THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THỦ THỪA TỈNH LONG AN
2.1 Tình hình kinh tế - xã hội huyện thủ thừa tỉnh long an
Huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An có diện tích tự nhiên khoảng gần 30.000 ha.
Ranh giới hành chính huyện Thủ Thừa như sau: Phía Bắc giáp huyện Đức Huệ, phía Đông giáp huyện Bến Lức và Tân Trụ, phía Tây giáp huyện Thạnh Hóa và tỉnh Tiền Giang, phía Nam giáp thành phố Tân An.
Huyện Thủ Thừa có 13 đơn vị hành chính cấp xã thị trấn được chia thành 2 vùng: Vùng phía Tây Bắc gồm 7 xã: Long Thạnh, Long Thuận, Tân Thành, Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh, Long Thành, Tân Lập thuộc vùng Đồng Tháp Mười, nằm trong vùng lũ (chiếm 75% DT toàn Huyện), vùng phía Đông Nam là các xã còn lại, ít bị ảnh hưởng của lũ. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ Thừa gắn liền với quá trình khai thác đất hoang, di dân xây dựng vùng kinh tế mới của tỉnh.
Xét về vị trí địa lý và quá trình khai thác tài nguyên phát triển kinh tế - xã hội cho thấy lợi thế cơ bản của Thủ Thừa là:
- Huyện Thủ Thừa có vị trí là cầu nối của TP Tân An hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo 02 phương hành lang: hành lang QL1- đường cao tốc (kết nối với chuỗi đô thị dọc QL.1 từ Tân An đến Bến Lức) và các hành lang sông Vàm Cỏ
- QL.62 - ĐT.818 (kết nối với QL.N2 hướng ra vùng công nghiệp hóa Đức Hòa và đường Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh), là vành đai xanh với các nông sản hàng hóa có thế mạnh như: lúa - gạo, mía đường, dưa hấu, thịt bò, heo, vịt có thể tiêu thụ thuận lợi ở vùng Đông Nam Bộ, một thị trường lớn nhất Việt Nam.
- Huyện Thủ Thừa nằm trong khu vực có bán kính 30-50 km tính từ thành phố Hồ Chí Minh nên chịu tác động và ảnh hưởng lớn từ trung tâm kinh tế này. Huyện Thủ Thừa nằm ở vùng Đồng Tháp Mười, phía Tây của tỉnh. Trong đó, Thủ Thừa có ưu thế lớn hơn các Huyện trong khu vực này do tiếp giáp với vùng Kinh tế trọng điểm của tỉnh gồm: thành phố Tân An, Đức Hòa và Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc.
- Huyện Thủ Thừa có quốc lộ 1, QL62, N2 và sông Vàm Cỏ Tây, Kênh Thủ Thừa chạy qua, là các trục giao thông vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa với thành phố Tân An và TP.Hồ Chí Minh.
- Huyện Thủ Thừa tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, vùng lan tỏa công nghiệp, do vậy đây là cơ hội để thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện.
- Huyện Thủ Thừa có Khu công nghiệp Long Hậu - Hòa Bình, Khu công nghiệp Việt phát, Khu công nghiệp Thị Trấn, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An 2.1.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Huyện Thủ Thừa có diện tích tự nhiên 29.879,7 ha, cách Tp. Tân An 10 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 45 km. Ranh giới hành chính huyện Thủ Thừa cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp huyện Bến Lức và Tân Trụ.
- Phía Tây giáp huyện Thạnh Hóa và tỉnh Tiền Giang.
- Phía Nam giáp thành phố Tân An.
- Phía Bắc giáp huyện Đức Huệ.
HuyệnThủ Thừa được chia thành 2 vùng: Vùng phía Tây Bắc gồm 7 xã: Long Thạnh, Long Thuận, Tân Thành, Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh, Long Thành, Tân Lập thuộc vùng Đồng Tháp Mười, nằm trong vùng lũ (chiếm 75% DT toàn Huyện), vùng phía Đông Nam là các xã còn lại, ít bị ảnh hưởng của lũ.
Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Tây Bắc Thủ Thừa thuộc tiểu vùng IV (gồm Thạnh Hóa, Bắc Thủ Thừa và một phần huyện Tân Thạnh). Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu là Nông - Lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hóa, trồng tràm cừ. Nam Thủ Thừa thuộc tiểu vùng V (Tân Trụ, Châu Thành, huyện Thủ Thừa, Nam Thủ Thừa, Tây Vàm Cỏ Đông của Bến Lức). Phương hướng sản xuất chính là: sản xuất lúa cao sản và đặc sản, đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa, phát triển mạnh chăn nuôi như: heo, gà công nghiệp và gà thả vườn, bò thịt và bò sữa.
Xét về vị trí địa lý và quá trình khai thác tài nguyên phát triển kinh tế - xã hội cho thấy lợi thế cơ bản của Thủ Thừa là:
Thông qua chương trình khai thác vùng Đồng Tháp Mười của Chính phủ nên cơ sở hạ tầng có điều kiện từng bước được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao đáng kể.
Huyện Thủ Thừa có quốc lộ 1, quốc lộ 62, quốc lộ N2 chạy qua và đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đã đi vào hoạt động là các trục giao thông vô cùng quan trọng trong xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa với Tp. Tân An và Tp.Hồ Chí Minh.
Huyện Thủ Thừa tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, vùng lan tỏa công nghiệp, do vậy đây là cơ hội để thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện.
2.1.2.2. Tình hình kinh tế huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An - Về nguồn nhân lực lao động
Lực lượng lao động: Số người trong độ tuổi lao động của huyện Thủ Thừa tăng từ 53.263 người năm 2006 lên 54.823 người năm 2011, đạt 57.558 người năm 2016.
Tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động bình quân trong giai đoạn 2007- 2011 là 0,59% năm, giai đoạn 2012-2016 đạt 0,99% năm, đa phần tăng cơ học do quá trình đi vào hoạt động của KCN Hòa Bình và một số điểm công nghiệp trên địa bàn.
Lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội tăng từ 44.486 người năm 2006 lên 46.747 người năm 2011, đạt 49.590 người trong năm 2016. Tốc độ tăng bình quân hằng năm trong giai đoạn 2007- 2011 là 1,02%, giai đoạn 2012- 2016 đạt 1,22%.
Cơ cấu sử dụng nguồn lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong ngành Nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng sự chuyển dịch còn rất chậm, sự dịch chuyển cơ cấu lao động giữa các ngành cụ thể như sau:
Huyện Thủ Thừa có lực lượng lao động khá dồi dào, lao động chủ yếu tập trung vào các ngành nông lâm, thủy sản. Lực lượng lao động tập trung khá đông tại khu vực thị trấn Thủ Thừa, xã Nhị Thành, xã Bình Thạnh, xã Mỹ An, xã Mỹ Phú là nơi giáp ranh với Tp. Tân An và là nơi có nhiều khu công nghiệp.
- Về tỷ trọng cơ cấu kinh tế:
Kinh tế của huyện Thủ Thừa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng dần giá trị sản xuất (GTSX) của khu vực công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ;
giảm dần tỷ trọng khu vực Nông Lâm Ngư nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tuy chưa lớn nhưng cũng đã cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng cơ bản của huyện. Cụ thể là:
+ Tỷ trọng GTSX tính theo giá hiện hành của ngành Nông- Lâm- Ngư nghiệp trong cơ cấu tổng GTSX tương ứng với các năm 2007- 2011 - 2016 lần lượt là 38,9%
- 34,8%- 31,5% và tính theo GTGT tương ứng là 43,0%- 44,3%- 45,2%.
+ Tỷ trọng GTSX tính theo giá hiện hành của ngành Công nghiệp- Xây dựng trong cơ cấu tổng GTSX ứng với các năm 2007- 2011 - 2017 lần lượt là 41,6% - 39,2% - 46,9% và tính theo GTGT tương ứng là 22,4% - 18,9% - 23,7%.
+ Tỷ trọng GTSX tính theo giá hiện hành của ngành Thương mại- Dịch vụ trong cơ cấu tổng GTSX ứng với các năm 2007- 2011 - 2016 lần lượt là 19,5% - 20,0%- 21,7% và tính theo GTGT tương ứng là 31,6%- 30,8%- 31,00%.
Số liệu thống kê về GTSX và GTGT của 3 nhóm ngành kinh tế của huyện Thủ Thừa phản ánh tình hình và sự chuyển dịch cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng bộ và Chính quyền huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trong giai đoạn mới.