CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU
1.3. Quản lý thuế nhập khẩu
Quản lý thuế nhập khẩu chỉ các hoạt động của cơ quan hải quan trong thực hiện chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Một số tài liệu nghiên cứu về quản lý thuế đưa ra khái niệm:
Theo nghĩa rộng, quản lý thuế NK là sự tác động của Nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế NK theo luật pháp, cơ chế, chính sách và các văn bản pháp quy của Nhà nước về thuế NK nhằm cân bằng cán cân thương mại quốc tế, kích thích phát triển sản xuất trong nước và làm tăng nguồn thu cho NSNN. [12]
Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế NK là việc cơ quan hải quan sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chức thực hiện các qui định về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu. [12]
Quản lý thuế NK là việc nhà nước tác động có tổ chức và bằng luật pháp đối với các quá trình kinh tế xã hội và hành vi của con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung thông qua công cụ thuế quan. Theo cách hiểu này, phạm vi của hoạt động quản lý thuế NK bao gồm toàn bộ các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp về lĩnh vực thuế NK.
Nói cách khác, quản lý thuế nhập khẩu là các phương pháp, biện pháp, cách thức mà nhà nước thực hiện để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả các quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu.
1.3.2. Nguyên tắc quản lý thuế nhập khẩu
Công tác quản lý thuế NK của cơ quan hải quan được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định nhằm tránh sự tùy tiện, phiền hà trong quá trình quản lý. Quản lý thuế NK phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
Tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Nguyên tắc đơn giản, minh bạch, bình đẳng, thống nhất: quy định về quản lý thuế NK phải dễ hiểu, dễ thực hiện và công khai đến người nộp thuế và thực hiện
thống nhất trên cả nước.
1.3.3. Nội dung quản lý thuế nhập khẩu 1.3.3.1. Quản lý khai thuế
Qu n lý khai thu là khâu đ u tiên và đ c bi t quan tr ng trong quy trìnhả ế ầ ặ ệ ọ qu n lý thu . Qu n lý khai thu t i c quan H i quan là quá trình công ch c ả ế ả ế ạ ơ ả ứ h i quan ki m tra các tiêu chí khai báo v thu c a doanh nghi p trên t khaiả ể ề ế ủ ệ ờ h i quan, ki m tra s phù h p gi a các lo i ch ng t trong b h s h i quanả ể ự ợ ữ ạ ứ ừ ộ ồ ơ ả v i vi c khai báo thu c a Doanh nghi p.ớ ệ ế ủ ệ
Quá trình quản lý khai thuế diễn ra theo trình tự như sau: (1) Tiếp nhận khai báo của doanh nghiệp; (2) Kiểm tra việc khai báo thuế của doanh nghiệp; (3) Ra quyết định ấn định thuế nếu phát hiện doanh nghiệp khai chưa đúng, chưa chính xác, gian lận qua khai báo; (4) Thực hiện công tác kế toán theo dõi thu nộp tiền thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế.
1.3.3.2. Quản lý nộp thuế
Quản lý nộp thuế là thực hiện quản lý và đôn đốc thu nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền thuế vào NSNN và thực hiện giải quyết các thủ tục về xóa nợ theo quy định.
Quá trình quản lý nộp thuế diễn ra theo trình tự như sau: (1) Tiến hành theo dõi quá trình chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp; (2) Tiếp nhận chứng từ nộp thuế của doanh nghiệp và tiến hành xóa nợ thuế cho doanh nghiệp trên hệ thống mạng quản lý nợ thuế; (3) Tiến hành tính chậm nộp thuế nếu doanh nghiệp nộp trễ hạn so với thời hạn đã quy định trong các văn bản luật; (4) Nếu Doanh nghiệp cố tình chây ỳ không nộp thuế đúng thời hạn được quy định trong luật thì tiến hành cưỡng chế thuế của doanh nghiệp; (5) Sử dụng các biện pháp đốc thu thu hồi nợ đọng thuế như phối hợp với các cơ quan ban ngành Công an, Tòa án, các sở ban ngành….
1.3.3.3. Miễn, giảm thuế, hoàn thuế
Miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu là một trong những chính sách thu hút đầu tư cũng như bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước. Thực hiện đúng đắn miễn, giảm, hoàn thuế có tác dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Miễn thuế là việc Nhà nước không thu thuế nhập khẩu nhằm khuyến khích phát triển một nhóm loại hình nhập khẩu hoặc một nhóm đối tượng cụ thể theo định hướng của Nhà nước.
Giảm thuế là việc Chi cục Hải quan giảm số tiền thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế theo quy định. Giảm thuể được áp dụng cho những hàng hoá nhập khẩu nhưng gặp rủi ro khách quan được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá.
Hoàn thuế là việc Chi cục Hải quan thực hiện hoàn trả lại khoản thuế nhập khẩu đã thu cho đối tượng nộp thuế. Hoàn thuế được áp dụng khi hàng hoá đã nhập khẩu nhưng sau đó tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Có 2 hình thức hoàn thuế: Hoàn thuế trước, kiểm tra sau và hoàn thuế sau, kiểm tra trước. Hình thức hoàn thuế trước, kiểm tra sau áp dụng đối với đối tượng nộp thuế có quá trình chấp hành pháp luật về thuế tốt; hình thức hoàn thuế sau, kiểm tra trước áp dụng đối với đối tượng được hoàn thuế lần đầu và/ hoặc có quá trình chấp hành pháp luật về thuế không tốt.
Căn cứ chế độ chính sách hiện hành, cơ quan hải quan xem xét miễn, giảm, hoàn thuế cho doanh nghiệp.
1.3.3.4. Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Sau khi bộ hồ sơ hải quan đã được thông quan và chuyển về bộ phận kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, phân loại hồ sơ để tiến hành kiểm tra (có thể tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc trụ sở DN) và làm rõ các nội dung khai báo của DN và kết quả xác nhận của cơ quan hải quan ở khâu thông quan.
1.3.3.5. Thanh tra thuế, giải quyết khiếu nại về thuế
Trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan hải quan ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẫm quyền hoặc đề nghị người có thẫm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan hải quan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp doanh nghiệp không đồng ý với các quyết định của cơ quan Hải quan thì có quyền khiếu nại. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1.3.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý thuế nhập khẩu 1.3.4.1. Các yếu tố khách quan
❖ Hệ thống pháp luật của Nhà nước
Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu thuế NK trước hết phải kể đến là hệ thống pháp luật về thuế và pháp luật có liên quan. Hoạt động mua bán quốc tế được điều chỉnh bởi nhiều luật, các văn bản qui phạm pháp luật và chịu sự quản lý của nhiều bộ, ngành khác nhau. Vì vậy, hệ thống pháp luật cần phải thống nhất, đồng bộ, ổn định để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư lành mạnh cho doanh nghiệp đồng thời tạo môi trường pháp lý vững chắc, minh bạch cho cán bộ công chức thực thi pháp luật.
❖ Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
Cắt giảm thuế quan theo cam kết hội nhập quốc tế làm giảm số thu thuế do thuế suất hàng hóa NK giảm. Nhìn chung, chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều hướng đến nới lỏng hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Chính sách thuế quan của Việt Nam cũng phải phù hợp với xu hướng này, phải thực hiện các cam kết, ràng buộc về thuế NK đối với các nước và khu vực.Trong bài viết này, Tác giả chỉ nêu một số Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với một số nước, tổ chức trên thế giới. (Xem phụ lục 1)
❖ Nhóm yếu tố thuộc về người nộp thuế
Qui trình quản lý thuế có hiệu quả khi có sự tham gia của tích cực của người nộp thuế (NNT). Các yếu tố về trình độ, nhận thức, đạo đức hay thái độ về việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT cũng có ảnh hưởng rất lớn. Khi NNT có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế và hành vi trốn thuế sẽ ít
xảy ra. Nếu NNT không tự giác tuân thủ pháp luật, thì công tác quản lý thuế NK của cơ quan hải quan trở nên rất khó khăn.
1.3.4.2. Các yếu tố chủ quan
Một số định hướng lớn của ngành Hải quan trong đổi mới công tác quản lý là:
- Tin học hoá: Hoàn thiện hệ thống máy tính nối mạng trong nội bộ cơ quan hải quan và giữa cơ quan hải quan với các cơ quan liên quan; xây dựng trung tâm tự động hoá có hệ thống trang thiết bị máy tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử phát sinh từ khâu tiếp nhận lược khai, khai báo hải quan, tính thuế, thu thuế, giải phóng hàng, giám sát cảng và kho bãi; tin học hóa hỗ trợ cải cách thủ tục hải quan với môi trường không giấy tờ.
- Tự động hoá: Thực hiện tự động hóa thủ tục hải quan ở tất cả các địa bàn trọng điểm, các cửa khẩu quốc tế, quốc gia; tự động hóa công tác kiểm tra giám sát hải quan.
- Đơn giản hóa thủ tục khai hải quan: Khai hải quan được chủ yếu thực hiện qua mạng internet. Người làm thủ tục hải quan chủ yếu là các đại lý làm thủ tục hải quan.
- Hoạt động giám sát hải quan chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp: Chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuật hiện đại như: camera; seal định vị toàn cầu.
Những định hướng này sẽ làm tăng hiệu quả cho công tác quản lý thuế NK của cơ quan hải quan. Bên cạnh đó, các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế của cơ quan hải quan cần phải quan tâm là:
- Năng lực của cán bộ công chức hải quan: Pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc và hiệu quả không thể thiếu vai trò người quản lý, người tổ chức thực thi pháp luật. Công tác quản lý thuế NK có đạt mục tiêu hay không phụ thuộc phần lớn vào sự lớn mạnh của bộ máy tổ chức hải quan, phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực của CBCC hải quan. Bộ máy tổ chức hải quan đủ mạnh khi được trao đầy đủ quyền hạn để thực thi nhiệm vụ; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; sử dụng công cụ và phương pháp quản lý hiện đại. Đội ngũ công chức hải quan công tâm, tận tụy vì mục đích chung của tổ chức, luôn gìn giữ sự liêm chính của Hải quan Việt Nam.
CBCC hải quan được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu quản lý tiên tiến.
- Cơ sở vật chất: Điều kiện cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố có tác động quan trọng hiệu quả công việc. Trang bị hệ thống máy móc thiết bị kiểm tra, giám sát hiện đại như máy soi container, hệ thống camera giám sát. Hệ thống công nghệ thông tin có đường truyền tốc độ cao, máy tính có cấu hình mạnhlà cần thiết và cấp bách trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan hải quan hiện nay. Những hành
vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp, các đối tượng buôn bán hàng hoá nhập khẩu luôn tìm cách gian lận để trốn thuế.
1.3.5. Sự cần thiết tăng cường quản lý thuế nhập khẩu Khái niệm tăng cường quản lý thuế nhập khẩu
Tăng cường quản lý của Hải quan đối với thuế nhập khẩu là dùng các phương pháp, hình thức quản lý thuế (khai thuế, nộp thuế, thủ tục hoàn miễn giảm thuế, xem xét khiếu nại thuế và kiểm tra thanh tra thuế…), các công cụ quản lý (các qui
định, qui trình, biện pháp nghiệp vụ, phương tiện quản lý), cơ cấu tổ chức bộ máy (các bộ phận, các đơn vị thuộc cơ quan hải quan, đội ngũ cán bộ công chức hải quan) đối với hàng hóa nhập khẩu qua của khẩu, biên giới lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa được đưa vào từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, hàng hóa từ khu chế xuất vào thị trường trong nước, ra nước ngoài và ngược lại.
Sự cần thiết tăng cường quản lý thuế nhập khẩu
- Tăng cường để đảm bảo tuân thủ chặt chẽ pháp luật thuế XNK. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đảm bảo nguồn thu. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
- Đảm bảo vai trò của thuế và thuế nhập khẩu.
- Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Vai trò của quản lý thuế nhập khẩu
Cơ quan thuế thực hiện vai trò hỗ trợ, giúp người nộp thuế hiểu được chính sách, cách kê khai, hoàn thành thủ tục. Đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp
nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục đúng thời hạn cho người nộp thuế, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Công chức quản lý thuế phải đề cao trách nhiệm trong quá trình xử lý các công việc về thuế theo nội dung công việc được phân công; nếu không làm tròn trách nhiệm trong Luật đã quy định thì phải bồi thường vật chất.