi trong chính sách tiền lương đến cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Cụ thể hóa bằng những văn bản trong đó quy định rõ mối quan hệ giữa giám
đốc doanh nghiệp và người lao động. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không làm đúng việc trả lương và thu nhập cho người lao động theo quy định và ngược lại người lao động phải thấy được nghĩa vụ của mình trong quá trình lao động để hưởng mức lương và thu nhập tương ứng.
62
3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm tra giám sát thực hiện tiền lương
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra về hệ thống tiền lương, có
đủ chuyên môn để đáp ứng các yêu cầu về phát triển của Công ty. Quy định cụ thể về nhiệm vụ, trách nhiệm đối với từng cán bộ làm công tác kiểm tra. Việc kiểm tra, giám sát phải nhằm mục tiêu giúp đỡ, hướng dẫn tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tiền lương đi đúng quỹ đạo, đúng pháp luật.
Hoàn thiện các quy định của Nhà nước về quản lý tiền lương và thu nhập.
Xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo trong việc kiểm tra, giám sát. Đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ tiền lương trên cơ sở đảm bảo đầu tư phát triển sản xuất. Xử lý nghiêm minh theo pháp luật và theo quy chế hiện hành với những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm chính sách, chế độ tiền lương hiện hành. Thông báo thường xuyên, công khai kết quả của việc kiểm tra hệ thống tiền lương và thu nhập của doanh nghiệp.
Trên đây là một số kiến nghị đối với công tác tổ chức lao động tiền lương tại Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Thương mại Hải Phòng – ICC. Hy vọng rằng, những
đóng góp trên sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác trả lương tại Công ty, đem lại lợi ích cho người lao động và cho doanh nghiệp, góp phần giúp cho doanh nghiệp ngày càng đứng vững, chiếm thị phần cao trên thị trường và khẳng định thương hiệu của mình ngày một vững mạnh.
63
KÕt luËn
Sau thời gian nghiên cứu trên hai mặt lý thuyết và thực tiễn để viết đề tài:
“Hoàn thiện công tác lao động tiền lương tại công ty CP Đầu tư và Xây lắp Thương mại Hải Phòng – ICC”, em có một số nhận xét sau:
Vấn đề tiền lương, thu nhập cho người lao động luôn là những đề tài nóng trong các chủ đề nghiên cứu hiện nay với cả khu vực nhà nước cũng như các khu vực khác. Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Chính sách này có liên quan chặt chẽ với toàn bộ quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống những người làm công ăn lương mà còn ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ khác. Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương cho phù hợp với nhu cầu phát triển là hết sức quan trọng và cần thiết trong mỗi doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng này, Công ty đã coi công tác quản lý tiền lương như một công cụ hữu hiệu nhất nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng lao động của cán bộ công nhân viên, để từ
đó giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Tuy tiền lương của Công ty chưa tăng cao, nhưng phần nào cũng đáp ứng
được yêu cầu tối thiểu của người lao động và những mục tiêu chung mà Công ty đề ra. Trong nền kinh tế cơ chế thị trường, Công ty đã và đang phải làm quen với những thử thách mới. Do đó, đòi hỏi Công ty phải có những đường lối, chính sách
đúng đắn đối với bản thân doanh nghiệp và đối với nhu cầu của thị trường. Trong
đó, tiền lương là một yếu tố phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nên Công ty cần có những biện pháp tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả, đặc biệt là tạo điều kiện cho lao động quản lý, tránh sự kiêm nhiệm quá sức, sẽ dẫn đến tình trạng làm cho lao động quản lý làm việc quá tải mà không có thời gian chú tâm vào những công việc có quy mô, giúp cho ban lãnh đạo Công ty, góp phần từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương sao cho có hiệu quả hơn, làm cho người lao động nhận thức được mối quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động, làm cho họ có niềm tin lạc
64
quan hơn về tương lai của họ và tương lai của doanh nghiệp. Ví dụ như, Công ty nên nghiên cứu thêm phương pháp trả lương theo thời gian có thưởng, thưởng theo tiến độ công việc…
Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty, thầy giáo hướng dẫn T.S Trương Minh Đức, các đồng nghiệp và bạn bè, em đã hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên, chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
65
Các tài liệu tham khảo
1. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Hữu Thân (2010), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Lao động – Xã
hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Kim Loan (2011), Giáo trình Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (2010), Chế độ về chính sách mới về tiền lương – tiền công, bảo hiểm xã hội, y tế, Nhà xuất bản Lao động.
5. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội (2013), Mức lương tối thiểu vùng thực hiện từ 01/01/2013 Chế độ về chính sách mới về tiền lương – tiền công, bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, Nhà xuất bản Lao động.
6. Chế độ tiền lương 2009 trợ cấp và bảo hiểm xã hội (đã được điều chỉnh, bổ sung theo qui định mới nhất), Nhà xuất bản Hồng Đức.
7. Luật tổ chức Chính Phủ ngày 25/12/2001.
8. Bộ luật Lao động ngày 18/6/2012.
9. Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ qui định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.
10. Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính Phủ qui định mức lương tối thiểu chung.
11. Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.