CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỈNH TIỀN GIANG
2.3 Thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân và hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang
2.3.3 Chỉ đạo điều hành quản lý thuế thu nhập cá nhân
2.3.3.3 Quản lý quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của Luật thuế TNCN, kết thúc năm sau khi tổng hợp các nguồn thu nhập nếu NNT có số thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì được hoàn thuế. Việc hoàn thuế TNCN từ tiền lương, tiền công áp dụng đối với những cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
Cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì được hoàn thuế, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Trường hợp cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua cơ quan chi trả thu nhập.
Bảng 2.6 Kết quả hoàn thuế TNCN tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn
Chỉ tiêu Năm
2016 2017 2018 Tổng cộng
48
Biểu đồ 2.3 :Số hồ sơ nộp thuế của Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0
Nguồn:Tác giả tổng hợp
Biểu đồ 2.4 :Số tiền hoàn thuế của Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số tiền
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Qua kết quả thực hiện hoàn thuế TNCN giai đoạn 2016-2018 tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang cho thấy số lượng hồ sơ và số tiền hoàn thuế đều tăng qua các năm. Riêng số lượng tổ chức chi trả thực hiện hoàn thuế có giảm qua các năm, tuy nhiên số tiền hoàn thuế lại tăng lên. Hồ sơ được giải quyết hoàn thuế trên là do cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế và đề nghị hoàn lại số tiền thuế nộp thừa. Đối với các cơ quan chi trả thu nhập sau khi thực hiện quyết toán thay cho NNT, nếu có số thuế nộp thừa các cơ quan chi trả thu nhập sẽ chọn phương án bù trừ thuế vào kỳ sau thay vì lập hồ sơ xin hoàn thuế để tránh việc cơ quan thuế kiểm tra tại trụ sở sau khi giải quyết hoàn thuế; chỉ những đơn vị có số tiền nộp thừa lớn mới lập hồ sơ hoàn thuế để tạo nguồn vốn hoạt động kinh doanh cho kỳ tiếp theo.
Đánh giá chung cho thấy công tác hoàn thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã được tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.
Hiện nay tại nội dung giải quyết hoàn thuế TNCN được phân công cho phòng quản lý thuế TNCN và đội thuế TNCN tại các Chi cục Thuế thực hiện và
50
nơi tiếp nhận hồ sơ xin hoàn thuế là bộ phận một cửa. Để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý, khi tiếp nhận hồ sơ bộ phận một cửa phải thực hiện kiểm tra các thông tin về: cơ quan thuế quản lý, thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế để tiếp nhận hồ sơ hoặc hướng dẫn người xin hoàn thuế nộp hồ sơ sang cơ quan thuế khác theo đúng quy định. Khi giải quyết hồ sơ hoàn thuế, bộ phận giải quyết phát hiện ra những vướng mắc phải yêu cầu người xin hoàn thuế thực hiện thêm các thủ tục để đủ điều kiện giải quyết hoàn, điều này sẽ ảnh hưởng đến quỹ thời gian giải quyết hoàn thuế (theo quy định hiện nay tổng thời gian giải quyết một hồ sơ hoàn thuế TNCN là 6 ngày làm việc [3]); hoặc phát hiện ra hồ sơ xin hoàn thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết, bộ phận giải quyết phải liên hệ hướng dẫn người xin hoàn thuế đến cơ quan thuế khác để nộp hồ sơ. Tồn tại này vừa làm lãng phí thời gian, công sức của cán bộ thuế vừa gây tâm lý bức xúc cho NNT khi có hồ sơ đề nghị xin hoàn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động quản lý chung của ngành.
Hoạt động hoàn thuế TNCN chính là thực hiện chính sách nhằm đảm bảo tính công bằng trong quyền và nghĩa vụ của NNT, chính sách này chỉ thực sự có hiệu quả khi việc triển khai thực hiện được đúng quy định, nhanh chóng và thuận lợi cho NNT. Để làm được điều đó, hoạt động hoàn thuế TNCN cũng cần phải có phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trên để đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý ngày càng hiệu quả hơn.