Những vấn đề chung về thất thu thuế GTGT

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.3 Những vấn đề chung về thất thu thuế GTGT

Gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật luôn tồn tại song hành với hoạt động thuế của Nhà nước. Có thể nói, Nhà nước còn đánh thuế thì sẽ còn tồn tại

hành vi gian lận thuế do động cơ của gian lận thuế luôn tồn tại khi Nhà nước thu thuế, đó là mong muốn giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta chấp nhận các hành vi gian lận thuế. Gian lận thuế sẽ giảm bớt nếu hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả cao. Có nhiều việc phải làm để giảm bớt gian lận thuế, trong đó, nhận diện các hành vi gian lận thuế là việc cần làm thường xuyên (Tài chính 2013 của PGS.TS. Lê Xuân Trường và TS. Nguyễn Đình Chiến).

Ngoài ra theo Quy định của Luật Quản lý thuế: Gian lận thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch, làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. Cố tình hay vô tình khai, áp dụng không đúng cở sở tính thuế dẫn đến làm sai lệch số thuế phải nộp (Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Thông tư 166/2013/TT-BTC).

1.3.2 Các hình thức thất thu thuế GTGT

Theo điều 13 của Thông tư số 166/2013/TT-BTC các hành vi trốn thuế gồm:

- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

- Sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.

- Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

- Hàng hoá vận chuyển trên đường không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp.

- Còn tại khái niệm trong BLHS năm 2015: “Tội trốn thuế là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng số tiền thấp hơn nhiều so với mức phải đóng” (BLHS năm 2015).

1.3.3 Nguyên nhân dẫn đến việc thất thu thuế GTGT và hậu quả của thất thu thuế GTGT

* Nguyên nhân

Thứ nhất, thất thu thuế do chính sách quản lý còn nhiều hạn chế

Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Do đó, các chính sách khó tránh khỏi những kẽ

hở và thiếu sót; Nhìn nhận về chính sách thuế có thể thấy được còn nhiều hạn chế như chính sách thuế chưa rõ ràng gây nhiều tranh cải khi áp dụng hay việc áp dụng thiếu sự đồng bộ ở các cấp tử Trung ương tới địa phương; nhiều chính sách đưa ra khi chưa sử dụng đã có văn bản thay thế gây nhiều khó khăn về việc tiếp cận thông tin chính sách cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế.

Thứ hai, thất thu thuế do hoạt động quản lý chưa hiệu quả

Quản lý thuế là hoạt động quan trọng, có tác động nhất định tới hiệu quả thu nộp tiền thuế vào NSNN. Tuy nhiên, tại Việt Nam trình độ quản lý thuế chưa đồng bộ giữa các vùng miền và thiếu đi sự chuyên nghiệp. Nhiều cán bộ, công chức thuế trình độ chuyên môn chưa cao, thiếu phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, việc xử lý các trường hợp vi phạm còn nhẹ, chưa triệt để.

Thứ ba, thất thu thuế do người nộp thuế thiếu hiểu biết, trốn thuế, gian lận thuế

Hiện nay, trên thực tế tình trạng người nộp thuế còn chưa nắm bắt được những thông tin về chính sách thuế có liên quan là khá phổ biến. Do chính thuế có những quy định rõ ràng về từng sắc thuế và đối tượng nộp thuế bên cạnh đó có những sửa đổi bổ sung, do vậy việc thiếu hiểu biết của người nộp thuế sẽ dẫn đến tình trạng người nộp thuế không nắm rõ được những loại thuế phải nộp, hay thời gian nộp thuế.

Bên cạnh việc thất thu do người nộp thuế thiếu hiểu biết, thất thu còn xảy ra do người nộp thuế lợi dụng những kẽ hở để lách luật hay dùng các hành vi gian lận nhằm trốn, giảm số thuế phải nộp cụ thế như:

Hành vi không kê khai hoặc kê khai thiếu doanh thu tính thuế giá trị gia tăng.

Mua bán hàng hóa có giá trị lớn nhưng không thực hiện thanh toán qua ngân hàng;

mua hóa đơn để hợp pháp hóa hàng hóa mua không có hóa đơn, chứng từ, bán hàng hóa cung cấp dịch vụ không lập hóa đơn, nhất là bán lẽ dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Hành vi lập doanh nghiệp mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ và hạch toán chi phí đầu vào tuy có giảm nhưng diễn biến tinh vi hơn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chây ỳ, cố tình nợ thuế kéo dài do tiền phạt chậm nộp thấp hơn lãi thực tế mà doanh nghiệp phải trả khi đi vay.

* Hậu quả

Thuế đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và mỗi địa phương do đố việc thất thu thuế sẽ gây ra những hậu quả nhứ:

Thứ nhất, thất thu thuế giá trị gia tăng gây thâm hụt NSNN.

Thứ hai, thất thu thuế gây bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế.

Thứ ba, thất thu thuế dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật và tình hình vi phạm ngày gia tăng.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện gò công đông, tỉnh tiền giang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w