Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại trường đại học sao đỏ (Trang 60 - 63)

3.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua công cụ cụ thể là hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến

“rác”, các biến này có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên.

Bảng 3.8. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của các yếu tố trong mô hình Biến

Quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan Biến – tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Công việc – Alpha = 0.848

CV1 18.09 4.707 0.615 0.839

CV2 18.13 4.444 0.745 0.782

CV3 18.18 4.665 0.760 0.780

CV4 18.21 4.567 0.642 0.828 Điều kiện làm việc – Alpha = 0.717

DK1 17.48 3.182 0.515 0.654

DK2 17.74 3.197 0.451 0.685

DK3 18.09 2.691 0.478 0.681

DK4 17.81 2.718 0.597 0.596

Thu nhập – Alpha = 0.873

TN1 27.88 12.708 0.641 0.857

TN2 27.81 13.687 0.547 0.871

TN3 27.75 12.774 0.695 0.848

TN4 27.87 12.313 0.750 0.838

TN5 28.22 10.917 0.786 0.831

TN6 27.79 12.867 0.639 0.857

Phúc lợi – Alpha = 0.867

PL1 17.12 5.892 0.619 0.870

PL2 16.98 5.702 0.706 0.835

PL3 16.93 5.405 0.812 0.792

PL4 17.08 5.480 0.742 0.820

Đào tạo thăng tiến – Alpha = 0.851

DT1 23.47 6.515 0.651 0.824

DT2 23.39 6.336 0.614 0.832

DT3 23.51 5.946 0.752 0.796

DT4 23.49 5.777 0.751 0.795

DT5 23.82 6.287 0.557 0.850

Đồng nghiệp – Alpha = 0.846

DN1 10.90 2.439 0.736 0.766

DN2 10.84 2.288 0.698 0.801

DN3 10.76 2.360 0.707 0.790

Cấp trên – Alpha = 0.700

CT1 17.56 3.733 0.376 0.705

CT2 17.48 3.351 0.473 0.646

CT3 17.48 3.793 0.470 0.646

CT4 17.27 3.323 0.647 0.538

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)

Yếu tố Công việc gồm 4 biến quan sát là CV1, CV2, CV3, CV4. Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận.

Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha cao, bằng 0,848 (lớn hơn 0,6) nên thang đo

yếu tố Công việc đạt yêu cầu. Các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Yếu tố Điều kiện làm việc gồm 4 biến quan sát là DK1, DK2, DK3, DK4. Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha cao, bằng 0,717 (lớn hơn 0,6) nên thang đo yếu tố Điều kiện làm việc đạt yêu cầu. Các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Yếu tố Thu nhập gồm 6 biến quan sát là TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6. Cả 6 biến này đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha cao, bằng 0,873 (lớn hơn 0,6) nên thang đo yếu tố Thu nhập đạt yêu cầu. Các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Yếu tố Phúc lợi gồm 4 biến quan sát là PL1, PL2, PL3, PL4. Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận.

Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha cao, bằng 0,867 (lớn hơn 0,6) nên thang đo yếu tố Phúc lợi đạt yêu cầu. Các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Yếu tố Đào tạo thăng tiến chỉ gồm 5 biến quan sát là DT1, DT2, DT3, DT4, DT5. Cả 5 biến này đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha cao bằng 0,851 (lớn hơn 0,6) nên thang đo yếu tố Đào tạo thăng tiến đạt yêu cầu. Các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Yếu tố Đồng nghiệp chỉ gồm 3 biến quan sát là DN1, DN4, DN3. Cả 3 biến này đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận.

Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha cao bằng 0,846 (lớn hơn 0,6) nên thang đo yếu tố Đồng nghiệp đạt yêu cầu. Các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Yếu tố Cấp trên chỉ gồm 4 biến quan sát là CT1, CT2, CT3, CT4. Cả 4 biến này đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận.

Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha cao bằng 0,700 (lớn hơn 0,6) nên thang đo yếu tố Cấp trên đạt yêu cầu. Các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo. Nhìn chung đây là một thang đo lường khá tốt.

Bảng 3.9. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của nhân tố hài lòng Hài lòng – Alpha = 0.629

HL1 HL2 HL3

11.59 11.69 11.60

1.119 0.930 0.995

0.445 0.409 0.473

0.529 0.586 0.481 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)

Thang đo Sự hài lòng gồm ba biến quan sát là HL1, HL2, HL3. Cả ba biến này đều có hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận.

Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha bằng 0,629 (lớn hơn 0,6) nên thang đo Sự hài lòng đạt yêu cầu. Các biến này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

3.3.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

Như vậy sau khi phân tích hệ số Cronbach Alpha cho thấy:

- Thang đo sự hài lòng theo mô hình đề xuất vẫn được đo bằng 30 biến quan sát cho 7 nhân tố chính (giữ nguyên như thiết kế ban đầu).

- Thang đo sự hài lòng vẫn được đo bằng 3 biến quan sát cho 1 nhân tố (giữ nguyên như thiết kế ban đầu).

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại trường đại học sao đỏ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)