CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua nhờ sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban Giám đốc, sự cố gắng của cán bộ nhân viên trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa đã đạt những kết quả sau:
Đối với tỷ lệ nợ xấu: Chất lượng tín dụng tiếp tục duy trì ở mức độ an toàn với tỷ lệ nợ xấu qua các năm < 2%, điều này là do chi nhánh đã chú trọng củng cố, nâng cao, chất lượng tín dụng, xử lý nợ và dư nợ chủ yếu là dư nợ hộ sản xuất nên an toàn vốn hơn, các khoản nợ xấu phát sinh của những năm trước đã được xử lý cơ bản.
Song song với việc tăng cường dư nợ cho vay tốt và nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cũng rất quan tâm tới công tác xử lý NQH, tất cả các khoản NQH đều được rà soát và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra các biện pháp xử lý cho phù hợp nhất. Chi nhánh đã ngày càng thực hiện tốt công tác thu hồi NQH, nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro.
Chi nhánh đã thường xuyên kiểm soát dư nợ cho vay trên cơ sở cân đối nguồn vốn gắn liền với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình cho vay ở từng khâu. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro dẫn đến khả năng không thu được nợ.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn vay đối với KH, kiểm tra, chấn chỉnh hồ sơ vay, bảo đảm tiền vay, bảo lãnh NH. Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho KH như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay của KH cũ và mới.
Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và tăng cường thu hồi nợ đã xử lý rủi ro theo đúng tinh thần chỉ đạo của Agribank góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro nợ xấu cho chi nhánh. Bên cạnh đó, điều hành tài chính gắn với cho vay trong việc tích cực thu lãi hàng tháng, hạn chế lãi dự thu phát sinh.
Chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tích cực thu hồi, xử lý nợ xấu. Chi nhánh đã thành lập các tổ xử lý nợ xấu với các chi nhánh trực thuộc có nợ xấu cao, định hướng tăng trưởng cho vay; giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, xử lý nợ đến từng thành viên; rà soát các khoản nợ xấu, lập phương án bán các món nợ xấu đủ điều kiện cho VAMC.
Hệ thống chấm điểm cho vay và xếp hạng KH cơ bản đã phản ánh được chất lượng KH. Thực hiện công tác giám sát KH tốt trên chương trình IPCAS. Công tác kiểm soát nội bộ được chú trọng và thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Chú trọng đến ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ công tác phân loại nợ nhằm đảm bảo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chính xác; thu thập và theo dõi thông tin KH thường xuyên nhằm phục vụ cung cấp thông tin, phân tích KH để có những quyết định cho vay đúng đắn.
Chất lượng của đội ngũ tín dụng làm nhiệm vụ cho vay và quản lý khoản vay ngày càng được nâng cao từ quá trình đào tạo và từ trong thực tiễn công việc. Điều này đã giúp nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro và phát hiện nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến nợ rủi ro.
Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có lợi thế về con người, bên cạnh lớp cán bộ có kinh nghiệm thì vài năm trở lại đây, Chi nhánh đã trẻ hóa từ đội ngũ Ban giám đốc đến các trưởng phòng, phó phòng và cán bộ. Luôn chú trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên. Khuyến khích đào tạo cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chẳng hạn như cán bộ tại chi nhánh đang theo học các lớp Sau đại học về Tài chính Ngân hàng, học tin học, ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt, vào những ngày 20/10 hay 8/3 hằng năm các cán bộ nữ trong Chi nhánh thường được tổ chức các lớp học trang điểm
ngắn hạn để có thể tự tin hơn trong giao tiếp với khách hàng. Phát động các phong trào thi đua, khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Đồng thời, tập thể, cán bộ công nhân viên của Chi nhánh luôn đoàn kết và giúp đỡ nhau trong công việc đó cũng là một lý do giúp Chi nhánh có được kết quả kinh doanh khả quan trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.
2.3.2. Những mặt còn hạn chế
Hiện tại quy trình nghiệp vụ cho vay của Chi nhánh nói riêng và của Agribank nói chung còn khá đơn giản, mọi quyết định liên quan đến khoản vay đều chủ yếu do CBTD đảm nhiệm (từ khâu tiếp cận KH cho đến khi tất toán khoản vay), vì vậy luôn tiềm ẩn rủi ro như CBTD không thể chuyên sâu hết tất cả các nghiệp vụ, không đảm bảo tính khách quan độc lập trong khi quyết định cho vay, CBTD có thể lợi dụng làm sai quy trình để trục lợi cho bản thân,... Hơn nữa, với quy trình một cửa như vậy đối với CBTD là không phù hợp, bởi vòng đời của một khoản vay khá dài, thông thường ít nhất là 1 năm, trong khi số lượng món vay CBTD quản lý cũng không phải là ít, khối lượng công việc quá nhiều, điều này rất dễ dẫn đến những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của CBTD.
Agribank Thạnh Hóa chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các KH vay của chi nhánh, việc quản lý rủi ro mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng KH, từng khoản vay. Điều đó dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư không cânđối.
Công tác xử lý nợ và thu hồi nợ xấu còn chậm và thiếu tính kiên quyết. Từ thực tế tại Agribank Thạnh Hóa cho thấy việc chậm phát hiện rủi ro do những nguyên nhânsau:
+ Những thông tin sử dụng trong phân tích cho vay phần lớn do KH cung cấp.
+ CBTD còn hạn chế về mặt chuyên môn trong việc thẩm định, phân tích đánh giá nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến KH.
+ Các bộ phận của NH không trao đổi thông tin thường xuyên dẫn đến chậm phát hiện các rủi ro.
+ Công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ thực hiện chiếu lệ dẫn đến không kịp thời phát hiện những rủi ro.
+ Việc thẩm định cho vay chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng KH, các yếu tố về triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tư đề cập một cách hạn chế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 luận văn đã trình bày, phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng;
những mặt đạt được và tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế bao gồm cả khách quan và nguyên nhân chủ quan xuất phát từ Agribank Thạnh Hóa. Những nguyên nhân nêu trên là cơ sở cho định hướng giải pháp, đề xuất, kiến nghị cụ thể ở Chương 3 giải pháp nhằm quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Thạnh Hóa trong thời gian tới.