CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT ĐAI
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước từ đất
1.2.5. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các khoản thu từ đất Luật của Quốc Hội, Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác là cơ sở, căn cứ pháp lý để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế và là căn cứ để kiểm tra, thanh tra xử phạt vi phạm. Nếu hệ thống
chính sách tài chính, các Luật thuế và Luật quản lý thuế rõ ràng, minh bạch, không chồng chéo, đơn giản, dễ hiểu, có tính ổn định tương đối sẽ tạo điều kiện cho người nộp thuế dễ dàng và tự giác tuân thủ pháp luật thuế.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thu và thực hiện thu các khoản thu từ đất là một nội dung quản lý nhà nước về các khoản thu từ đất hết sức quan trọng. Để làm tốt nội dung này đòi hỏi các cơ quan chức năng, người cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về các khoản thu từ đất nói chung (cán bộ thuế nói riêng) ngoài việc thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ còn phải chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để tất các tổ chức, cá nhân nắm được họ có quyền lợi, nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật khi đó mới có thể tránh được các vi phạm pháp luật về đất đai do người sử dụng đất không hiểu chính sách mắc phải.
- Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý các khoản thu từ đất
* Tổ chức bộ máy quản lý các khoản thu từ đất
Việc tổ chức bộ máy quản lý thuế phải thể hiện: (i) Bảo đảm hệ thống pháp luật thuế được thực thi đầy đủ, nghiêm túc; (ii) Bảo đảm mục tiêu thu NSNN; và
(iii) Nâng cao hiệu quả quản lý thuế, bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế, giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
* Phân cấp quản lý các khoản thu từ đất
Cấp Trung ương: Ban hành các luật thuế liên quan đết sử dụng đất đai; Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư... ) về các khoản thu từ đất; Chủ trì xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cải cách và hiện đại hóa các khoản thu từ đất; Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ ngành thuế thực hiện thu các khoản thu từ đất; Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về các khoản thu từ đất; Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học các khoản thu từ đất.
Cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: Tổ chức đăng ký mã số các khoản thu từ đất; Tổ chức triển khai hoạt động thu các khoản thu từ đất; Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển các khoản thu từ đất và việc chấp hành pháp luật về các khoản thu từ đất; xử lý vi phạm
pháp luật về các khoản thu từ đất.
Cấp Huyện, Thị xã và Thành phố trực thuộc Tỉnh: Thực hiện thu các khoản thu từ đất, hướng dẫn người nộp các khoản thu từ đất.
- Quản lý đăng ký kê khai các khoản thu từ đất
Khai thuế, khoản thu ngân sách nhà nước liên quan đến sử dụng đất đai áp dụng nguyên tắc tính thuế, khai thuế được quy định cụ thể bằng pháp luật thuế, trong đó quy định tổ chức, cá nhân sử dụng đất (Người nộp thuế) phải tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, trừ trường họp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại Điều 37, Điều 38 của Luật Quản lý thuế. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
- Quản lý thực hiện thu ngân sách Nhà nước từ đất
Bao gồm từ khâu xây dựng kế hoạch dự toán thu đến các khâu tố chức thu;
xét miễn giảm, khâu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng vào các khoản thuế phải nộp; thanh tra, kiếm tra việc tô chức thu, nộp ngân sách...
- Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế trong lĩnh vực đất đai
Thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế, ngành Thuế đã đối mới công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, cụ thế đã thành lập riêng bộ phận chuyên trách về thu nợ và cưỡng chế nợ thuế từ cấp Chi cục Thuế đến cấp Tống cục Thuế; các văn bản quy phạm pháp luật về thuế cũng được cụ thê hóa các hình thức chế tài liên quan đến nợ thuế, trong đó nếu tố chức, cá nhân sử dụng đất nợ thuế dưới 90 ngày thì phải nộp tiền chậm nộp, nếu nợ thuế trên 90 ngày sẽ bị cưỡng chế thu hồi nợ thuế cho Nhà nước, nếu quá 2 năm không nộp thuế và không triên khai dự án sẽ bị cơ quan Thuế kiến nghị cấp có tham quyền thu hồi đất.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách thu và xử lý vi phạm Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính nói chung (nghĩa vụ thuế nói riêng) do Bộ Tài chính mà cụ thể là Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất, kinh doanh đất, kinh doanh nhà ... Các Cục Thuế, Chi cục Thuế địa phương chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra nghĩa vụ tài chính của các tổ chức,
cá nhân tại địa phương mình quản lý.
Việc thanh tra các khoản thu từ đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai, Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý thuế và các quy định của pháp luật;
đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra.
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước về các khoản thu từ đất
1.2.6.1. Yếu tố về kinh tế
Yếu tố kinh tế cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất và kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, do vậy các đối tượng sử dụng đất đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Chính sách thuế luôn gắn với bối cảnh kinh tế nhất định, nó được nhìn nhận thông qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như chỉ số giá cả, tỷ giá ngoại tệ, chỉ số chứng khoán hay tốc độ tăng trưởng... Mỗi sự thay đổi của yếu tố này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chính sách thu trong đó có các chính sách thu liên quan đến đất đai.
1.2.6.2. Yếu tố văn hóa - xã hội
Yếu tố về văn hóa - xã hội cũng có tác động lớn đến công tác quản lý các khoản thu từ đất, đó là những quan điểm, tư tưởng, đạo đức của cộng đồng nhân dân về đất đai, về hệ thống các chính sách của Nhà nước, sự ổn định của chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển trên lĩnh vực đất đai của Nhà nước. Bên cạnh đó, các yếu tố như: cơ cấu dân cư, đặc điểm dân cư, về giới tính, độ tuổi, mật độ dân số, dịch vụ y tế - giáo dục, trình độ, năng lực đầu tư.. cũng có tác động nhất định tới đất đai, ở mỗi vùng miền có một luật tục riêng nên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ để tạo nền tảng vững chắc trong quản lý đất đai.
1.2.6.3. Yếu tố về khoa học - công nghệ
Khoa học công nghệ là công cụ quan trọng trong việc quản lý thuế nói chung và quản lý các khoản thu về đất nói riêng. Khoa học công nghệ làm tăng tính hiệu quả trong giao dịch giữa cơ quan thuế và NNT, giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế. Với sự hỗ trợ của Khoa học - Công nghệ hiện đại, các dữ liệu được quản lý trên máy tính đối chiếu và xử lý tự động, giảm tối đa việc quản lý bằng thủ công
trong quản lý thuế. Bên cạnh đó yếu tố khoa học - công nghệ giúp cho cơ quan thuế quản lý được hệ thống thông tin thu, nộp thuế, có sự phối kết hợp giữa các ban ngành trong việc kiểm soát, giám sát tới Người nộp thuế và kịp thời xử lý những sai phạm nếu có.
1.2.6.4. Yếu tố về pháp luật
Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước. Nhà nước luôn thực hiện quyền cai trị của mình trước hết bằng pháp luật. Nhà nước dùng pháp luật tác động vào ý chí con người để điều chỉnh hành vi của con người, qua đó Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng, công bằng giữa những người sử dụng đất. Trong hệ thống pháp luật của nước ta có các công cụ pháp luật liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến quản lý đất đai đó là các Luật, Nghị định, Thông tư, các Quyết định của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ban ngành, chính quyền địa phương ...Như vậy rõ ràng pháp luật là một yếu tố có tính chất quyết định, có sự gắn bó chặt chẽ, tác động trực tiếp đến chính sách thu liên quan đến đất đai, các nhân tố thuộc yếu tố pháp luật thường xuyên được đề cập tới đó là:
+ Quan điểm của Chính quyền đối với các chính sách thu;
+ Tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và chi tiết của hệ thống pháp luật;
+ Năng lực hành pháp của chính quyền và ý thức chấp hành pháp luật của các công dân và các tổ chức trong xã hội.