Nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 26 - 73)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.2. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng là xác định mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lượng, làm căn cứ để xác định giới hạn tín dụng tối đa cho một khách hàng. Để nhận diện rủi ro một cách khoa học, thực tế và chính xác, nhà quản trị sẽ căn cứ vào các dấu hiệu cảnh báo của các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng vay vốn để có kết luận.

Nói cách khác nhận diện rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp, trên sở các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để lượng hóa mức độ rủi ro mang lại từ phía khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.

1.2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụngđược đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Nợ quá hạn (Expired Debt)

Theo thông tư 02 /TT- NHNN thì Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạ. Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn theo các cấp độ sau: Các khoản nợ quá hạn dưới 91 ngày (khoản mục chính của nợ cần chú ý); các khoản nợ quá hạn từ 91 đến dưới 180 ngày (khoản mục chính của nợ dưới tiêu chuẩn); các khoản nợ quá hạn từ 180 đến dưới 360 ngày (khoản mục chính nợ nghi ngờ); các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày (khoản mục chính của nợ có khả năng mất vốn). [10]

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans – NPL)

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó được gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, do đó cần được theo dõi quản lý thật chặt chẽ. Nợ xấu bao gồm:

+ Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) Gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các

khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nhóm nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4) Gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nhóm nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) Gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

Tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với tổng dư nợ ở thời điểm so sánh (Nợ xấu/Tổng dư nợ). Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ nguy hiểm mà Ngân hàng thương mại phải đối mặt, và do đó phải có biện pháp giải quyết, nếu không muốn Ngân hàng gặp tình huống nguy hiểm. Theo quy định của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 3%.

1.2.4. Kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro tín dụng được coi là nội dung quan trọng trong việchạnchế rủi ro tín dụng. Khi đã nhận diện và đo lường được rủi ro tín dụng có thể xảy ra, mà không kiểm soát được, thì hiệu quả củaviệchạnchế rủi ro tín dụng sẽ bằng không.

Kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ được thực hiện theo các hướng sau đây:

+ Né tránh rủi ro: Biết rủi ro mà không né tránh, ắt sẽ gánh chịu hậu quả. Do đó né tránh rủi ro là chủ động tìm một hướng đi trong hoạt động tín dụng, mà ở đó rủi ro sẽ không xảy ra, hoặc có xảy ra nhưng ở mức độ thấp nhất có thể.

+ Ngăn ngừa rủi ro: Ngăn ngừa rủi ro tín dụng, không có tính chất chủ động hoàn toàn như né tránh rủi ro, nhưng vẫn phải chấp nhận nó. Nghĩa là khi hoạt động kinh doanh Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng cần được phát triển theo một chiều hướng và chỉ tiêu đặt ra, thì dù có khả năng rủi ro xuất hiện, Ngân hàng cũng không thể nằm im không hoạt động. Trong trường hợp đó, cần có biện pháp ngăn ngừa rủi ro một cách cụ thể rõ ràng để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.

+ Giảm thiểu rủi ro: Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, phải chấp nhận rủi ro, coi đó là một hiện tượng khách quan. Vấn đề quan trọng là làm sao để rủi ro nếu có xảy ra, thì chỉ ở mức độ tối thiểu.

1.2.5. Xử lý rủi ro tín dụng

Hạn chế rủi ro tín dụnglà ta phải chấp nhận một thực tế là rủi ro luôn luôn xảy ra, cho dù rủi ro đó có tính khách quan hay chủ quan, vô tình hay cố ý. Rủi ro đó có thể xảy ra với bất cứ Ngân hàng nào. Thấu suốt quan điểm này là để luôn chấp nhận và sẵn sàng đối mặt với rủi ro tín dụng để tự tin giải quyết vấn đề. Do đó, khi rủi ro thực sự đã đến, nhà quản trị còn có một hành lang bảo vệ cuối cùng, đó là việc phân loại và xử lý rủi ro, và đó là cách xử lý bắt buộc cuối cùng. Để xử lý rủi ro, Ngân hàng có nhiều phương án nhưng phương án mang tính chất chủ đông hoàn toàn về phương diện tài chính là chủ động trích lập dự phòng rủi ro, và khi đã co quỹ dự phòng rủi ro, Ngân hàng hoàn toàn chủ động để xử lý.

1.2.6. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Đo lường rủi ro tín dụng là cơ sở để NH xây dựng chính sách cho vay hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ, xây dựng hệ thống nhằm hạn chế rủi ro

tín dụng cho từng loại tài sản có và cho từng loại hình cho vay. Các chỉ tiêu dùng để đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay[7]

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Tỷ lệ NQH phản ánh số dư nợ đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ này cho biết, cứ 100 đồng dư nợ có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động cho vay. Nếu tỉ lệ NQH ở mức cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH chưa được hiệu quả, chất lượng cho vay chưa được tốt và ngược lại. NQH xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức cho vay, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng cho vay, khả năng kinh doanh cũng như giảm uy tín của NH và khả năng cạnh tranh của NH với các tổ chức cho vay khác. Vì vậy, nếu NQH được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần làm lành mạnh hóa toàn bộ tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của NH; Do đócác NH phải thường xuyên theo dõi tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ để có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm tỷ lệ này.

ỷ ệ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Theo Điều 6 Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của NHNN. Danh mục cho vay của NHTM được phân loại thành 5 nhóm sau: nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu (Non Performance Loan - NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.

Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng cho vay của NH. Tỷ lệ này càng cao cho thấy rủi ro tín dụng của NH càng lớn và ngược lại. Do vậy đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng của NHTM. Hiện nay, Chính phủ, NHNN đã và đang thực hiện Đề án Tái cấu trúc NH để đưa nợ xấu của hệ thống NH dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

ợ ấ

ỷệ ợ ấ

ổ ư ợ

Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ

Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn: là các khoản nợ mà NH khó có khả năng thu hồi được; đối với những khoản nợ nhóm 5 các NHTM thường phải tiến hành các biện pháp xử lý như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro… mà quỹ dự phòng rủi ro được hạch toán vào chi phí hoạt động của NH. Do đó tỷ lệ này càng tăng thì NH càng phải đối mặt với tình trạng tăng chi phí, giảm lợi nhuận, suy giảm năng lực tài chính, thậm chí là nguy cơ phá sản nếu như NH không còn khả năng bù đắp những khoản nợ này. Vì vậy, NH cần có những biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện bán tài sản để thu hồi nợ.

Các chỉ tiêu đo lường khả năng bù đắp rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD: Tríchl ập DPRR cho vay là biện pháp NH sử dụng để ghi nhận tổn thất các khoản vay đã cấp cho KH. Có hai loại dự phòng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung được trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%,100%. Chỉ số này càng cao cho thấy chi phí trích lập DPRR cho vay cao, chất lượng cho vay của NH đang có dấu hiệu xấu đi và khả năng thu hồi nợ thấp.

Khả năng bù đắp rủ iro tín dụng: Chỉ số này phản ánh khả năng đắp rủi ro tín dụng của NH, qua đó cho biết NH có thể sử dụng bao nhiêu đồng DPRR để bù đắp cho một đồng nợ xấu. Chỉ số này càng cao thể hiện khả năng chịu đựng của NH khi có nguy cơ rủi ro của các khoản dư nợ cho vay xấu xảy ra.

Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng khác

Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ cho biết, trong 100 đồng cho vaythì NH thu được bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của NH từ việc cho KH vay. Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp và ngược lại.

1.2.7 Mục ti u quản lý rủi ro tín dụng

Đối với một ngân hàng, khi chấp nhận cho khách hàng vay là chấp nhận rủi ro.

Lãi của món vay giúp ngân hàng không chỉ bù đắp chi phí nguồn vốn và chi phí hoạt động để quản lý món vay mà còn bù đắp những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp hạn chế, tổn thất của ngân hàng có thể sẽ rất lớn khi ngân hàng không thể thu hồi được toàn bộ giá trị của gốc và lãi, và khi đó không có khoản lãi nào có thể bù đắp được. Vì vậy, quản lý rủi ro chặt chẽ giúp ngân hàng đánh giá chính xác nguy cơ gây rủi ro của khách hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp, đồng thời sớm phát hiện được rủi ro từ những khách hàng hiện tại, nhanh chóng xử lý rủi ro từ khi mới chớm xuất hiện, để giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi.

Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II.

Các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng đã được Uỷ ban Basel ban hành nhằm mục tiêu đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Từ tháng 7 năm 2004, Uỷ ban Basel cho ra đời ấn phẩm mang tên “Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn vốn và đo lường rủi ro” hay còn gọi là Hiệp ước Basel II. Hiệp ước Basel II hướng tới thực hiện ba mục tiêu:

– Đảm bảo phương pháp tính mức vốn an toàn của ngân hàng.

– Đo lường tách bạch rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng

– Tăng cường quản trị toàn cầu hoá tài chính ngân hàng thống nhất giữa các quốc gia.

Với ba mục tiêu trên, nội dung chính của Basel II được tóm tắt trong 3 trụ cột:

+Trụ cột thứ nhất: Xoay quanh rủi ro tín dụng, yêu cầu vốn tối thiểu, đưa ra yêu cầu mức vốn tối thiểu và phương pháp đánh giá rủi ro.

+Trụ cột thứ hai: Quy định về giám sát hoạt động ngân hàng.

+ Trụ cột thứ ba: Yêu cầu về việc công bố thông tin hoạt động ngân hàng cho các đối tượng liên quan.

Trong đó, nội dung cơ bản của Basel II là đưa ra các phương pháp và nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu, bao gồm:

– Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá rủi ro tín dụng phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ xấu cho phép…), trên cơ sở đó phát triển các chính sách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư.

– Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng, điều kiện cấp tín dụng…) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại khách hàng trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong đề xuất tín dụng, phê duyệt và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên quan đến công tác tín dụng. Việc cấp tín dụng cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.

– Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp: Tuỳ theo quy mô của từng ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu.Vì thế, chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng phải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

Uỷ ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tạo tiền đề cho việc phân loại, đánh giá khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí; phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng ứng với từng đối tượng khách hàng để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

1.2.8 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng

1.2.8.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả

Định hướng cho vay và chính sách cho vay NH là hệ thống các quy định của NH về điều kiện, tiêu chuẩn cho vay đối với KH vay; đặc điểm sản phẩm cho vay;

TSBĐ và tỷ lệ cho vay; quy trình cho vay và cấp phê duyệt; tỷ lệ phân bổ cho vay theo lĩnh vực, theo đối tượng KH; cách xác định lãi suất cho vay và các khoản phí tron từng thời kì cụ thể, đảm bảo kiểm soát các rủi ro tín dụng mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó giúp nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh cho NH (PGS. TS Lê VănTề, 2009). Rõ ràng với vai trò là “kim chỉ nam” trong hoạt động cho vay của NH, chính sách cho vay phù hợp là chính sách linh hoạt chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái mở rộng và thắt chặt, tùy theo tình hình nền kinh tế cũng như tình hình quản lý cho vay của NH. Do đó, biện pháp trước tiên trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng là xác định mục tiêu và thiết lập chính sách cho vay phải đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng, hợp lý, phù hợp với các quy định, chính sách của NHNN và Chính phủ, vừa đảm bảo tính hài hòa lợi ích của các NHTM, KH và cả xã hội, vừa góp phần nâng cao chất lượng cho vay cho NH.

Phân tích và thẩm định cho vay là hai khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình cho vay. NH tổ chức thẩm định về các mặt tài chính, phi tài chính, sự khả thi phương án SXKD của KH; phân tích các yếu tố vĩ mô, khả năng hiện tại của KH về sử dụng vốn cho vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu là tìm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho NH, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

Mặt khác, hai khâu này còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực củahồ sơ vay vốn mà KH cung cấp, từ đó nhận định thái độ trả nợ của KH làm cơ sở quyết định cho vay. Hai khâu này nếu thực hiện tốt sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng trong NH.

1.2.8.2 Thực hiện xếp hạng rủi ro tín dụng

Xếp hạng rủi ro tín dụng là kỹ thuật đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay do các tổ chức xếp hạng thực hiện và công bố dựa trên các tiêu chí phản ánh uy tín của người vay nợ.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM là các quy định, mô hình, nguyên tắc cho điểm xếp hạng tín nhiệm các KH cũng như các khoản nợ nhằm hạn

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện thạnh hóa, tỉnh long an (Trang 26 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w