1.3. Lý luận về tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại
1.3.1. Lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình DN cùng tồn tại, phát triển và cạnh tranh với nhau. Để thuận lợi trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ cho DN, người ta phân loại các DN theo một số tiêu chí nhất định nhƣ: dựa vào quan hệ sở hữu về vốn và tài sản, dựa vào mục đích kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh…
Dựa theo tiêu chí quy mô kinh doanh, người ta phân loại DN thành: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ.
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy định: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp:
siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên)”.
1.3.1.2. Tiêu chí xác định và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tiêu chuẩn của một số quốc gia trên thế giới
Các quốc gia trên thế giới, nhìn chung vẫn thường dùng các tiêu thức về: số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu trung bình, lợi nhuận, giá trị gia tăng để phân loại DN nhƣng trong số các tiêu thức trên thì hai tiêu thức đƣợc sử dụng nhiều nhất là quy mô vốn và số lƣợng lao động. Ngoài ra, việc lƣợng hóa các tiêu thức để phân loại quy mô DN còn tùy thuộc vào những yếu tố nhƣ: trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và những quy định cụ thể phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Trong các ngành nghề khác nhau thì chỉ tiêu độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau.
Theo tiêu chí của nhóm Ngân hàng thế giới thì DNNVV đƣợc phân loại thành:
DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động dưới 10 người; DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người và DN vừa có từ 50 đến 300 lao động. Một số quốc gia khác cũng đƣa thêm tiêu chí vốn của DN vào việc xác định DNNVV:
- Malysia: doanh nghiệp nhỏ và vừa: nhân viên khoảng dưới 250 người, vốn tài sản cố định hoặc tài sản khoảng 1 triệu Ringis.
- Nhật Bản: doanh nghiệp nhỏ và vừa:
+ Ngành chế tạo: số lượng nhân viên dưới 300 người hoặc vốn đầu tư khoảng dưới 100 triệu Yên;
+ Ngành bán buôn: nhân viên dưới 50 người và vốn đầu tư 10 triệu Yên.
+ Doanh nghiệp nhỏ: tài sản cố định dưới 5 triệu đô la Singapore;
+ Doanh nghiệp vừa: tài sản cố định từ 5 – 10 triệu đô la Singapore.
Tham khảo tiêu chí xếp loại DNNVV ở một số nước cho thấy, những tiêu chí thường được các nước sử dụng để xác định DNNVV là vốn, lao động, doanh thu. Có nước chỉ dùng một, hai hoặc cả ba yếu tố đó, có nước còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà quy định các tiêu chí khác nhau. Bên cạnh đó có nước phân loại DN thành các nhóm theo quy mô nhƣ DN siêu nhỏ, DN vừa để hoạch định chính sách cụ thể từng đối tƣợng.
Tiêu chuẩn tại Việt Nam
Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó quy định rõ tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhƣng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhƣng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhƣng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhƣng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định.
Ngoài ra, theo nghị định, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất
Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Một trong những lợi thế của DNNVV là có bộ máy quản lý gọn nhẹ. Do quy mô DN nhỏ, số lượng lao động không đông vì vậy bộ máy quản lý ít người, nhỏ gọn.
Chính điều này giúp cho chủ doanh nghiệp có cơ hội gần gũi hơn với người lao động, dễ dàng trong nắm bắt thông tin, quản lý người lao động hiệu quả hơn. Bộ máy gọn nhẹ cũng giúp cho DNNVV trở nên năng động, linh hoạt, phản ứng nhanh nhạy trước
sự thay đổi của thị trường, những quy định, thể chế mới nên ít chịu tổn thất lớn khi môi trường kinh doanh biến động, khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh [2].
Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Là khu vực thu hút tích cực và có khả năng huy động các nguồn vốn, nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.
Với việc tạo lập các DNNVV không cần nhiều vốn, phân bố rộng khắp trên các vùng lãnh thổ, thu hút vốn nhanh cho phép DN sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng lao động, tiền vốn mà các DN lớn khó thực hiện. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động DNNVV có thể dễ dàng huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi như vay bạn bè, người thân. DNNVV chủ yếu sử dụng lao động trong trong gia đình hoặc tuyển dụng tại chỗ không tốn chi phí đào tạo. Việc tạo lập hệ thống DNNVV là một phương thức có hiệu quả để khai thác mọi nguồn lực trong nước như lao động, vốn nhàn rỗi, tài nguyên sẵn có tại địa phương phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
DNNVV giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển nguồn nhân lực.
DNNVV ở nước ta hiện nay sử dụng khoảng 51% lao động xã hội, tạo ra nửa triệu việc làm mới hàng năm. Triển vọng thu hút lao động của DNNVV rất lớn vì suất đầu tƣ cho một chỗ làm ở đây thấp hơn rất nhiều so với DN lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút đƣợc các nguồn vốn trong dân.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, để tồn tại và phát triển, các DNNVV phải tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để đủ sức cạnh tranh. Điều này đòi hỏi các DNNVV chú trọng, tăng cường hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động từ đó góp phần phát triển nguồn nhân lực của xã hội. Chính vai trò này của DNNVV đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao thu nhập quốc dân, cải thiện đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước [2].
DNNVV góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập.
Với lực lƣợng đông, chiếm đa số trong toàn bộ hệ thống DN trong nền kinh tế, các DNNVV tạo ra khối lƣợng sản phẩm không ít đồng thời tạo ra nguồn thu nhập không nhỏ cho nền kinh tế.
DNNVV còn là nơi tiêu thụ một khối lƣợng đáng kể vật tƣ, nguyên liệu của nền sản xuất xã hội, giúp nền sản xuất phát triển. Lực lƣợng lao động trong DNNVV có
thu nhập sẽ tăng chi tiêu cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
DNNVV với việc huy động các nguồn lực kinh tế để sản xuất không chỉ đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước mà còn góp phần vào việc thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc giao thương, xuất khẩu hàng hóa, mua vật tư nguyên liệu, tiếp nhận công nghệ kỹ thuật mới, thu hút vốn, thậm chí là cả lao động kỹ thuật cao với bạn hàng nước ngoài [2].
Là bộ phận cần thiết trong quá trình liên kết sản xuất của các doanh nghiệp lớn, là cơ sở hình thành những doanh nghiệp lớn trong tương lai.
Mối liên kết giữa các DNNVV và các DN lớn, kể cả các các tập đoàn xuyên quốc gia hình thành và phát triển thông qua quá trình cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ và đặc biệt là tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm, cung cấp các vật tư đầu vào với giá rẻ hơn, do đó góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất cho DN lớn. Ngƣợc lại, các DN lớn bảo đảm vững chắc cho các DNNVV về thị trường, tài chính, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý.
Thực tế trong quá trình hoạt động, các DNNVV hỗ trợ cho các DN lớn rất nhiều, các DNNVV sau khi tích lũy vốn, kinh nghiệm sẽ trở nên lớn mạnh, dần trở thành các công ty lớn, các tập đoàn kinh tế lớn trên thị trường [2].