CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN TẠI KBNN HOÀNG
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với Chính phủ và Bộ Tài Chính
101
Hoàn thiện cơ chế chính sách, tập trung giải quyết các nội dung sau:
Thứ nhất, Bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm bảo đảm bổ sung hệ thống văn bản quy định cơ chế kiểm soát chi của NSNN qua Kho bạc theo hướng thống nhất gọn lại thành hệ thống văn bản kiểm soát chi NSNN.
Thứ hai, Các Bộ, ban, ngành hữu quan như Bộ Tài Chính, Sở Kế hoạch - đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, cơ quan Thuế, Hải quan... nên thống nhất, đồng bộ, kịp thời thực hiện những chế độ mới thay đổi nhằm tránh tình trạng Nghị định chờ Thông tư hướng dẫn như thời gian vừa qua, tạo nhiều kẽ hở và gây ra nhiều bất cập cho đơn vị có quan hệ với NSNN, mất thời gian, đình trệ dòng chảy ngân sách.
Thứ ba, trình độ công nghệ thanh toán của nền kinh tế đặc biệt là công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng và KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác tập trung, quản lý NSNN. Vì vậy, Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ cụ thể để tạo dựng được một hệ thống công nghệ thanh toán hiện đại, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong các quan hệ thanh toán, tiến tới sử dụng phổ biến hình thức thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý NSNN. Để đạt được mục tiêu này, trước mắt Nhà nước cần có sự hỗ trợ kinh phí để hệ thống KBNN có thể nhanh chóng thực hiện đầu tư trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ thanh toán, xây dựng và đưa vào áp dụng chương trình thanh toán điện tử liên kho bạc, liên kho bạc – ngân hàng… trong đó, đặc biệt lưu ý vấn đề bảo mật.
Thứ tư, Hoàn thiện và ổn định các chính sách, văn bản pháp lý để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc kiểm soát của KBNN, ĐVSDNS khi thanh toán. Văn bản cần phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện thanh toán, quyết toán vốn NSNN. Có chế tài xử phạt đối với đơn vị sử dụng ngân sách khi chi thanh toán sai chế độ, sai
102
phương thức thanh toán, chậm về thời gian báo cáo, thời gian thanh toán.
Thứ năm, cần sớm hoàn thiện hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách, cần được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa các vùng, miền.
4.3.2. Đối với KBNN
Thứ nhất, cơ chế một cửa. Trên nền tảng Quy chuẩn giao dịch “một cửa” của Chính phủ ban hành, kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, theo giải pháp của tác giả, kiến nghị KBNN ban hành cơ chế giao dịch “một cửa” để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
Thứ hai, sửa đổi biểu mẫu, tinh giảm thủ tục hành chính. Điểu chỉnh sửa đổi, ghép các biểu mẫu chứng từ thành toán. Kiến nghị KBNN xem xét nghiên cứu, trình Bộ tài chính và ban hành để các đơn vị cơ sở thực hiện thuận lợi, giảm bớt thủ tục, tiết kiệm thời gian, công việc cho đơn vị, chủ đầu tư nhà thầu và công tác kiểm soát chicủa Kho bạc nhằm tăng cường tiến độ xử lý chứng từ cho đơn vị, tốc độ giải ngân cho Chủ đầu tư đảm bảo tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, kéo dài thời gian thanh toán vốn thuộc kế hoạch năm trước.
Kiến nghị phương thức kéo dài thanh toán thuộc kế hoạch năm trước sau thời điểm khóa sổ quyết toán 31/01 của năm sau, mà kế hoạch vốn còn lại (sau 31/01) chưa thanh toán hết bởi tiến độ triển khai thực hiện chậm do khách quan thì được phép chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau thực hiện, có nghĩa được hiểu như vốn bổ sung của năm sau. Nếu được như thế sẽ dễ dàng cho việc theo dõi quản lý tình hình giải ngân, số liệu, đồng thời phù hợp với số liệu hạch toán trên TABMIS đảm bảo số liệu đơn giản khi đối chiếu, thuận lợi trong việc tổng hợp lập báo cáo tình hình hoạt động và hiệu quả quyết toán
103
vốn năm, giảm thiểu đáng kể các biểu mẫu và tiêu chí khi lập báo cáo.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin, báo cáo. Kiến nghị cần thiết kế chương trình phần mềm giao diện liên kết giữa hai chương trình ĐTKB-LAN và KTKB-LAN. Trọng tâm của vấn đề là phải xây dựng hệ thống thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ương đến cơ sở, đủ sức truyền tải hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý điều hành. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Hiện nay KBNN đã và đang triển khai chương trình Tabmis trên toàn hệ thống nhằm xây dựng và hoàn thiện một chương trình quản lý nghiệp vụ với việc kết nối mạng trong toàn hệ thống, song chương trình này mới xây dựng trên nền tảng công tác kế toán chưa kết nối được với chương trình kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ NSNN dẫn dến nhập liệu trên hai chương trình khác nhau sẽ có sự thiếu thống nhất, thiếu chính xác, mất thời gian. Trước mắt sửa đổi nâng cấp chương trình ĐTKB_LAN và tiến tới triển khai nâng chương trình ĐTKB_WAN. Sau đó KBNN tiếp tục hoàn thiện chương trình kiểm soát chiđầu tư XDCB từ nguồn NSNN kết nối với TABMIS giúp cho việc kiểm soát được chặt chẽ và hiệu quả, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa công nghệ của KBNN.
Tiếp tục hoàn thiện, thống nhất chế độ báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất, tạo điều kiện cho các đơn vị cấp dưới chủ động trong công tác báo cáo, số liệu báo cáo sẽ được chính xác hơn, và thời gian báo cáo sẽ nhanh hơn, qua đó tập trung nhiều thời gian hơn nữa cho công tác kiểm soát chi. Tăng cường công tác thông tin, báo cáo từ KBNN cơ sở, đặc biệt là phản ánh kịp thời những tồn tại, vướng mắc từ thực tế. Từ đó có các cơ chế quản lý, điều hành chung, phù hợp để KBNN địa phương thực hiện, tránh việc xử lý mang tính chất tình huống, cục bộ nhưng không giải quyết triệt để, dứt điểm các tồn tại phát sinh.
104