I. Đối với tiền lơng tối thiểu
2. Giải pháp hoàn thiện tiền lơng tối thiểu ở Việt Nam
- Trước hết, trong điều kiện của nền kinh tế phát triển nhanh chóng và hội nhập, cần phải khắc phục quan điểm “trả lương thấp”, mà cần hướng tới nâng cao “khả năng cạnh tranh của tiền lương”. Theo tổng kết của các chuyên gia Trung Quốc, chính sách tiền lương thấp thực chất làm triệt tiêu động lực tăng năng suất lao động, người lao động thiếu động lực làm việc, người quản lý không muốn thay đổi. Lương thấp sẽ làm nghèo nguồn vốn nhân lực và dẫn họ đến vòng luẩn quẩn của nghèo đói và năng suất thấp. Tính cạnh tranh của tiền lương, trái lại đo bằng giá trị mới sáng tạo ra trên một đơn vị lao động. Tỷ lệ giá trị mới sáng tạo ra trên một đồng tiền lương càng lớn (hay tỷ lệ hoàn trả của tiền lương trên một đơn vị chi phí lao động càng lớn) thì khả năng cạnh tranh càng lớn. Hiện nay, chúng ta chưa kiểm soát đuợc mối quan hệ này do phương pháp tính năng suất lao động vẫn chưa thay đổi và mối tương quan này chưa thực sự trở thành chỉ tiêu đánh giá tác động của chính sách tiền
lương. Trong tương lai, cần phải nghiên cứu, phân tích và kiểm soát mối tương quan trên.
- Thứ hai, tăng cường tính hiệu lực của chính sách tiền lương tối thiểu. Nếu không tăng cường việc thanh kiểm tra tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu và không có chế tài để buộc doanh nghiệp áp dụng, thì việc tăng tiền lương tối thiểu không có nhiều ý nghĩa. Thậm chí còn có những tác động không tốt. Theo Matin Rama, nếu việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu chỉ tác động đến khu vực hưởng lương từ ngân sách và doanh nghiệp nhà nước, thì sẽ không có tác dụng làm tăng năng suất lao động do “đặc điểm của việc làm trong khu vực này không bị chi phối bởi sự biến động của các mức tiền lương”. Nghiên cứu của Jonh Luke Gallup cho thấy, do tỷ lệ hoàn trả về tiền lương của khu vực thành thị cao hơn nông thôn, việc tăng lương trong khu vực nhà nước sẽ khoét sâu hơn sự “bất bình đẳng trong tiền lương” giữa các khu vực này, kết quả có thể làm gia tăng lượng di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị. Nếu như số lao động này tìm được việc làm trong khu vực chính thức thì sẽ làm tăng cung lao động thành thị và kết quả làm giảm mức tiền lương của lao động trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên, do trình độ thấp, sự gia tăng của lao động nông thôn chỉ làm tăng qui mô của thị trường khu vực phi chính thức. Như vậy, nếu chỉ đơn thuần tăng tiền lương tối thiểu, thì
không giải quyết được triệt để vấn đề cải cách tiền lương tối thiểu (càng không giải quyết được triệt để cải cách chính sách tiền lương).
- Thứ ba, tập trung đánh giá tác động của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến các chỉ số của thị trường lao động (tăng tiền lương trung bình, năng suất lao động, tổng cầu về việc làm, tỷ lệ thất nghiệp... ). Vấn đề tạo nguồn để tăng tiền lương tối thiểu cần phải được nhìn nhận như một yếu tố “nội sinh”, tức là việc tăng tiền lương là kết quả hoặc sẽ là kết quả của việc tăng năng suất lao động, nếu không sẽ là gánh nặng của ngân sách. Do tiền lương là khoản tiền đầu tư nên các quyết định tăng lương cần dựa trên ước tính tỷ lệ hoàn trả của việc đầu tư này. Giới hạn hay mức tiền lương tối thiểu “hợp lý” là mức mà tại đó việc tăng tiền lương tối thiểu không làm ảnh hưởng đến các quyết định về đầu tư và việc làm của các cơ sở. Câu hỏi này chỉ có thể trả lời nếu các thông tin về mối quan hệ tiền lương-năng suất-chi phí lao động được khảo sát một cách định kỳ.
- Hoàn thiện phương pháp xác định tiền lương của khu vực nhà nước. Việc mở rộng hệ số, bội số của thang lương sẽ không có ý nghĩa (hay nói đúng hơn là không thể) nếu như không hoàn thiện phương pháp xác định tiền lương của lao động trong khu vực nhà nước. Lao động trong khu vực nhà nước, đặc biệt là công chức là thành viên của bộ máy quản lý nhà nước, do vậy tầm ảnh hưởng của các quyết định có tính chất vĩ mô. Tại rất nhiều nước, mức tiền lương của khu vực này dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, mối tương quan với mức tiền lương của các chức danh tương đương trong thị trường lao động và bản thân hệ nhu cầu của lao động công chức. Rất ít nước
gắn tiền lương của khu vực này với mức tiền lương tối thiểu của thị trường lao động một cách trực tiếp như thực tiễn của Việt Nam bấy lâu nay.
- Cuối cùng, xây dựng một cơ chế có hiệu quả để từng bước tách tiền lương ra khỏi các khoản trợ cấp xã hội để có điều kiện tạo nguồn tăng tiền lương cũng như tăng khả năng ngân sách cho các chính sách bảo đảm xã hội. Kinh nghiệm của các nước XHCN trước kia cho thấy, việc tách bạch ra, thậm chí đó tạo cơ hội cho việc giải quyết hài hoà hơn các mối quan hệ này, mặt khác, cho phép cải cách tiền lương (trong đó có tiền lương tối thiểu), cùng với việc điều chỉnh các khoản trợ cấp xã hội.
II.Một số giải pháp khác