Nguyên tắc bảo hộ sáng chế

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Áp dụng sáng chế không có hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam sáng chế số CN103947747A compound preservtive for citrus and preparation method (Trang 23 - 26)

Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SÁNG CHẾ KHÔNG CÓ HIỆU LỰC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM

1.1. Pháp luật về sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế

1.1.2. Nguyên tắc bảo hộ sáng chế

Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Bảo hộ: bảo vệ, che chở, bênh vực không để tổn thất, thiệt hại12

12 Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, trang 110

15

Theo Từ điển Luật học: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là chế định của Bộ Luật Dân sự về việc Nhà nước công nhận quyền sở hữu của tác giả các sáng tác trong lĩnh vực công nghệ bằng việc cấp văn bằng bảo hộ về các quyền, lợi ích, nghĩa vụ đối với sáng tác của mình trong thời hạn bảo hộ13

Theo Vũ Khắc Trai: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước, thông qua hệ thống pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền, xác lập quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền đó được thực thi, chống lại mọi sự xâm phạm của người khác14”.

Theo sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc Nhà nước bảo đảm độc quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển giao văn bằng bảo hộ15

Như vậy, từ đó có thể xem, bảo hộ sáng chế là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ để tác giả, chủ sở hữu độc quyền khai thác sáng chế trong thời hạn 20 năm, giải pháp hữu ích 10 năm. Khi đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ đó. Patent được cơ quan có thẩm quyền cấp dựa trên cơ sở người có sáng chế nộp đơn tại cơ quan này. Khi patent đã được cấp, chủ sở hữu patent có quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Vì vậy, bất cứ ai muốn khai thác vì mục đích thương mại hay phi thương mại đều phải được sự đồng ý của chủ sở hữu patent. Khi không được chấp nhận nhưng vẫn thực hiện các hành vi đó sẽ vi phạm pháp luật.

Một sáng chế nếu thuần tuý chỉ là lý thuyết mà không có khả năng áp dụng cho các mục đích thực tế thì sẽ không được cấp bằng độc quyền. Nếu sáng chế là một sản phẩm thì sản phẩm đó phải có khả năng được sản xuất, nếu sáng chế đó là một quy trình thì quy trình đó phải có khả năng thực hiện; hơn nữa, việc sản xuất và thực hiện đó có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.

Patent là giấy chứng nhận về sáng chế được pháp luật công nhận và cấp cho chủ sở hữu sáng chế. Patent được cấp khi sáng chế đăng ký bảo hộ có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu những đối tượng sở hữu công nghiệp, pháp luật các quốc gia có quy định về nguyên tắc ưu tiên như nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file) hoặc nguyên tắc sử dụng đầu tiên (first to use). Việc áp dụng

13 Nguyễn Hữu Quỳnh (Chủ nhiệm) Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội, 199,tr.32

14 Vũ Khắc Trai Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - 380 câu hỏi và đáp dành cho doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, tháng 2/2006, tr2.

15 Nguyễn Duy Lâm, Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục, 1996, tr18.

16

nguyên tắc ưu tiên này không giống nhau ở mỗi quốc gia. Chẳng hạn như, tại Mỹ nguyên tắc ưu tiên được áp dụng là nguyên tắc sử dụng trước (first to use). Việt Nam hiện đang áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nộp đơn trước trong việc đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp.

Theo Điều 91 Luật Sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về nguyên tắc ưu tiên như sau: “Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;

b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại các nước khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong đó có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền có quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng với nội dung trong đơn. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

Như vậy, trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký sáng chế hoặc tương đương nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các Sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ16.

Nếu nhiều đơn của nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp cho một đối tượng có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên thì chỉ chấp nhận bảo hộ cho một

16 Xem Điều 90 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành , https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Luat-so-huu-tri- tue-2009-sua-doi-36-2009-QH12-90634.aspx Truy cập 09/03/2019

17

đơn duy nhất theo thỏa thuận các các chủ đơn này. Nếu các chủ đơn không thỏa thuận được thì đối tượng đó sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu chủ đơn đã nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia là thành viên của Công ước Paris về sở hữu công nghiệp, Hiệp ước hợp tác Patent về bảo hộ sáng chế thì chủ đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho đối tượng đã được nộp trong đơn đầu tiên trong thời hạn nhất định (12 tháng đối với sáng chế và 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu). Nghĩa là trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn xen vào cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của chủ đơn vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

Ngoài ra, sáng chế còn được bảo hộ bởi bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Giải pháp hữu ích thực ra là một sáng chế, tuy nhiên chưa đáp ứng được đầy đủ điều kiện bảo hộ như một sáng chế. Sáng chế là đối tượng sở hữu công nghiệp và được bảo hộ theo quyền sở hữu công nghiệp. Sáng chế được bảo hộ đem lại cho chủ sở hữu sáng chế lợi thế cạnh tranh, tạo thêm nguồn thu nhập mới từ hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng sáng chế, huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.

Bảo hộ sáng chế bị giới hạn theo lãnh thổ và theo thời gian. Bảo hộ theo lãnh thổ có nghĩa sáng chế chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ quốc gia sáng chế đó đăng ký bảo hộ. Bảo hộ theo thời gian có nghĩa sáng chế có giới hạn bảo hộ thường chỉ kéo dài trong một thời gian nhất định (Vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở mục 1.2 tiếp theo của bài nghiên cứu).

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Áp dụng sáng chế không có hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam sáng chế số CN103947747A compound preservtive for citrus and preparation method (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)