CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN TẠI KBNN HOÀNG
4.1. Định hướng công tác Kiểm soát Chi NSNN tại KBNN Hoàng Mai
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện bộ máy, đào tạo cán bộ kiểm soát chi qua
Kiểm soát chi các khoản chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các khoản chi tiêu của Nhà nước. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ là một trong các điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN.
Cần phải thực hiện xây dựng cơ cấu tổ chức kiểm soát phù hợp, tinh giản, hiệu quả kiểm soát cao đồng thời thực hiện đào tạo cán bộ, cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới cơ chế tổ chức bộ máy: Nên hoàn thiện mô hình kiểm soát chi NSNN thực hiện chức năng kiểm soát tất cả các khoản chi từ NSNN, để chuyển việc kiểm soát tập trung vào một đầu mối tránh phân cấp như hiện nay giao việc kiểm soát chi NSNN cho cả tổ KTNN và tổ Tổng hợp – hành chính. Mục đích của việc chuyển giao nhiệm vụ là để chuyên môn hóa nghiệp vụ kiểm soát, thanh toán tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch; phòng kế toán thực hiện chức năng kế toán NSNN, không thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chinhư hiện nay.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN.
+ Thực hiện chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ kiểm soát chi NSNN. Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững các cơ chế chính sách của Nhà nước. Đồng thời có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao. Để thực hiện được những yêu cầu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý... và căn cứ vào kết
91
quả rà soát để xây dựng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng cán bộ.
+ Xây dựng chiến lược cán bộ quản lý chi NSNN bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng bước chức danh và yêu cầu công tác.
Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý Nhà nước, kinh tế thị trường, ngoại ngữ, tin học.... Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của từng cán bộ.
+ Hoàn thiện, củng cố cơ chế đánh giá công chức để bố trí vào các công việc phù hợp, những công chức không có đủ trình độ, khả năng chuyên môn sẽ được bố trí chuyển việc khác, đào tạo lại hoặc cho thôi việc. Đồng thời, tuyển dụng đúng vị trí chức danh và đúng chuyên ngành đào tạo, tránh tình trạng bố trí công việc không đúng chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế tình trạng giao cho cán bộ tài chính kiêm nhiệm và từng bước hoàn thiện nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý NSNN.
+ Định kỳ luân chuyển cán bộ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.
+ Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt các cán bộ tài chính tham gia vào hệ thống TABMIS, xây dựng lực lượng cán bộ tin học theo hướng chuyên nghiệp, được tổ chức tốt và yên tâm công tác lâu dài, coi đó là sự cần thiết và là mục tiêu rất quan trọng trong công tác quản lý chi NSNN
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi chính là thể hiện ở các tiêu chí giải ngân nhanh, kịp thời, không tồn đọng hồ sơ, nhưng vẫn đảm bảo đúng chế độ, bảo đảm liên hoàn, thuận tiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát chi, thanh toán cho đơn vị hưởng. Vì vậy nâng cao năng lực cán bộ là yêu cầu tất
92
yếu để đảm bảo kiểm soát chi được hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi cho NSNN.
Để làm tốt được yêu cầu đó trước hết là phải từ sự tập trung nỗ lực, ý thức tự giác của bản thân người cán bộ kiểm soát chi và tiếp đến là sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo KBNN.
Cơ chế quản lý, kiểm soát chi thay đổi nhiều, đòi hỏi cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi phải luôn nghiên cứu chế độ, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát chi NSNN, có ý thức thường xuyên cập nhật kiến thức mới và làm việc theo những quy định mới, từ bỏ lối làm việc theo kinh nghiệm đơn thuần, theo nếp cũ không còn phù hợp với tình hình mới.Vì vậy cần tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới gắn các nội dung đào tạo với yêu cầu thực tế, trang bị cho cán bộ kiến thức về pháp luật, kinh tế. Thường xuyên tổ chức học tập thảo luận các chế độ mới vừa nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cũng là để trao đổi kinh nghiệm và tháo gỡ khó khăn trong quá trình kiểm soát chi, đồng thời xây dựng phong trào thi đua nghiệp vụ, tổ chức lấy báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và báo cáo chuyên đề công tác hàng năm.
Thứ ba,cần phải tăng cường mối quan hệ công tác giữa các bộ phận nghiệp vụ có liên quan như quan hệ giữa bộ phận kế toán và bộ phận kiểm soát chi đảm bảo phối hợp chặt chẽ theo đúng quy trình nghiệp vụ, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, đúng thẩm quyền và chính xác và đúng thời hạn. Cụ thể phải quy định rõ việc giao nhận phải tiến hành theo hình thức mở sổ theo dõi chứng từ giao cho phòng kế toán và mở sổ chứng từ theo dõi việc phòng kế toán giao lại chứng từ cho bộ phận kiểm soát chikhi đã hạch toán xong, quy định rõ nội dung ghi trên sổ giao nhận như số chứng từ, tên dự án, số lượng, số tiền trên chứng từ và chữ ký của cán bộ giao, nhận. Việc phân công này nhằm tạo ra sự chặt chẽ trong quản lý chứng từ, theo dõi được lượng chứng từ
93
luân chuyển và đặc biệt là chống thất thoát chứng từ, khi xảy ra thất thoát chứng từ có thể quy trách nhiệm được ngay là lỗi từ đâu.
Thứ tư, KBNN Hoàng Mai cần quy định rõ ràng trong công tác phối hợp đối chiếu số liệu khi làm các loại báo cáo giữa bộ phận kiểm soát chi và tổ kế toán. Đó là quy định rõ ngày nào của tháng thì thực hiện đối chiếu, việc đối chiếu phải được lập thành bảng biểu theo mẫu chung và phải được ký xác nhận đầy đủ giữa hai phòng để làm cơ sở lưu trữ, kiểm tra lại số liệu khi có sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng. Quy định như vậy sẽ tạo nên sự nhất quán trong thực hiện nhiệm vụ, số liệu được đảm bảo chính xác và xác định được việc chậm cung cấp số liệu là do bên nào chịu trách nhiệm.
Thứ năm, KBNN cũng cần tăng cường rèn luyện đạo đức của người cán bộ, đề cao lương tâm và trách nhiệm của người cán bộ công chức giải quyết công việc; có thái độ phục vụ đúng mực, đảm bảo văn minh văn hóa ngành Kho bạc, tinh thần làm việc tận tụy, không sách nhiễu, vụ lợi. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ KBNN nhằm mục đích kiểm soát chi chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ phục vụ kịp thời nhu cầu của đơn vị sử dụng NSNN, giảm thất thoát, tiêu cực trong sử dụng Ngân sách.
Thứ sáu, tổ chức kiện toàn bộ máy cán bộ cũng là một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt. Bộ máy cán bộ phải được sắp xếp hợp lý, phù hợp năng lực chuyên môn của từng người, tạo nên một cơ cấu hợp lý, có hiệu quả có quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm từng khâu từng bộ phận, từng vị trí công tác.
Thứ bảy, KBNN Hoàng Mai cần tiếp tục xây dựng chế độ lương, tạo điều kiện công tác thuận lợi nhằm thu hút cán bộ trẻ, người tài vào làm việc trong hệ thống KBNN, đặc biệt là phòng kiểm soát chi NSNN. Thực hiện chế độ khen thưởng nghiêm minh, tăng cường động viên khuyến khích cán bộ tâm huyết với công việc để lưu giữ cán bộ có tài, tránh tình trạng chảy máu
94 chất xám.
Thứ tám, cần nghiêm túc đánh giá lại hoạt động nghiệp vụ của bộ phận cơ chế “một cửa” trong kiểm soát chi, qua đó có thể thấy được những mặt còn nhiều hạn chế của bộ phận này để có thể có những biện pháp cần thiết, điều chỉnh kịp thời nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính và thời gian thanh toán của các đơn vị Chủ đầu tư.
Tóm lại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, KBNN cần phải đặc biệt quan tâm làm tốt công tác củng cố, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức KBNN trong sạch, chuyên nghiệp, chuyên sâu, làm việc có kỷ luật, kỷ cương, thực hiện văn minh, văn hóa nghề kho bạc. Đồng thời cần sắp xếp kiện toàn bộ máy cán bộ để phát huy và khai thác được hết trí tuệ và khả năng sáng tạo tiềm tàng của đội ngũ cán bộ, công chức