Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 70 - 79)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI TỈNH TIỀN GIANG

2.3 Thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân và hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang

2.3.5 Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Việc tuyên truyền và hỗ trợ kịp thời cho người nộp thuế về chính sách thuế mới ban hành, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung và tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ người nộp thuế về chính sách thuế, thủ tục thuế không phù hợp có ý nghĩa quan trọng, giúp cho người nộp thuế thực hiện đúng quy định của pháp luật đồng thời giúp cho ngành thuế kịp thời sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về thuế cho phù hợp. Với ý nghĩa đó, hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng, cụ thể:

Niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính thuế tại trụ sở Cục Thuế, Chi cục Thuế và công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang,

trang thông tin điện tử Cục Thuế (thường xuyên được cập nhật thay đổi theo các kết quả rà soát và quy định hiện hành).

Phối hợp với báo Ấp Bắc tuyên truyền công tác thuế trên chuyên mục “Thuế và cuộc sống”, qua 3 năm đã phát hành được 157 bài chuyên mục về thuế (năm 2016: 51 bài, năm 2017: 52 bài, năm 2018: 54 bài). Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang thực hiện chuyên mục “Chính sách thuế và cuộc sống” với

156 lượt phát sóng (mỗi năm 52 lượt phát sóng).

Thường xuyên cập nhật kịp thời những văn bản, tin tức, hướng dẫn về chính sách thuế trên trang thông tin điện tử Cục Thuế. Trong giai đoạn 2016-2018, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã đăng tải 3.902 bài viết, trong đó có 345 văn bản hướng dẫn về thuế.

Tổ chức triển khai, phổ biến nội dung mới của pháp luật về thuế cho người nộp thuế thông qua các hội nghị đối thoại với người nộp thuế mỗi quý một lần với nhiều chuyên đề khác nhau.

Ngoài việc triển khai, phổ biến nội dung mới của pháp luật về thuế; tổ chức đối thoại, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang thường xuyên giải đáp tháo gỡ vướng mắc về thuế cho người nộp thuế, giai đoạn 2016-2018 đã hỗ trợ tại cơ quan thuế là 3.440 lượt, qua đường dây nóng là 3.250 cuộc và bằng văn bản là 297 văn bản.

Ngoài ra, để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực quản lý và cung cấp dịch vụ công đáp ứng yêu cầu của người nộp thuế và góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, quy trình giải quyết công việc hành chính được công khai, minh bạch để công chức thuế, người nộp thuế đều biết để thực hiện, theo dõi và giám sát. Từ đó, các vấn đề liên quan về thuế, người nộp thuế có thể biết mình cần liên hệ tại đâu để được giải quyết, những thủ tục giấy tờ nào cần thiết, thời gian giải quyết là bao nhiêu ngày... Hạn chế việc đi lại nhiều lần của người nộp thuế, tránh gây phiền hà, sách nhiễu của công chức thuế.

Mặc dù hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã được đẩy mạnh và tăng cường, song việc nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách pháp luật

56

thuế TNCN vẫn còn hạn chế. Ý thức của người dân về thực hiện nghĩa vụ thuế chưa cao, tình trạng NNT cố tình trốn tránh nghĩa vụ thuế còn khá phổ biến. Đánh giá về nguyên nhân khách quan cho thấy, do trình độ dân trí của người dân chưa theo kịp xu thế hội nhập, mặt khác do thu nhập của bộ phận lớn dân cư chưa đến mức phải nộp thuế nên họ không quan tâm tìm hiểu về chính sách thuế TNCN.Đối với nguyên nhân chủ quan, mặc dù việc tuyên truyền chính sách thuế TNCN được thực hiện qua hình thức phát thanh trên đài truyền hình địa phương nhưng với thời lượng phát sóng ngắn, nội dung phát sóng không phong phú, cách tuyên truyền thường mang tính chất mô phạm như đọc các điều luật, hỏi đáp về chính sách thuế... đã tạo nên sự nhàm chán cho chương trình dẫn đến hình thức tuyên truyền này chưa đạt hiệu quả yêu cầu đặt ra.

Việc tuyên truyền qua các buổi tập huấn, hội thảo trên địa bàn tỉnh chưa sâu rộng, số lượng người nộp thuế tham dự so với số lượng thư mời còn thấp do NNT chưa quan tâm và nội dung tuyên truyền tại các buổi tập huấn còn nhàm chán, chủ yếu là giải đáp các vướng mắc về thuế. Cơ quan thuế chưa tổ chức được các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về thuế TNCN bằng cách lồng ghép vào các chương trình hội nghị, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thuế...đến với mọi tầng lớp dân cư.

Công tác tuyên dương, tôn vinh các cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện tốt nghĩa vụ thuế TNCN đã được cơ quan thuế quan tâm thực hiện, song kết quả vẫn chưa tạo được sự khích lệ theo yêu cầu đặt ra. Hình thức tổ chức tôn vinh, hình thức khen thưởng chưa tạo được ấn tượng đối với NNT, chưa có tác dụng tạo thêm động lực để NNT thấy được ý nghĩa việc làm của mình và tiếp tục chấp hành tốt chính sách thuế TNCN.

2.3.6. Kết quả thu thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn 2016-2018 Đối tượng quản lý về thuế TNCN bao gồm các cơ quan chi trả thu nhập và cá nhân. Với số lượng đối tượng quản lý nhiều và ngày càng tăng qua các năm, cụ thể:

năm 2016 là 20.792 người, năm 2017 là 26.083 người, năm 2018 là 44.789 người hoạt động quản lý thu nộp thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã đạt được một số kết quả nhất định, kết quả thu thuế TNCN được thể hiện ở bảng 2.8:

Bảng 2.8 Kết quả thu thuế TNCN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Tổng thu NSNN

1 Thu từ thuế TNCN

1.1 Thuế thu nhập từ tiền lương,

tiền công

1.2 Thuế thu nhập từ hoạt động sản

xuất, kinh doanh của cá nhân

1.3 Thuế thu nhập từ đầu tư vốn của

cá nhân

1.4 Thuế thu nhập từ chuyển

nhượng vốn

Thuế thu nhập từ chuyển

1.5 nhượng bất động sản, nhận thừa

kế và nhận quà tặng là bất động sản

1.6 Thuế thu nhập từ trúng thưởng

1.7 Thuế thu nhập từ bản quyền,

nhượng quyền thương mại

1.8 Thuế thu nhập từ dịch vụ cho

thuê nhà, cho thuê mặt bằng

1.9 Thuế thu nhập khác

2 Thu từ các sắc thuế khác

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang [10][31]

58

Biểu đồ 2.6 : Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018

100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giảm dần qua 3 năm: năm 2016 là 9,49%, năm 2017 là 8,91% và năm 2018 là 6,96%. Đây là vấn đề đáng quan tâm trong việc quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế Tiền Giang khi số thu từ thuế TNCN chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu NSNN tại Tiền Giang.Về cơ cấu thu NSNN từ thuế TNCN tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 như số liệu tại biểu đồ 2.6:

Bảng 2.9 Tỷ trọng các khoản thu từ nguồn thu thuế TNCN giai đoạn 2016- 2018

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu

1 Tổng thu từ Thuế thu nhập cá nhân

1.1 Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công

1.2 Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân

1.3 Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản

1.4 Thuế thu nhập từ trúng thưởng

1.5 Thuế thu nhập từ các nguồn còn lại

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang Biểu đồ 2.7: Cơ cấu các khoản thu từ nguồn thu thuế TNCN bình quân

giai đoạn 2016-2018

nhập từ trúng

Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất

động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản 19%

Nguồn : Tác giả tổng hợp.

Qua bảng 2.9 và biểu đồ 2.7 cho thấy có trong cơ cấu số thu từ thuế TNCN có 4 khoản thu chiếm tỷ trọng cao: cao nhất là khoản thu từ tiền công, tiền lương (tỷ trọng bình quân giai đoạn 2016-2018 là 31%), thứ hai là nguồn thu từ trúng thưởng (tỷ trọng bình quân giai đoạn 2016-2018 là 24%), thứ ba là nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân (tỷ trọng bình quân giai đoạn 2016-2018 là 23%), thứ 4 là nguồn thu từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và quà tặng là bất động sản(tỷ trọng bình quân giai đoạn 2016-2018 là 19%).

Khoản thu từ tiền lương tiền công giai đoạn 2016-2018 tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu thuế TNCN (trung bình giai đoạn 2016- 2018 là 31%) và tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế - xã hội tại Tiền Giang phát triển ổn định trong giai đoạn này, số lượng doanh nghiệp tăng đều qua các năm, kinh doanh có hiệu quả, kéo theo đó là số lượng cá nhân làm công, ăn lương tăng thêm, thu nhập bình quân đầu người theo địa bàn GRDP của Tiền Giang tăng đều qua các năm đã góp phần làm tăng số thu thuế TNCN từ nguồn này.

Đối với khoản thu từ trúng thưởng (giai đoạn 2016-2018 chiếm tỷ trọng 24%), chủ yếu thu từ số thuế TNCN khấu trừ qua Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số Kiến thiết Tiền Giang đối với cá nhân trúng thưởng xổ số kiến thiết.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kê khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang vẫn còn một số tồn tại. Cụ thể:

Theo quy định thì các cơ quan chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công và đầu tư vốn phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN, kê khai và nộp thuế vào NSNN thay cho các cá nhân. Thực tế cho thấy do thiếu hiểu biết về chính sách hoặc do cố tình trốn tránh nên có nhiều cơ quan chi trả thu nhập nhưng không khấu trừ thuế, hoặc khấu trừ không đúng thời điểm chi trả...dẫn đến số thuế kê khai trong từng kỳ không đúng, không phản ánh đúng thu nhập phát sinh của từng cá nhân điều này đã gây khó khăn cho hoạt động quản lý của cơ quan thuế.

Thuế TNCN là loại thuế có số lượng mẫu tờ khai nhiều nhất trong các loại thuế. Các chỉ tiêu trên tờ khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và đầu tư vốn hàng tháng, hàng quý được thể hiện bằng con số thống kê, không có các bảng kê

61

kèm theo. Do đó cơ quan thuế không thể kiểm tra tính chính xác trong việc tính toán, xác định số thuế phải nộp của NNT.

Một số cơ quan chi trả kê khai không đúng tổng thu nhập chịu thuế, không tính các khoản thưởng, khoản thu nhập khác để đưa vào tính thuế hoặc khai sai các khoản được trừ như: phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, các khoản công tác phí, trang phục...Áp dụng phương pháp tính thuế chưa đúng với từng nhóm cá nhân chịu thuế như: tính theo biểu thuế lũy tiến đối với cả các cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc thuê lao động thực hiện từng dịch vụ cụ thể, riêng lẻ, thời vụ.

Đối với việc kê khai giảm trừ gia cảnh nhiều trường hợp kê khai không đúng quy định hoặc trùng lắp, kê khai trùng người phụ thuộc, đăng ký giảm trừ gia cảnh ở nhiều nơi.

Một tồn tại thường gặp nhất đó là cá nhân có phát sinh thu nhập ở nhiều nơi nhưng vẫn ủy quyền quyết toán tại cơ quan chi trả thu nhập. Dẫn đến việc một cá nhân lại được ủy quyền quyết toán tại hai hoặc nhiều cơ quan chi trả khác nhau.

Để nâng cao hiệu quả và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động quản lý thuế, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã và đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế. Tất cả các khâu trong quy trình quản lý thuế đều thực hiện trên phần mềm ứng dụng và đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong thời gian qua. Tuy nhiên, với sự thay đổi, bổ sung của chính sách thuế và đặc biệt là của chính sách thuế TNCN bắt buộc các phầm mềm ứng dụng phải được nâng cấp bổ sung để đáp ứng yêu cầu quản lý. Trong giai đoạn 2016-2018, trung bình mỗi năm có gần 20 đợt nâng cấp lớn nhỏ. Một số đợt nâng cấp phần mềm gặp lỗi đã làm sai lệch số liệu quản lý của cơ quan thuế. Cán bộ làm công tác kê khai thuế phải mất nhiều thời gian và công sức để kiểm tra đối chiếu số liệu, tìm giải pháp khắc phục lỗi do nâng cấp ứng dụng gây ra. Về việc này, sau khi phát hiện có sai sót, Tổng cục Thuế cũng đã hỗ trợ rà soát và chuẩn hóa lại dữ liệu tuy nhiên thời gian khắc phục và chỉnh sửa dữ liệu còn chậm gây ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nghĩa vụ thuế của NNT.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh tiền giang (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w