2.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An
2.3.3. Nguyên nhân những tồn tại
Một, môi trường pháp lý chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu xây dựng trên cơ sở giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp.Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý bất cập và không bảo đảm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho chi nhánh khi muốn triển khai dịch vụ mới.
Hai, hiệu lực pháp chế thấp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân (các cá nhân, tổ chức) còn chưa cao.
Ba, trình độ hiểu biết của nhiều tầng lớp dân cư về các dịch vụ ngân hàng còn hạn chế. Số đông dân cư chưa có thói quen tới ngân hàng giao dịch để giải quyết các nhu cầu thanh toán chi trả, tư vấn, vay vốn... Khách hàng có tâm lý e ngại khi đến ngân hàng, thay vào đó họ vay tiền của họ hàng, người quen, thậm chí tín dụng đen...
Do đó, nếu không có chính sách marketing phù hợp sẽ rất khó để khách hàng biết đến và thực hiện giao dịch với ngân hàng.
Bốn, về phía NHNN thì cơ chế quản lý của NHNN đối với NHTM còn mang nặng tính chất hành chính, nhiều khi không theo kịp yêu cầu đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế, làm giảm tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các NHTM. Về kỹ thuật công nghệ thì cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán bù trừ của NHNN chưa đạt yêu cầu, chưa đảm bảo thời gian, tốc độ thanh toán chậm gây khó khăn cho các NHTM nói chung và tại Agribank Long An nói riêng.
2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Mặc dù, Agribank Long An đã tập trung đầu tư vào máy móc và kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị khá hiện đại nhưng chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao, phần mềm quản lý nghiệp vụ hay bị nghẽn, tốc độ chậm làm ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ chủa chi nhánh. Tổ chức quản trị và điều hành bộ máy hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cụ thể là:
- Số lượng văn bản hướng dẫn điều hành thực hiện dịch vụ trong hệ thống
Agribank nói chung rất lớn nhưng chưa được được soạn thảo hợp lý, đôi khi mâu thuẫn chồng chéo nhau. Do vậy, việc tiếp nhận, áp dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ ở chi nhánh nhiều lúc gặp khó khăn dẫn đến nhiều rủi ro tác nghiệp.
- Thủ tục cho vay còn chưa linh hoạt, chưa đơn giản thuận tiện. Công tác thẩm định và cho vay còn mất nhiều thời gian.
- Triển khai thực hiện dịch vụ còn chưa áp ứng yêu cầu như công tác quảng cáo tiếp thị, giới thiệu loại hình dịch vụ cho mọi người dân chưa cao, nhiều người chưa biết hết các dịch vụ, tính năng dịch vụ tại Agribank Long An.
- Công tác marketing tìm kiếm khách hàng chưa thực sự hiệu quả do chưa có sự chuyên môn hóa cao, cán bộ quan hệ khách hàng vừa là người đi tìm kiếm KH vừa là người tham gia xử lý hồ sơ món vay. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng đa số là nhân viên trẻ, mối quan hệ còn hạn chế.
- Chính sách cho vay của Agribank nói chung và Agribank Long An nói riêng nhìn chung còn thận trọng và thắt chặt hơn so với các ngân hàng khác nhằm mục đích sàn lọc khách hàng tốt và hạn chế tối đa rủi ro. Tuy nhiên ở một góc độ khác, điều này làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận khách hàng với sản phẩm vay tại ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn công Thương.
Bên cạnh đó, tại Agribank Long An một số nhân viên chưa thực hiện nghiêm túc việc chấp hành đúng theo quy chế tín dụng, quy trình cho vay. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau:
+ Việc kiểm tra trước, trong, và sau khi cho vay là công việc mà CBTD chưa thực hiện thường xuyên, nhất là việc kiểm tra sau khi cho vay, vì bình quân mỗi CBTD quản lý đến hơn 300 khách hàng, hay khác hơn là tình trạng quá tải đối với CBTD đã dẫn đến khả năng kiểm tra bị hạn chế không phát hiện để thu hồi vốn kịp thời đối với các khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích; làm ăn kém hiệu quả, gây thất thoát vốn nhưng không có biện pháp ngăn chặn kịp thời làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
+ Cũng xuất phát từ việc không thực hiện tốt khâu thẩm định mà CBTD không nắm được tình hình SXKD, tình hình tài chính của khách hàng.Từ đó, không xác định được vốn tự có thực sự của khách hàng tham gia vào phương án vay vốn là bao nhiêu, chủ yếu CBTD dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp, do đó mức độ chính xác chưa đáng tin cậy. Điều này dẫn đến quyết định cho vay khách hàng có vốn tự có thấp, không đảm bảo tỷ lệ theo quy định và đương nhiên mức độ rủi ro của ngân hàng càng cao hơn.
Ngoài ra, do vốn tự có của khách hàng thấp, vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay ngân hàng, khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, dùng vốn lưu động đầu tư vào tài sản cố định, thiết bị sản xuất hay lĩnh vực kinh doanh khác với dự án đã trình ngân hàng trước khi vay dẫn đến việc luân chuyển vốn không lành mạnh, rủi ro xảy ra khiến không trả được nợ và lãi đến hạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Agribank Long An giai đoạn 2016 - 2018. Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực tế tình hình tín dụng ngắn hạntại đơn vị, tác giả đã làm rõ những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Qua đó đưa ra những nguyên nhân, những hạn chế để trong thời gian tới đơn vị sẽ có những giải pháp thích hợp nhằm mợ rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3