3.7. Kết quả thống kê về sự hài lòng của cán bộ, nhân viên tại trường
3.7.1. Kết quả thống kê về đánh giá đối với các yếu tố của sự hài lòng
Bảng 3.19. Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát thuộc các yếu tố của sự hài lòng
Biến quan sát Giá trị trung
bình Biến quan sát Giá trị trung bình
CV1 6.12 PL2 5.73
CV2 6.07 PL3 5.77
CV3 6.02 PL4 5.62
CV4 6.00 DT1 5.95
DK1 6.23 DT2 6.03
DK2 5.96 DT3 5.91
DK3 5.62 DT4 5.93
DK4 5.90 DT5 5.60
TN1 5.58 DN1 5.35
TN2 5.65 DN2 5.41
TN3 5.71 DN3 5.49
TN4 5.59 CT1 5.70
TN5 5.25 CT2 5.79
TN6 5.68 CT3 5.78
PL1 5.58 CT4 5.99
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)
Theo thang điểm từ (1) đến (5) tương ứng với các mức độ từ Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý cho mỗi yếu tố, nhìn chung cán bộ, nhân viên đánh giá tất cả các yếu tố ở mức khá cao (>5). Nhìn sơ bộ, ta thấy, điểm trung bình cao nhất là 6.23 thuộc yếu tố “Thời gian làm việc phù hợp” (DK1) và điểm trung bình thấp nhất là 5.25 thuộc yếu tố “Chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng” (TN5). Sau đây là phần phân tích đánh giá của nhân viên
trong trường theo các yếu tố đã chỉ ra trong kết quả nghiên cứu. Để thuận tiện cho việc xem xét, ta quy ước:
• Điểm trung bình dưới 4 = mức dưới trung bình
• Điểm trung bình từ 4 đến dưới 4,5 = mức trung bình
• Điểm trung bình từ 4,5 đến dưới 5 = mức khá
• Điểm trung bình từ 5 đến dưới 6 = mức cao •Điểm trung bình từ 6 đến 7 = mức rất cao
* Yếu tố đặc điểm công việc
Hình 3.2. Đánh giá yếu tố đặc điểm công việc (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)
Các biến quan sát thuộc yếu tố “Đặc điểm công việc” được nhân viên đánh giá ở mức rất cao với điểm trung bình của yếu tố là 6,05. Trong đó, yếu tố CV4 là “Công việc thú vị” được đánh giá thấp nhất (6,00 điểm) và yếu tố CV1 “Công việc thể hiện vị trí xã hội” được đánh giá cao nhất với 6,12 điểm.
* Yếu tố điều kiện làm việc
Hình 3.3. Đánh giá yếu tố điều kiện làm việc (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)
Các biến quan sát thuộc yếu tố “Điều kiện làm việc” được nhân viên đánh giá ở mức cao với điểm trung bình của yếu tố là 5,93. Trong đó, yếu tố DK3 là “Môi trường làm việc an toàn, thoải mái, vệ sinh” được đánh giá thấp nhất (5,62 điểm) và yếu tố DK1 “Thời gian làm việc phù hợp” được đánh giá cao nhất với 6,23 điểm. 6.23.
* Yếu tố thu nhập phúc lợi
Hình 3.4. Đánh giá yếu tố thu nhập phúc lợi (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)
Các biến quan sát thuộc yếu tố “Thu nhập phúc lợi” được nhân viên đánh giá ở mức cao với điểm trung bình của yếu tố là 5,62. Trong đó, yếu tố TN5 là “Chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng” được đánh giá thấp nhất (5,25 điểm) và yếu tố PL3 “Chính sách phúc lợi hữu ích và hấp dẫn” được đánh giá cao nhất với 5,77 điểm.
* Yếu tố đào tạo thăng tiến
Hình 3.5. Đánh giá yếu tố đào tạo thăng tiến (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)
Các biến quan sát thuộc yếu tố “Đào tạo thăng tiến” được nhân viên đánh giá ở mức cao với điểm trung bình của yếu tố là 5,88. Trong đó, yếu tố DT5 là “Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc ở trường” được đánh giá thấp nhất (5,60 điểm) và yếu tố DT2 “Nhân viên được hỗ trợ thời gian và chi phí đi học nâng cao trình độ” được đánh giá cao nhất với 6,03 điểm.
* Yếu tố đồng nghiệp
Hình 3.6. Đánh giá yếu tố đồng nghiệp (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)
Các biến quan sát thuộc yếu tố “Đồng nghiệp” được nhân viên đánh giá ở mức cao với điểm trung bình của yếu tố là 5,42. Trong đó, yếu tố DN1 là
“Đồng nghiệp thân thiện và dễ chịu” được đánh giá thấp nhất (5,35 điểm) và yếu tố DN3 “Đồng nghiệp của anh (chị) hỗ trợ lẫn nhau” được đánh giá cao nhất với 5,49 điểm.
* Yếu tố cấp trên
Hình 3.7. Đánh giá yếu tố cấp trên (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)
Các biến quan sát thuộc yếu tố “Cấp trên” được nhân viên đánh giá ở mức cao với điểm trung bình của yếu tố là 5,82. Trong đó, yếu tố CT1 là
“Cấp trên ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên” được đánh giá thấp nhất (5,70 điểm) và yếu tố CT4 “Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành” được đánh giá cao nhất với 5,99 điểm.