Các ngân hàng dựa trên bảng chấm điểm để đánh giá , phân tích
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ đó dự đoán khả năng hoàn trả vốn vay cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó. Vì vậy, khi xây dựng bảng điểm cần chọn những tiêu chí phù hợp , có tính đại diện cao để sự đánh giá của ngân hàng được chính xác và khách quan hơn.
Dưới đây em xin đưa ra 5 nhóm tiêu chí hiện nay được các ngân hàng sử dụng đế xây đựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ ngân hàng.
1.5.1/ Hình thức sở hữu.
Hình thức sở hữu có ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Có thể chia các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay ra làm 4 nhóm :
- Doanhnghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
- Doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân.
- Doanh nghiệp thuộc sở hữu cá nhân, các tổ chức nước ngoài.
- Doanh nghiệp thuộc sở hữu hỗn hợp.
Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng sẽ có những đon vị phát triển mạnh và không mạnh, nhưng xét mặt bằng chung, tuỳ vào đặc điểm từng nền kinh tế mà các loại hình sẽ có các thế mạnh khác nhau. Có thể lấy Việt Nam làm ví dụ. Nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nhiều từ chế độ tập trung bao cấp cũ, các doanh nghiệp nhà nước thường được ưu tiên hơn , nhận được nhiều sự hỗ trợ không nhỏ từ nhà nước. Những ưu tiên này được thể hiện qua các chính sách ưu đãi, các khoản hỗ trợ tài chính .v.v. Việc được nhà nước sở hữu là một bảo đảm to lớn đối với các doanh nghiệp có tham gia hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên không hẳn các doanh nghiệp khác không có ưu thế. Các công ty liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi đầu tư vốn vào thị trường Việt Nam có nhiều thuận lợi như có máy móc, công nghệ hiện đại lại đựơc Chính phủ tạo điều kiện thông qua chính sách khuyến khích mở cửa đầu tư. Với tác phong kinh doanh chuyên nghiệp các doanh nghiệp này thường làm ăn có hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc sở hữu cá nhân lại có sự phát triến không đồng đều. Thực tế này phát sinh từ khả năng quản lý của lãnh đạo đến số vốn được đầu tư vào doanh nghiệp, ngoài ra cũng vì họ ít nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà nước . Có thể thấy đây là loại hình ít thuận lợi nhất so với các thành phần khác.
Như vậy hình thức sở hữu doanh nghiệp có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa vói việc nó cũng ảnh hưởng tới khả năng trả các món nợ cho ngân hàng. Các tác động này không chỉ do các chính sách ưu đãi của nhà nước mà còn do chủ thế đứng sau của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của chủ thế này càng cao thì mức độ đảm bảo của các khoản vay doanh nghiệp do chủ thế sở hữu cũng sẽ càng lớn. Việc quan tâm đến hình thức sở hữu doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng đánh giá được trong từng thời kỳ khác nhau, doanh nghiệp nào có ưu thế hơn sẽ được chấm số điểm cao hơn tương ứng. Đây là một chỉ tiêu cần thiết trong quá trình chấm điếm doanh nghiệp.
1.5.2/ Nghành nghề kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sổ lượng doanh nghiệp đang hoạt động là không nhỏ, đi kèm với nó là sự đa dạng về nghành nghề, về chủng loại hàng hoá, chu kỳ kinh doanh, mức độ rủi ro, khả năng sinh lời.v.v.của các doanh nghiệp đó.
Vì vậy đế đánh giá đúng đối tượng xin vay, ngân hàng cũng cần phải sắp xếp các doanh nghiệp có những nét tương tự nhau vào cùng một nhóm nhất định. Việc sắp xếp này sẽ giúp ngân hàng nhìn thấy đuợc tiềm năng của mỗi doanh nghiệp trong tùng giai đoạn cụ thế. Nhận định này xuất phát tù' đặc điếm của mỗi nền kinh tế.
Mỗi quốc gia lựa chọn cho mình những hướng phát triển khác nhau tuỳ vào thế mạnh của mình. Những nước phát triển thì thường chọn tập trung vào thương mại dịch vụ và công nghiệp. Còn với những nước đang phát triến, nông nghiệp luôn là ngành trọng điếm, là cơ sở chính cho cả kinh tế. Việc lựa chọn này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm kinh tế, xã hội, địa lý tòng nước, cũng như vào chiến lược phát triển mà Nhà nước đó lựa chọn.
Song song với việc xác định nghành trọng điểm của mỗi nước, chúng ta cũng cần tìm hiếu xu hướng phát triến của quốc gia đó, đặc biệt là những nước đang chuyển đổi. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, tất yếu các doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề mà Nhà nước đặt mục tiêu phát triển sẽ có nhiều lợi thế hơn do họ được tạo điều kiện nhiều hơn, ưu tiên phát triển. Có thế lấy Singapore làm ví dụ. Trước 2002, thế mạnh của Singapore là du lịch và công nghệ thông tin, nhưng tù’ 2002 đến nay, Singapore dần chuyến hướng sang công nghệ sinh học, một lĩnh vực rất mới, rất có tiểm năng hiện nay. Theo em đây là một hướng chuyến đúng đắn. Với sự chuyển đổi này, các trung tâm nghiên cứu sinh học tại Singapore được đầu tư với số vốn tăng vọt, cải thiện cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc trang thiết bị.v.v. Trong một tương lai gần,công nghệ sinh học chắc chắn sẽ trở thành thế mạnh của đất nước này. Vì vậy nếu ngân hàng có những khách hàng xin vay thuộc lĩnh vực sinh học cũng sẽ yên tâm hơn về khoản vay của họ. Tất nhiên ngân hàng sẽ cho điếm cao hơn đối với các đơn vị này so với các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vục khác, kém nóng hơn.
Một câu hỏi đặt ra là phân chia nghành nghề trong chấm điểm tín dụng có thật sự quan trọng? Câu trả lời là có. Những nghành nghề mũi nhọn, hoặc cơ bản chắc chắn sẽ nhận được sự hẫu thuẫn to lớn từ Nhà nước. Hơn nữa nếu Nhà nước đã lựa chọn đó là nghành trọng điểm nghĩa là đang có những điều kiện rất thuận lợi đế phát triến nghành. Neu Chính phủ không đầu tư vào nghành trọng điểm, đế nghành kém phát triền sẽ có tác động tiêu đến tổng thể cả nền kinh tế. Vì vậy khi thấm định chấm điểm đế cấp tín dụng, việc phân chia nghành nghề là một chỉ tiêu không thể thiếu. Ngân hàng sẽ xây dựng một khung điểm hợp lýcho các doanh nghiệp. Nhưng khung điếm này chỉ có giá trị thời kỳ do các nghành cũng được tập trung phát triển theo chu kỳ. Đe lựa chọn mức điểm cho từng nghành nghề trong mồi giai đoạn là công việc không đơn giản, nó cũng quyết định một phần sự thành công của bảng chấm tín dụng.
1.5.3/ Quy mô vốn chủ sở hữu.
Quy mô doanh nghiệp là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm nhiều chỉ tiêu đơn lẻ nhu' tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, tống giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu .v.v. Trong các chỉ tiêu đó, quy mô vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu. Nó đựơc hiếu là toàn bộ sổ vốn mà doanh nghiệp bỏ ra khi tiến hành sản xuất kinh doanh, nguồn vốn này có thể được bố sung hoặc giảm bớt trong quá trình hoạt động. Khoản vốn này không chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt của chủ doanh nghiệp mà còn được chủ nợ theo dõi sát sao. Trên bảng cân đối kế toán , tổng nguồn vốn là các khoản vay ngắn hạn,dài hạn từ các TCTD, các khoản phải trả phải nộp, vốn thu được từ hoạt động phát hành trái phiếu, vốn chủ sở hữu và các loại vốn khác. Dùng vốn nợ chi phí thấp hơn so với dùng vốn chủ sở hữu (do quy trình hạch toán tài chính về thu nhập chịu thuế và lợi tóc trả cho cố đông ). CÀng ngày các doanh nghiệp càng nhận thức được thế mạnh của việc sử dụng nợ, không chỉ với chi phí thấp mà còn vì mức độ rủi ro cũng ít hơn vốn chủ sở hữu, nên khi
mở rộng sản xuất thông thường doanh nghiệp hay chọn cách vay nợ đế huy động vốn. Tất nhiên các khoản vay này chỉ được thực hiện khi bên vay nợ đáp ứng được yêu cầu của bên cho vay. Các yêu cầu này nhằm đế đảmbảo khả năng trảnợ của doanh nghiệp. Trong các yêu cầu đó, vốn chủ sở hữu là một thành phần rất quan trọng. Các nhà đầu tư sẽ thấy yên tâm khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng an toàn trong tống số vốn mà doanh nghiệp đó nắm giữ. Vì vậy quy mô vốn chủ sở hữu cũng cần được đưa vào bảng chấm điếm của ngân hàng khi đánh giá khách hàng.
Tuy nhiên với những doanh nghiệp có cùng quy mô vốn chủ sở hữu thì chưa chắc đã có số điểm giống nhau. Điểm này còn phụ thuộc các
nghành nghề kinh doanh vì với mồi lĩnh vực, số vốn yêu cầu trong hoạt động cũng rất khác nhau, tuỳ vào đặc trung của tùng nghành. Nghành thương mại dịch vụ là nghành kinh doanh có chu kỳ quay vòng vốn nhanh, các doanh nghiệp cũng ít chịu tốn thất về hàng hoá ,họ có thế tận dụng có hiệu quả vốn kinh doanh nên thường không cần nhiều vốn mà vẫn có thể thu được tỷ suất lợi nhuận đáng kế và ổn định.
Trong khi đó, nghành xâydựng lại lànghành yêu cầu sổ vốn lớn do tính chất sản phấm của nghành: đơn chiếc, thời gian khấu hao, thu hồi vốn lâu lại chịu nhiều ảnh hưởng bên ngoài; tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nghành này thường nhỏ so với vốn vay nên đòi hỏi một mẫu chấm điểm khác so với các nghành khác. Nghành nông lâm ngư nghiệp lại chịu nhiều rủi ro khách quan như mùa vụ, giá cả nguyên nhiên liệu .v.v. Nói chung mỗi nghành nghề có những đặc trang riêng biệt nên không thế kết luận họ có cùng khả năng đảm bảo an toàn vốn nếu chúng có cùng quy mô vốn chủ sở hữu, hay nói cách khác , quy mô vốn lớn hay nhỏ của một nghành phải đặt trong tương quan với các doanh nghiệp kinh doanh trong nghành thì mới có thể đánh giá chính xác khả năng của doanh nghiệp đó.
Có thế nói tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp làm yên lòng các nhà đầu tư do nó là đảm bảo an toàn nhất đối với họ. Vì vậy đưa chỉ tiêu này vào khung chấm điểm là hợp lý.
1.5.4/ Chỉ tiêu tài chính .
Đây là các chỉ tiêu phản ánh tống quát nhất tiềm lực tài chính đồng thời cũng phản ánh rõ nét nhất khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các ngân hàng với mục tiêu cao nhất và cũng là mục tiêu bắt buộc để duy trì hoạt động của chính mình là phải thu được nợ tù' khách hàng, nên việc thu thập, phân tích và cho điểm các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp là hoạt động không thế thiếu. Chỉ tiêu này gồm 5 nhóm chỉ tiêu nhỏ:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng giúp nhà phân tích so sánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua doanh thu và lơi nhuận hai năm.
Nhóm gồm 2 chỉ tiêu:
o Tốc độ tăng doanh thu = (DT năm sau- DT năm trước)/ DT năm trước.
o Tốc độ tăng lợi nhuận = (LN năm sau-LN năm trước)/ LN năm trước.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động gồm có:
o Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân.
o Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/ Doanh thu bình quân 1 ngày.
o Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu/ Tài sản.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán gồm:
o Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn.
o Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Dự trữ)/ Nợ ngắn hạn.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi gồm :
o Mức doanh lơị tài sản ( ROA) = (Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản)*
100%.
o Doanh lợi vốn chủ sở hữu( ROE) = (Lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu)* 100%.
o Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = (Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu) * 100%.
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn gồm:
o Hệ số nợ = (Tổng dư nợ của doanh nghiệp/ Tổng tài sản)* 100%
o Khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán nợ gốc và lãi vay.
o Tỷ số nợ quá hạn trên tống dư nợ ngân hàng.
Hiển nhiên các doanh nghiệp hoạt động tốt, sử dụng vốn có hiệu quả sẽ thu được sổ điểm cao hơn các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên các chỉ tiêu trên dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nên có thế có những biến động không mong muốn. Ngân hàng cần đánh giá mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu trong đó chú trọng vào hai chỉ tiêu phản ánh khả năng cân nợ và phản ánh khả năng sinh lời. Khi giữa các yếu tố không có sự đồng nhất thì có thế căn cứ vào hai chỉ tiêu này để đưa ra kết luận về doanh nghiệp.
1.5.5/ Chỉ tiêu phi tài chính.
Các chỉ tiêu trên là rất cần thiết nhưng chưa đầy đủ vì đó là các con số dựa vào báo cáo của doanh nghiệp trong quá khứ, các ngân hàng dựa vào đó đế dự đoán khả năng tài chính của doanh nghiệp nhưng ngoài khả năng tài chính còn một số yếu tố khác cũng quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Xem xét đến các yếu tố phi tài chính này sẽ giúp ngân hàng đánh giá chính xác hơn doanh nghiệp yêu cầu vay vốn. Em xin đưa ra một sổ chỉ tiêu mà ngân hàng quan tâm khi xây dựng hệ thống chấm điếm:
- Uy tín trong quan hệ tín dụng bao gồm : số lần gia hạn nợ, số lần trả chậm lãi vay, các khoản nợ quá hạn... Neu doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì cóhai khả năng xảy ra: doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt tài chính hoặc doanh nghiệp không có ýthức tốt trong việc trả nợ. cần tìm hiếu xem doanh nghiệp khách hàng của ngân hàng nằm trong trường họp nào.
Thường thì những khách hàng không có quá khứ tín dụng tốt sẽ không được chấm điếm cao, khó có thế được cấp tín dụng hoặc nếu có thì không nhiều.
- Sản phẩm, thị trường tiêu thụ và vị thế của doanh nghiệp:
o Thị trường tiêu thụ: Một doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động phải xác định nhu cầu của thị trường , tù' đó tìm ra cho mình thị trường mục tiêu đế hướng đến phục vụ. Thị trường này đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp, vì vậy nó cũng rất được các TCTD quan tâm khi tiến hành xếp hạng doanh nghiệp. TCTD khi tìm hiểu cần tìm ra được xu thế phát triến thị trường, quy mô và khả năng tiêu thụ trong tương lai.
o Sản phẩm: ngân hàng khi tìm hiểu về mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh cần xem xét đến một số mặt sau: chất lượng của sản phẩm, giá cả, có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường không? đầu vào của sản phấm có ốn định không? sản phâm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sổng .v.v. Từ đáp án của những câu trả lời trên , các nhà phân tích có thế đánh giá và đưa ra mức điếm phù hợp khi xếp hạng doanh nghiệp.
o về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: vị thế của doanh nghiệp là một chỉ tiêu khó đánh giá chính xác, chỉ có thể đo bằng dịnh tính. Nó dựa trên : mức độ nối tiếng của doanh nghiệp thông qua việc nó có được nhiều người biết đến không? sự biến động của thị trường trước sự thay đối của doanh nghiệp; thái độ của các đối thủ cạnh tranh đối với doanh nghiệp;
Khi tìm hiểu ba chỉ tiêu trên, nhà phân tích sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về doanh nghiệp, tù' đó đánh giá cũng chính xác hơn, tránh việc cho điếm cao trong khi tình hình hoạt đông doanh nghiệp không khả quan.
- Kinh nghiệm, trình độ và năng lực quản lý của ban lãnh đạo.
Có thế với một số vốn ban đầu khiêm tốn nhưng nếu có hướng chỉ đạo đúng đắn , doanh nghiệp vẫn có khả năng thành công và mở rộng. Thực tế đã chứng mình điều đó, chính vì vậy các nhà phân tích không thể bỏ qua việc ngiên cứu phân tích kinh nghiệm, trình độ và năng lực quản lý của ban lãnh đạo. Trong đó kinh