Ý nghĩa của việc áp dụng sáng chế không có hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Áp dụng sáng chế không có hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam sáng chế số CN103947747A compound preservtive for citrus and preparation method (Trang 39 - 43)

Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SÁNG CHẾ KHÔNG CÓ HIỆU LỰC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM

1.5. Ý nghĩa của việc áp dụng sáng chế không có hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam

Hầu hết các sáng chế được bộc lộ công khai lần đầu tiên khi công bố patent (hoặc đơn yêu cầu cấp patent, trong trường hợp luật có quy định công bố đơn).

Do đó, patent cung cấp một phương tiện thu nhận kiến thức từ các nghiên cứu và sáng kiến hiện tại mà thường rất lâu sau những sản phẩm cải tiến đó mới xuất hiện trên thị trường. Thông tin sáng chế là một nguồn thông tin quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, tác giả sáng chế, doanh nhân, các doanh nghiệp thương mại, cũng

31

như các chuyên gia sáng chế. Thông tin sáng chế có thể hỗ trợ những người sử dụng thông tin để:

• Tránh những nỗ lực nghiên cứu và triển khai trùng lặp; từ đó, xác định rõ khả năng bảo hộ của sáng chế. Đồng thời, tránh chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những thứ đã biết

• Khai thác công nghệ có trong đơn sáng chế không được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc không được bảo hộ độc quyền ở một số nước nhất định, hoặc bằng độc quyền sáng chế đã hết hiệu lực bảo hộ;

• Thu thập thông tin về các hoạt động sáng tạo và định hướng kinh doanh của đối thủ cạnh tranh trong tương lai; Theo kịp các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực chuyên môn của doanh nghiệp, tìm kiếm các giải pháp sẵn có cho các vấn đề kỹ thuật

• Nâng cao chất lượng của các quyết định kinh doanh, ví dụ, ký kết hợp đồng li-xăng, thiết lập quan hệ đối tác về công nghệ, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp;

• Xác định xu hướng phát triển chủ đạo của các lĩnh vực công nghệ cụ thể, ví dụ, các lĩnh vực công nghệ liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe công đồng, bảo vệ môi trường, và xây dựng cơ sở cho việc hoạch định chính sách. Hay lấy ý tưởng cho những sáng kiến tiếp theo, xác định các đối tác kinh doanh hoặc xác định nhà cung cấp và nguồn nguyên vật liệu.

• Đặc biệt, trong thời đại công nghệ, thì không khó để tìm ra các loại máy móc công nghệ mang tính kỹ thuật cao để áp dụng vào sản xuất các sản phẩm, nâng cao chất lượng. Từ đó, mang lại nguồn lợi cao về mặt kinh tế cho bản thân cá nhân, tổ chức đó; đóng góp vào tổng thu nhập quốc nội của đất nước hay áp dụng, sử dụng miễn phí đến nơi hải đảo hoặc miền núi xa xôi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo từ công nghệ, điều quan trọng là các vùng đều có thế mạnh riêng, gặp những khó khăn riêng cho nên việc “giải quyết nỗi đau” này là rất cần thiết trong chính sách phát triển kinh tế ở nước ta.

Ngày nay, công việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thông tin sáng chế (TTSC) nhằm tìm ra các mối quan hệ và xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới phục vụ cho các mục đích quản lý, dự báo và định hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ mới đã đem lại những giá trị to lớn, không thể có được từ các nguồn thông tin khác.

Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, các nhà nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, các công ty hàng đầu trên thế giới đã khai thác tích cực và sử

32

dụng hiệu quả nguồn TTSC như một công cụ hoạch định chiến lược nghiên cứu, kinh doanh và xác định tiềm năng của đối tác trên thương trường. Hiệu quả kinh tế lớn nhất từ hệ thống bảo hộ quyền SHTT là việc công bố TTSC của các đối thủ cạnh tranh chứ không chỉ đơn thuần là các khoản thu có được từ việc khai thác, sử dụng công nghệ được cấp Văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, kéo theo một khối lượng lớn các sáng chế luôn được cập nhật vào nguồn TTSC đã nảy sinh một vấn đề: không thể dừng lại ở việc phân tích TTSC một cách riêng rẽ và tách biệt nhau. Xuất phát từ các nhu cầu này, ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tối đa lợi thế về khả năng xử lý, phân tích và kết xuất các nguồn thông tin số.

Trong hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam, việc hiểu rõ giá trị của TTSC còn hạn chế. Nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu chưa có thói quen và nhu cầu sử dụng TTSC trước khi thực hiện đề tài, dẫn đến tình trạng tính mới và tính sáng tạo trong các kết quả nghiên cứu còn thấp hoặc thực hiện nghiên cứu trùng lặp với những giải pháp công nghệ đã được bộc lộ trong dữ liệu TTSC. Hơn nữa, công việc tra cứu TTSC và xử lý kết quả tìm được đòi hỏi trình độ chuyên nghiệp cao.

Do vậy, cần thiết hình thành các bộ phận hoặc nhóm chuyên trách về tra cứu TTSC trong các cơ quan thông tin khoa học công nghệ có trình độ cao, nắm bắt được nhu cầu thông tin và hướng dẫn hoặc thực hiện, ứng dụng tin học trong khai thác TTSC ở những mức độ phức tạp khác nhau, nhằm tạo ra được các sản phẩm thông tin chọn lọc đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng đối tượng sử dụng thông tin.

33

Tiểu kết Chương 1

Xác định điều kiện để các nhân, tổ chức tại Việt Nam sử dụng sáng chế đã được cấp bằng độc quyền sáng chế không có hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam sẽ rơi vào một trong các trường hợp sau: Sáng chế đã được cấp bằng độc quyền sáng chế nhưng sáng chế bị chấm dứt hiệu lực; Sáng chế hết thời hạn bảo hộ (thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn); Sáng chế vẫn còn thời hạn bảo hộ nhưng không được đăng ký bảo hộ tại quốc gia tổ chức, cá nhân sử dụng sáng chế đó.

Như vậy, trên cơ sở xem xét Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và công ước quốc tế liên quan, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc áp dụng sáng chế số chế số CN103947747A “compound preservtive for citrus and preparation method thereof” cho bảo quản Cam ở Nam Đông là khả thi về mặt pháp lý. Từ đó hoàn toàn có cơ sở cho việc cá nhân, tổ chức có thể sử dụng miễn phí sáng chế mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế đó không đăng ký bảo hộ tại tại nước sở tại của cá nhân, tổ chức đó.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Áp dụng sáng chế không có hiệu lực bảo hộ tại Việt Nam sáng chế số CN103947747A compound preservtive for citrus and preparation method (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)