CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ CHỐNG THẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU
2.4 Đánh giá chung công tác chống thất thu thuế giá trị gia tăng
Với đội ngũ cán bộ công chức có chuyên môn cao, từ khi thành lập đến nay, hoạt động chống thất thu thuế GTGT của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Chi cục thuế huyện Gò Công Đông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể là:
Chi cục đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu và xác định được đúng, tương đối đầy đủ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần nằm trong diện quản lý trực tiếp.
Chi cục đã chỉ đạo đội kiểm tra thuế xây dựng kế hoạch cụ thể, các đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra đúng theo quy trình, thực hiện giám sát chặt chẽ tiến độ, nhật ký kiểm tra. Nhờ đó, hoạt động kiểm tra đã đem lại hiệu quả khi phát hiện được nhiều trường hợp Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vi phạm pháp luật thuế, truy thu được khoản tiền thuế lớn, tránh thất thu cho NSNN.
- Công tác phát hiện và truy thu số thuế GTGT từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có nhiều chuyển biến tích cực, các khoản nợ được phân loại, theo dõi, đôn đốc kịp thời; từng bước giảm thiểu và hạn chế phát sinh nợ mới. Thông qua kiểm tra, đã phát hiện những sai phạm của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiến hành xác định lại số thuế GTGT phải nộp, chống thất thu về căn cứ tính thuế.
- Chi cục đã tuyên truyền, hỗ trợ kịp thời các khó khăn, vướng mắc về chính sách đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bằng nhiều hình thức như: niêm yết công khai tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế, phát trên hệ thống loa truyền thanh của phường, gửi thông báo đến người nộp thuế...
2.4.2 Khuyết điểm
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động chống thất thu thuế GTGT tại Chi cục còn nhiều tồn tại như sau:
- Một là, tình trạng thất thu thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn diễn ra phổ biến dưới các hình thức đa dạng và phức tạp.Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm chống thất thu tuy nhiên tình trạng này vẫn xảy ra phổ biến, ảnh hưởng đến nguồn thu vào NSNN và tính công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng. Đây là thách thức không nhỏ của ngành thuế nói chung và Chi cục thuế huyện Gò Công Đông nói riêng, đặc biệt khi số lượng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không ngừng tăng lên và các hành vi gian lận gây thất thu NSNN ngày
một khó phát hiện như: tạo nguồn hàng khống, lập hợp đồng mua bán nội địa khống với phương thức thanh toán trực tiếp, hình thành các đường dây với những chi nhánh, văn phòng hoặc thành lập các DN chỉ để làm dịch vụ hồ sơ hoàn thuế...
- Hai là, hoạt động chống thất thu đã phát huy khá tốt song vẫn còn không ít hành vi gian lận thuế không được phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời dẫn đến thất thoát, không thu hồi được tiền thuế cho Nhà nước.
- Ba là, cơ sở dữ liệu và thông tin về ĐTNT không được cập nhật thường xuyên, số liệu thiếu chính xác và không đầy đủ... do vậy, thông tin phân tích chuyên sâu ban đầu về doanh nghiệp tại cơ quan thuế đa phần chưa đúng với chưa thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Bốn là, nợ đọng thuế vẫn còn ở mức cao do số DN nộp hồ sơ ngừng kinh doanh, bỏ trốn hoặc lâm vào tình trạng thua lỗ ngày càng nhiều, không có khả năng nộp các khoản truy thu thuế và phạt dẫn đến việc thu nợ thuế gặp khó khăn, gây thất thu cho NSNN.
2.4.3 Một số tồn tại
Thứ nhất, cơ chế chính sách còn nhiều kẽ hở để Doanh nghiệp lợi dụng Lợi dụng những kẽ hở của chính sách thuế các Doanh nghiệp đã cố tình lách luật mà không hề vi phạm luật. Như vậy quy định ba mức thuế suất như hiện nay, cho những mặt hàng, ngành hàng càng gây ra những nhập nhằng không rõ ràng, gây nhiều cách hiểu khác nhau dẫn tới khác nhau trong việc áp dụng, là cơ hội cho hành
vi trốn thuế thông qua thuế suất, một mặt hàng càng làm cho công việc kiểm tra càng lớn, mất nhiều thời gian của cơ quan thuế.
Quy định hiện nay về thành lập và giải thể Doanh nghiệp dễ dàng, cho nên có nhiều Doanh nghiệp được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh đã quá thời hạn nhưng vẫn không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng không đăng ký thuế. Trong khi đó, chế tài để xử lý về vấn đề này chưa được quy định rõ ràng do đó tạo kẻ hở cho các Doanh nghiệp vi phạm.
Cơ chế chính sách vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình giải quyết hoàn thuế: Còn những trường hợp văn bản còn chưa quy định rõ ràng, thống nhất nên gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc giải quyết hồ sơ.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ thuế còn mỏng về số lượng, trong khi Doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn có khối lượng lớn hồ sơ sổ sách, điều này khiến việc kiểm tra một cách thấu đáo, toàn diện trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian hơn.
Thứ ba, việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước khác và cơ quan thuế của nước ngoài chưa thực sự hiệu quả. Vì đến nay cơ chế phối hợp giữa các cơ quan còn chưa được thể chế hóa thành các văn bản cụ thể, nên việc cơ quan thuế khai thác thông tin từ cơ quan Công An và cơ quan thuế còn gặp nhiều khó khăn, khiến công tác kiểm tra chưa có thông tin kịp thời.
Thứ tư, đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Chi cục chưa quản lý sát sao, lợi dụng điều đó vẫn xảy ra tình trạng Doanh nghiệp làm đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành sản xuất kinh doanh. Với nguồn thông tin chưa đầy đủ về chất và lượng gây ra nhiều khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi gây thất thu NSNN.
Thứ năm, ý thức tuân thủ của một số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa cao. Có thể thấy một bộ phận không nhỏ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay chưa thực sự tuân thủ và chấp hành pháp luật thuế. Nhiều Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn lách luật, thực hiện các hành vi nhằm trốn thuế, gian lận số thuế phải nộp vào NSNN. Bên cạnh một số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, một số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ đọng thuế do thực sự có khó khăn về tài chính thì còn một bộ phận Doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các luật thuế, số Doanh nghiệp nộp hồ sơ ngừng kinh doanh, bỏ trốn hoặc lâm vào tình trạng thua lỗ ngày càng nhiều, không có khả năng nộp các khoản truy thu thuế và phạt dẫn đến việc thu nợ thuế gặp khó khăn, đặc biệt là số thuế nợ đọng của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn khá cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tóm lại, Chương 2 đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng và tình hình việc tổ chức quản lý thu thuế và thất thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. Từ việc điểm qua đặc điểm về địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề về nguồn nhân lực cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội địa bàn huyện Gò Công Đông thời gian qua; nhìn nhận tổng quan về quá trình hình thành phát triển và cách thức tổ chức của Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông, để có cơ sở phân tích các yếu tố khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả quản lý thu thuế và chống thất thu thuế GTGT tại huyện Gò Công Đông giai đoạn 2016-2018.
Trên cơ sở đó, luận văn phân tích tình hình quản lý thu thuế và chống thất thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang như: công tác quản lý đối tượng nộp thuế, công tác chống thất thu thuế giá trị gia tăng thông qua các bộ phận là tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, kê khai và kế toán thuế, thanh kiểm tra thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, công tác chống tiêu cực trong hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng. Từ đó đánh giá chung về những ưu điểm, khuyết điểm về công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng và rút ra những nguyên nhân, tồn tại và hạn chế của việc tổ chức quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang. Đây là cơ sở để đưa ra những giải pháp chống thất thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.