CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG
2.4. Đánh giá hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam
Sau gần 4 năm hoạt động, năm 2019 mạng lưới hoạt của chi nhánh Quảng Nam đã phát triển thêm 8 phòng giao dịch. Trụ sở chính và các phòng giao dịch của LPB Quảng Nam đều được đặt tại những nơi trọng điểm kinh tế và khu dân cư sầm uất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng. Năm 2018 được đánh giá là năm hoạt động kinh doanh của LPB Quảng Nam có nhiều bứt phá và khởi sắc rõ nét. Hoạt động cho vay mua bất động sản cũng có nhiều thành tích đáng kể.
Bảng 2. 1: Tỷ trọng cho vay mua bất động sản so với tín dụng khác
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Năm 2017 Năm 2018
Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng cho
vay Doanh số Tỷ trọng cho
vay Cho vay mua
bất động sản
14.859 21% 50.373 23,35%
Dư nợ tín
dụng 72.635 100% 200.316 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2017 – 2018)
Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2017 – 2018 Đơn vị: %
Năm 2017 2018
Tốc độ tăng trưởng dư nợ 27,56% 65,32%
Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy được rằng hoạt động cho vay mua bất động sản có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Nếu năm 2017 giải ngân đạt 14859 triệu đồng thì đến năm 2018 đạt lên tới 50373 triệu đồng. Việc mở rộng hoạt động cho vay mua bất động sản LPB Quảng Nam thể hiện rõ qua 2 chỉ tiêu sau:
- Trong năm 2018, doanh số cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam tăng hơn gấp 3 lần (50373 triệu đồng) so với năm 2017 (14859 triệu đồng).
Đồng thời, dư sợ tín dụng cũng tăng lên năm 2018 là 200316 triệu đồng , trong khi đó năm 2017 là 72635 triệu đồng.
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ: Chính là chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ mở rộng cho vay nhanh hay chậm. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng dư nợ của LPB – Quảng Nam là 65,32% tăng gấp 2 lần so với năm 2017 là 27,56%.
Xét trên góc độ hoạt động cho vay của Ngân hàng thì đây là việc mở rộng cho vay nhanh.
Ngoài việc dựa vào 2 bảng số liệu trên để có thể đánh giá đúng được việc mở rộng cho vay mua bất động của LPB Quảng Nam thì ta cần phải đi sâu và đánh giá chính sách hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB. Về chính sách của hoạt động cho vay mua bất động sản LPB ta thấy khá đầy đủ và chi tiết, LPB đã xác định được cho mình mục tiêu trước mắt và lâu dài. Chính sách về hoạt động cho vay mua bất động sản bao gồm các yếu tố hạn mức cho vay đối với khách hàng, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay và mức lệ phí, số tiền được phép vay trên giá trị tài sản bảo đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của khách hàng, hướng giải quyết phần
tính cho sản phẩm cho mua bất động sản của LPB, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc mở rộng tín dụng của LPB so với các Ngân hàng khác. Về quy trình cho vay nên giảm bớt các bước trình phê duyệt sẽ tiết kiệm được thời gian cho nhân viên Ngân hàng và đặc biệt là cho khách hàng. Về công tác marketing thì LPB Quảng Nam chưa tích cực lắm trong việc truyền thông, quảng cáo tới khách hàng, LPB Quảng Nam cần nâng cao và sáng tạo hơn trong việc marketing tới khách hàng ngoài những hoạt động marketing như: phát tờ rơi và quảng cáo trên các trang thông tin đại chúng. Bên cạnh đó thì các nhân viên của LPB Quảng Nam rất tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng, nhiều khách hàng để lại phản hồi tích cực trên trang chủ như: nhân viên năng động, nhiệt huyết và thân thiện, cởi mở với khách hàng, luôn lắng nghe những ý kiến và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng,…
Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Quảng Nam trong nghiệp vụ cho vay mua bất động sản
LPB – Quảng Nam là Ngân hàng còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, thương hiệu vẫn còn khá mới với người dân do đó mà khách hàng truyền thống còn ít, nhưng trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ngừng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay mua bất động sản.
Thành công:
- Qua kết quả phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam và tình hình Ngân hàng trong thời gian qua có thể thấy hoạt động cho vay mua bất động sản ngày được chú trọng và đặc biệt là trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng dư nợ của LPB Quảng Nam là 65,32% tăng gấp 2 lần so với năm 2017 là 27,56%. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của hoạt động cho vay mua bất động sản trong cơ cấu cho vay của LPB Quảng Nam.
- Các loại hình sản phẩm cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam phong phú: Cho vay mua nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho vay mua nhà theo hình thức trả góp,... Với nhiều loại hình cho vay mua bất động sản khách hàng tới Ngân hàng sẽ được nhân viên tư vấn về các loại hình sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của khách hàng nhất.
- Kết quả đạt được của LPB Quảng Nam là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của các cán bộ nhân viên LPB Quảng Nam kết hợp với chiến lược cho vay hợp lý. Điều đó khẳng định được hoạt động cho vay mua bất động sản ngày càng được sự quan tâm, tập trung các nguồn lực để phát triển và đã có được mức độ đóng góp cao. Hoạt động cho vay mua bất động sản không chỉ đóng góp vào mức thu nhập mà còn thu hút một lượng
khách hàng lớn, cả những khách hàng có tiềm năng, đồng thời góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của LPB Quảng Nam phát triển như các hoạt động thanh toán qua tài khoản, ngân hàng huy động thêm tiền gửi.
- Bên cạnh đó, hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giúp người dân có cơ hội nâng cao cuộc sống của mình. Đồng thời thông qua hoạt động cho vay mua bất động sản mang lại hiệu quả kinh tế tích cực, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, khi mà Ngân hàng tích cực cho vay mua bất động sản sẽ thúc đẩy cung cầu thi trường bất động sản phát triển. Trong thời gian qua, hoạt động cho vay mua bất động sản của LPB Quảng Nam đã góp phần làm cho thị trường bất động sản của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung trở nên sôi động và hoạt động có hiệu quả hơn.
Hạn chế:
Trong 3 năm 2016, 2017, 2018 LPB Quảng Nam đã có những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động cho vay mua bất động sản. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, đòi hỏi khắc phục kịp thời để đạt được những thành tích cao hơn trong hoạt động cho vay mua bất động sản. Cụ thể là:
- Cơ chế hoạt động cho vay mua bất động sản của Ngân hàng còn một số hạn chế như: Với mức quy định là khách hàng phải có tối thiểu 30% tổng nhu cầu vốn có thể là cao đối với phần đông khách hàng có mức thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, khả năng mở rộng phạm vi hoạt động cho vay mua bất động sản tới nhiều khách hàng còn hạn chế, khách hàng sử dụng sản phẩm này chủ yếu là trong khu vực thành phố Tam Kỳ, có nhiều khách hàng tiềm năng ở khu vực lân cận mong muốn được sử dụng sản phẩm nhưng chưa được tiếp cận. Thời hạn cho vay tối đa là 20 năm đối với mua bất động sản nhưng với mức lãi suất thả nổi theo từng năm làm tăng thêm do dự của khách hàng về khả năng trả nợ của họ. Trong khi đó Ngân hàng HSBC đã nâng thời hạn trả nợ lên 25 năm, điều này làm giảm mức cạnh tranh của LPB Quảng Nam đối với các NH khác trên cùng địa bàn.
- Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn trước khi giải ngân, chuyên viên khách hàng có trách nhiệm thông báo ký giấy nhận nợ, lập tờ trình giải ngân trình lãnh đạo phê duyệt, chuyển hồ sơ tín dụng, giấy tờ tài sản thế chấp cho phòng kế toán – ngân quỹ và hoạc toán khi giải ngân. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thủ tục giấy tờ cho khách hàng mất khá nhiều thời gian,
khách hàng và đôn đốc thu hồi nợ của khách hàng của Ngân hàng còn chưa được chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng nợ quá hạn trong năm 2018 tăng.
Nguyên nhân:
Để đạt được những thành tích trên là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng cùng với sự lãnh đạo của Ban giám đốc chi nhánh. Nhưng xét trên phương diện chung thì LPB Quảng Nam vẫn tồn tại một số hạn chế, đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu khắc phục trong năm 2019 để đạt được những thành tích cao hơn trong hoạt động kinh doanh, cụ thể:
- Năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế:
Thương hiệu của Ngân hàng còn mới đối với người dân, chưa tạo được hình ảnh sâu rộng đến với mọi người, mạng lưới giao dịch chưa nhiều. Đặc biệt, trên khu vực địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có rất nhiều Ngân hàng hoạt động trong nhiều năm, có kinh nghiệm và thương hiệu, cho nên càng khó khăn hơn trong việc cạnh tranh thị trường.
- Đối với hoạt động tín dụng, LPB - Quảng Nam chưa có nhiều khách hàng truyền thống, tin cậy và tiềm năng. Do đó, Ngân hàng vẫn phải tìm kiếm khách hàng, chủ yếu là tập trung vào khách hàng là cá nhân vay với vốn ít, doanh nghiệp nhỏ có tài sản đảm bảo. Mặt khác, do sức ép về lãi suất cạnh tranh từ các NHTM trên cùng địa bàn hoạt động, cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm.
- Đối với hoạt động marketing, LPB - Quảng Nam chưa có biện pháp chủ động tìm kiếm, chào mời khách hàng.