THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THỦ THỪA TỈNH LONG AN
2.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước huyện thủ thửa tỉnh long an
2.2.3. Tổ chức bộ máy thu và nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước nhà nước huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
2.2.3.1 Tổ chức bộ máy thu Ngân sách nhà nước
Tổ chức bộ máy thu ngân sách nhà nước huyện Thủ Thửa tỉnh Long An được thực hiện theo quy định của Luật NSNN và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Thu ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước qua Kho Bạc nhà nước.
Bộ máy thu ngân sách nhà nước gồm có:
- Kho Bạc nhà nước (KBNN): Kho Bạc nhà nước là cơ quan quản lý Quỹ ngân sách nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Tất cả các khoản thu của ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản đều được tập trung vào KBNN và được ghi “Có” vào tài khoản ngân sách nhà nước của cấp chính quyền
- Cơ quan Thuế và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tổ chức thu ngân sách nhà nước hoặc thu ủy thác trên địa bàn huyện Thủ Thừa. Nhiệm vụ của các cơ quan này là tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thu các khoản thu của ngân sách nhà nước (thuế, phí) theo quy định của Pháp luật và chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước tại KBNN huyện Thủ Thừa.
- Các ngân hàng thương mại có chi nhánh trên địa bàn huyện Thủ Thừa được ủy thác thu NSNN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thủ Thừa với nhiệm vụ thu các khoản thu NSNN theo quy định từ các doanh nghiệp tổ chức kinh tế, đồng thời có trách nhiệm chuyển vào tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng mình, hoặc chuyển khoản vào tài khoản NSNN tại KBNN huyện.
- Các tổ chức được giao thực hiện dự toán thu phí và lệ phí của huyện Thủ Thừa gồm: Phòng Tư pháp; Phòng Y tế; Văn phòng HĐND và UBND huyện và 13 xã; Công ty cổ phần đô thị Thủ Thừa, Chi cục Thuế huyện Thủ Thừa; Ban quản lý bến bãi.
- Các đơn vị sự nghiệp được giao thực hiện thực hiện dự toán thu NS khác của huyện Thủ Thừa gồm: Đài Truyền thanh; Trung tâm Văn hóa - Thông tin; Nhà Thiếu nhi; Trung tâm bồi dưỡng chính trị; Trung tâm Giáo dục thường xuyên; Phòng GD và ĐT (các Trường trong huyện).
- Các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác thuộc ngân sách nhà nước: Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Có thể nộp bằng chuyển khoản qua ngân hàng, hoặc nộp bằng tiền mặt tại các đơn vị thu ủy thác.
2.2.3.2 Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa
+ Tổ chức quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Thủ Thửa được thực hiện theo quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách nhà nước.
Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, kể cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động trên địa bàn huyện Thủ Thừa có nghĩa vụ chấp hành nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước qua tài khoản của KBNN mở tại NHTM hoặc nộp trực tiếp vào KBNN theo đúng quy định hiện hành của pháp luật; trường hợp không nộp hoặc chậm nộp mà không được pháp luật cho phép thì bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
+ Các khoản thu ngân sách nhà nước của huyện phải được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN. Trường hợp ở những địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN hoặc không tổ chức thu tiền tại địa điểm làm thủ tục hải quan, thì cơ quan thu được trực tiếp thu hoặc ủy nhiệm cho tổ chức thu tiền mặt từ người nộp ngân sách nhà nước và sau đó, phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào KBNN theo quy định. Trường hợp Chi cục Thuế huyện Thủ Thừa ủy nhiệm thu tiền mặt đối với số thuế phải nộp của các hộ khoán, thì tổ chức ủy nhiệm thu phải chuyển tiền nộp kịp thời vào thu ngân sách nhà nước.
+ Tất cả các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thủ Thừa được hạch toán bằng đồng Việt Nam, chi tiết theo niên độ ngân sách, mục lục ngân sách nhà nước và được phân chia cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ phần trăm (%) do cấp có thẩm quyền quy định. Các khoản thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ tại thời điểm hạch toán.
+ Quy trình thu, thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa, KBNN huyện Thủ Thừa phải thông báo và niêm yết công khai tại cơ quan thu và KBNN nơi giao dịch trực tiếp với người nộp ngân sách nhà nước.
2.2.4. Thực trạng quản lý thu ngân sách huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
2.2.4.1. Lập dự toán và phân bổ dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa Lập dự toán ngân sách nhà nước là bước khởi đầu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách nhà nước bao gồm dự toán thu ngân sách và dự toán chi ngân sách (trong phạm vi luận văn này, tác giả trình bày về dự toán thu NSNN). Lập dự toán NSNN huyện được tiến hành trong quý IV và phải hoàn thành trước ngày 20/11 của năm hiện hành.
+ Căn cứ vào định mức dự toán phân bổ ngân sách của Sở Tài chính tỉnh Long An, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thủ Thừa thông báo định mức phân bổ ngân sách để tiến hành lập dự toán ngân sách cấp huyện theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách. Cụ thể là:
- Đối với các đơn vị dự toán cấp I của huyện Thủ Thừa gồm 12 đơn vị khối Phòng ban chuyên môn; 7 đơn vị khối Sự nghiệp; 5 đơn vị khối đoàn thể; 7 tổ chức các Hội thuộc huyện và các đơn vị dự toán trực thuộc của huyện Thủ Thừa: Tiến hành lập dự toán thu chi ngân sách trong năm tài chính và gửi cho Phòng TC- KH huyện trong thời hạn quy định.
- Đối với Chi cục thuế và cơ quan ủy thác thu NS huyện: Tiến hành lập dự toán thu NS năm tài chính gửi cho Phòng TC - KH huyện trong thời hạn quy định.
- Đối với Ban Tài chính các xã, thị trấn (gồm 01thị trấn và 12 xã): Tiến hành lập dự toán thu và chi ngân sách nhà nước năm tài chính gửi cho Phòng TC - KH huyện trong thời hạn quy định.
- Đối với Phòng Tài chính – Kế hoạch: Tiến hành tổng hợp dự toán chi ngân sách tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa, gửi UBND huyện Thủ Thừa trong thời hạn quy định.
Qua tình hình thực tế trong 3 năm vừa qua, việc lập dự toán ngân sách đã được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủ Thừa, đã tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức thu ngân sách nhà nước hiện hành góp phần tạo nguồn lực tài chính của huyện để hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ và thúc đẩy sản xuất của huyện Thủ Thừa ngày phát triển hơn. Dự toán thu NS huyện thể hiện:
+ Nguồn thu từ kinh tế địa phương tăng qua các năm. Cụ thề thu NS huyện tỷ trọng thu từ kinh tế địa phương tăng từ 27,33% năm 2016 tăng lên 30,47% năm 2017 đến năm 2018 đạt 33,27% chiếm tỷ trọng khoảng 1/3 tổng thu ngân sách huyện. Thu
ngân sách xã cũng có diễn biến tương tự, năm 2016 tỷ trọng 29,38% năm 2016, 34,25% năm 2017 và 32,27% năm 2018. Điều này cho thấy nguồn thu từ kinh tế địa phương của huyện và xã có sự chuyển biến theo hướng tích cực.
+ Nguồn thu bổ sung từ NS cấp trên đều chiếm tỷ trọng lớn cả ở cấp NS huyện và cấp NS xã. Tuy nhiên, tỷ trọng thu bổ sung từ NS cấp trên có xu hướng giảm do thu từ kinh tế địa phương có sự gia tăng. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong quản lý ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Bảng 2.1 Dự toán thu NSNN huyện Thủ Thừa năm 2016 - 2018
Đơn vị: Triệu đồng
TT CHỈ TIÊU
A1 Thu NSNN trên địa bàn
A2 Thu NS huyện xã
A2.1 Thu NS huyện
+Thu từ kinh tế địa phương
+Thu kết dư NS huyện Tỷ trọng
+Thu bổ sung từ NS tỉnh
A2.2
+ Thu từ kinh tế địa phương
+ Thu kết dư NS xã
+ Thu bổ sung từ NS huyện
Nguồn: Phòng TC- KH huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
600000
500000
400000
Thu NS trên địa bàn 300000
Thu NS huyện xã 200000
100000
0
2016 2017 2018
Biểu đố 2.1 Dự toán thu NS huyện Thủ Thừa tỉnh Long An
Phê chuẩn ngân sách nhà nước thực chất là quá trình kiểm tra, đối chiếu toàn bộ dự toán thu và chi của ngân sách nhà nước có đảm bảo tính hợp lý (tuân thủ quy định của pháp luật) đảm bảo tính hiện thực và tính khả thi hay không, để từ đó đưa ra quyết định cuối cùng (phê chuẩn) dự toán ngân sách nhà nước. Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa thuộc thẩm quyền của HĐND huyện Thủ Thừa.
Quy trình phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước được thực hiện nhu sau:
- Chủ tịch UBND huyện Thủ Thừa ký trình dự toán ngân sách nhà nước cho HĐND huyện Thủ Thừa.
- HĐND huyện Thủ Thừa đưa vào chương trình nghị sự của kỳ họp HĐND để thảo luận, trao đổi, chất vấn và giải đáp các nội dung của dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện. Chủ tịch UBND và Trưởng phòng TC - KH trả lời, giải trình những nội dung HĐND đề nghị, sau đó HĐND tổ chức biểu quyết thông qua dự toán ngân sách cho năm tài chính. Nếu tỷ lệ biểu quyết đạt trên 50%, dự toán được thông qua. Trong trường hợp này HĐND ra Nghị quyết phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước cho năm tài chính.
Nghị quyết phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước là chỉ tiêu mang tính “Pháp lệnh” phải được ban hành trước ngày 20/12 của năm hiện hành, gồm các nội dung sau:
+ Một là, Quyết định dự toán ngân sách huyện Thủ Thừa; Phương án phân bổ ngân sách nhà nước cấp huyện.
+ Hai là, Giao dự toán thu chi ngân sách cho các xã, thị trấn thuộc huyện Thủ Thừa
+ Ba là, Giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp I của huyện Thủ Thừa.
Trường hợp tỷ lệ biểu quyết của HĐND huyện Thủ Thừa dưới 50%, dự toán không được thông qua. Chủ tịch UBND chỉ đạo phòng TC - KH điều chỉnh dự toán để HĐND xem xét và quyết định trong thời gian quy định. Trường hợp này chưa xảy ra tại huyện Thủ Thừa trong thời gian qua.
400000 350000 300000 250000
ThuNS huyện 200000
Thu NS xã 150000
100000 50000 0
2016 2017 2018
Biểu đồ 2.2 Dự toán thu NS huyện, thu NS xã của huyện Thủ Thừa 2.2.4.2. Chấp hành dự toán ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa.
Chấp hành ngân sách nhà nước là quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện đã được HĐND huyện quyết định và phân bổ. Chấp hành ngân sách nhà nước là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách là khâu khởi đầu có ý nghĩa quan trọng, nhưng khâu chấp hành dự toán ngân sách lại là khâu trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện nhiệm vụ của nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện Thủ Thừa. Chấp hành ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa bao gồm 2 nội dung có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đó là chấp hành dự toán thu ngân sách và chấp hành dự toán chi ngân sách (sau đây HV trình bày chấp hành dự toán thu ngân sách.)
Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Thủ Thừa là sự phối hợp đồng bộ các cơ quan để triển khai nhiệm vụ quàn lý ngân sách nhà nước cấp huyện.
+ Đối với Chi cục Thuế Thủ Thừa:
Chi cục Thuế huyện Thủ Thừa là cơ quan thuế, là lực lượng chủ lực để thực hiện nhiệm vụ thu của NSNN trên địa bàn theo nghiệp vụ chuyên môn về quản lý thuế.
Chi cục thuế có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho Phòng TC - KH và UBND huyện về tình hình và tiến độ thực hiện các khoản thu thuế, phí, lệ phí… đồng thời nêu ý kiến đề xuất, xin sự chỉ đạo của UBND huyện trong việc chấp hành dự toán thu NS. Mọi khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đều phải chuyển vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho Bạc huyện theo quy định.
+ Đối với các Ban Tài chính xã thuộc huyện:
Ban Tài các xã có nhiệm vụ phối hợp với các đội thuế đặt tại các xã thực hiện dự toán thu NS trên địa bàn, đồng thời báo cáo tình hình thu NS trên địa bàn cho UBND xã để được chỉ đạo kịp thời nhằm đảm bảo nguồn thu NS. Mọi khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã bằng tiền mặt đều phải nộp kịp thời vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho Bạc Thủ Thừa.
+ Đối cơ quan tài chính của các cơ quan, đơn vị được ủy thác thu NS
Thực hiện thu ủy thác các khoản thu ngân sách nhà nước theo dự toán được duyệt (đóng góp tự nguyện của tổ chức và cá nhân, thuế TNCN…) phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho Bạc Thủ Thừa.
+ Đối với Kho Bạc Nhà nước Thủ Thừa:
Kho Bạc huyện Thủ Thừa với chức năng quản lý thu, chi quỹ ngân sách nhà nước, là đầu mối ghi chép theo dõi tình hình và diễn biến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, có trách nhiệm báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp, tức là Phòng TC - KH và UBND huyện về thực trạng và kết quả thực hiện dự toán thu NS huyện.
+ Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thủ Thừa:
Phòng TC - KH huyện là cơ quan đầu mối về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình trong hành thu ngân sách nhà nước với tinh thần thu đúng, thu đủ và thu kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước đã nằm trong dự toán được duyệt. Trong quá trình đó, Phòng TC - KH báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về tình hình thu ngân sách nhà nước cấp
huyện cho UBND để UBND huyện chỉ đạo kịp thời các đơn vị liên quan nhằm đảm bảo thu ngân sách nhà nước đúng kế hoạch, đúng tiến độ.
+ Đối với UBND huyện Thủ Thừa
Ủy ban Nhân dân huyện căn cứ vào báo cáo của Phòng TC - KH, Kho Bạc huyện Thủ Thừa, các Ban Tài chính xã để chỉ đạo trực tiếp các đơn vị liên quan trong việc thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước theo kế hoạch để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách trong quá trình điều hành ngân sách huyện.
Bảng 2.2 Chấp hành dự toán thu ngân sách huyện Thủ Thừa năm 2016 -2018 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU
1.TỔNG THU NS TRÊN ĐỊA BÀN 2.Tổng thu NS huyện xã
Tỷ lệ /Tổng thu NS trên địa bàn (2/1) Trong đó: + Thu NS huyện
Tỷ trọng
Tỷ trọng 3.Tổng chi NS huyện xã Trong đó: + Chi NS huyện