Rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 60 - 63)

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

2.2.3. Rủi ro tín dụng qua chỉ tiêu nợ xấu

Bảng 2.6. Nợ xấu trên tổng dư nợ tại Agribank Tân Thạn h giai đoạn 2017 – 2 019 ĐVT: Triệu đ ồng Ch ỉ tiêu

Nợ xấu Tổng dư nợ TD

Tỷ lệ nợ xấu/

Tổng dư nợ TD

Nguồn: Agribank Tân Thạnh Chịu ảnh hưởng của cuộc khủ ng hoảng kinh tế tài c hính và suy thoái kin h tế toàn c ầu từ năm 2008, nền kinh tế nướ c ta đã chịu tác động tiêu cực, kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố khô ng thuận l ợi khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của các TCTD nói chung và Agribank nói riêng ở mức cao v ào năm 201 7 và có xu hướng giả m những nă m gần đây.

Hình 2.4. Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Tân Thạn h giai đoạn 2017 – 2019

0.40%

0.08%

0.1 1%

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Nguồn: Agribank Tân Thạnh

Qua bảng 2.6 và hình 2.4 cho thấy tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) trên tổng dư nợ có xu hướng giảm, năm 2017 là 0.4% giảm xuống còn 0.08% năm 2018 và tăng nhẹ lên 0.11% vào năm 2019. Qua đó cho thấy việc quản lý rủi ro của chi nhánh khá tốt, tỷ lệ xấu trong tổng dư nợ luôn ở mức dưới 0.5% cho thấy Chi nhánh luôn đảm mức an toàn cho vay (dưới 3%). Điều này cũng phản ánh chất lượng cho vay, thẩm định tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đã được cải thiện và nâng cao.

2.2.3.2. Nợ xấu theo loại hình kinh tế

Qua bảng 2.7 cho thấy tỷ trọng nợ xấu tập trung vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chủ yếu là các DN nhỏ và vừa) và cá nhân, pháp nhân vì trong thời gian này các các thành phần kinh tế đều gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bảng 2.7. Nợ xấu theo đối tượng khách hàng tại Agribank Tân Thạnh giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Doanh nghiệp

Cá nhân Tổng nợ xấu Nguồn: Agribank Tân Thạnh

Tỷ trọng nợ xấu của cá nhân trong tổng dư nợ xấu có xu hướng giảm cụ thể năm 2017 là 4,451 triệu đồng, giảm còn 1,257 triệu năm 2019. Thành phần kinh tế này chủ yếu là nông dân, kinh doanh cá thể...với quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên chịu ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế rất mạnh, đặc biệt là trong thời gian qua giá cả của các mặt hàng nông sản xuất khẩu như lúa, ngô, khoai,... điều bị giảm mạnh làm cho thu nhập người dân giảm sút nên dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ NH, nợ quá hạn kéo dài dẫn đến nợ xấu. Phần lớn nợ xấu phát sinh tại các Chi nhánh chủ yếu là của khách hàng cá nhân trồng cây ngắn ngày như lúa, mì, chăn nuôi,…

2.2.3.3. Nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Bảng 2.8. Nợ xấu theo ngành kinh tế tại Agribank Tân Thạnh giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Triệu đồng

Nông nghiệp – ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng

Nguồn: Agribank Tân Thạnh Qua bảng 2.8 cho thấy nợ xấu của ngành nông, ngư nghiệp có xu hướng giảm qua các năm từ 3,487 triệu đồng năm 2017 giảm còn 1,041 triệu đồng năm 2019; nợ xấu của ngành Công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm chủ yếu là do các dự án đang thu hồi vốn nên vừa giảm dư nợ cho vay vừa giảm tỷ lệ nợ xấu từ 814 triệu đồng năm 2017 giảm còn 213 triệu đồng năm 2019; nợ xấu ngành thương mại và dịch vụ giảm từ 289 triệu đồng năm 2017 giảm còn 160 triệu đồng năm 2019; nợ xấu của ngành kinh tế khác, tiêu dùng có xu hướng tăng nhẹ từ 66 triệu đồng năm 2017 lên 78 triệu đồng năm 2019.

2.2.3.4. Nợ xấu phân theo thời hạn

Bảng 2.9. Nợ xấu theo thời hạn tại Agribank Tân Thạnh giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Nợ xấu ngắn hạn

Tỷ lệ Nợ xấu trung,

dài hạn Tỷ lệ Tổng nợ xấu Nguồn: Agribank Tân Thạnh giai đoạn 2017 – 2019 Qua bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ nợ xấu phân theo ngắn hạn là chủ yếu và có xu hướng tăng qua các năm, từ 76% năm 2017 tăng lên 88.3% năm 2019. Điều này cho

thấy chất lượng cho vay ngắn hạn chưa ổn định. Dư nợ xấu trung, dài hạn cũng có xu hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trung, dài hạn năm 2017 là 24% và giảm còn 10.3% năm 2018, nhưng lại tăng lên 11.7% năm 2019.

2.2.3.5. Nợ xấu phân theo bảo đảm bằng tài sản

Qua bảng 2.10 cho thấy: Nợ xấu cho vay có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng cao, nợ xấu không có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ xấu và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng cho vay của dư nợ không có bảo đảm bằng tài sản là khá tốt.

Bảng 2.10. Nợ xấu theo bảo đảm bằng tài sản tại Agribank Tân Thạnh giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Nợ xấu có TSĐB Tỷ trọng nợ cho vay có

TSĐB/Tổng nợ xấu Tỷ trọng cho vay không

có TSĐB/Tổng nợ xấu Tổng nợ xấu Nguồn: Agribank Tân Thạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w