I. Nhận biết:
Câu 1: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 8. B. 2. C. 4. D. 6.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 2: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng AIDS. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 3: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?
A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Gây đột biến nhân tạo. C. Nhân bản vô tính. D. Cấy truyền phôi.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 4: Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?
A. Bệnh máu khó đông. B. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục.
C. Hội chứng Đao. D. Bệnh bạch tạng.
(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017) Câu 5: Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A. Nhân bản vô tính. B. Cấy truyền phôi. C. Gây đột biến. D. Dung hợp tế bào trần.
(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017) Câu 6: Dòng vi khuẩn E. coli mang gen mã hóa insulin của người được tạo ra nhờ áp dụng kĩ
thuật nào sau đây?
A. Chuyển gen. B. Gây đột biến. C. Nhân bản vô tính. D. Cấy truyền phôi.
(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2017) Câu 7: Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Gây đột biến gen. C. Dung hợp tế bào trần. D. Nhân bản vô tính.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 8: Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen
A. aabb. B. AAbb. C. aaBB. D. AaBb.
(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 9: Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô.
C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh. D. Lai hữu tính.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 10: Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XO?
A. Châu chấu. B. Chim. C. Bướm. D. Ruồi giấm.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 11: Sinh vật nảo sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XY?
A. Chim. B. Thỏ C. Bướm D. Châu chấu.
(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2019) Câu 12: Từ 1 cây có kiểu gen AABbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra tối đa bao nhiều dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2019) Câu 13: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gen?
A. aaBb. B. AaBb. C. Aabb. D. AAbb.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Cây 14: Theo lí thuyết, nếu phép lai thuận là ♂Cây quả tròn ♀Cây quả dài thì phép lai nào sau đây là phép lai nghịch?
A. ♂Cây quả tròn ♀Cây quả tròn. B. ♂Cây quả dài ♀Cây quả dài.
C. ♂Cây quả tròn ♀Cây quả dài. D. ♂Cây quả dài ♀Cây quả tròn.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 15: Menđen phát hiên ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?
A. Ruồi giấm. B. Cải củ. C. Đậu Hà Lan. D. Chuột bạch.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 16: Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền tế bào chất khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?
A. Cây hoa phấn. B. Đậu Hà lan. C. Ruồi giấm. D. Hệ tuần hoàn.
(Đề Thi THPTQG Mã 221 – Đợt 2– 2020) Câu 17: Sau khi đưa ra giả thuyết về sự phân li đồng đều, Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A. Lại thuận. B. Cho tự thụ phấn. C. Lai phân tích. D. Lại nghịch.
(THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 18: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ thống gen là ứng dụng quan trọng của:
A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ gen. C. Công nghệ sinh học. D. Kĩ thuật vi sinh.
(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần III – 2019) Câu 19: Đột biến tạo thể tam bội không được ứng dụng để tạo ra giống cây trồng nào sau đây?
A. Dâu tằm. B. Củ cải đường. C. Đậu tương. D. Nho.
(THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh – Lần II – 2019) Câu 20: Hiện tượng di truyền làm hạn chế sự đa dạng của sinh vật là
A. phân li độc lập. B. tương tác gen. C. liên kết gen hoàn toàn. D. hoán vị gen.
(THPT Chuyên Hưng Yên – Lần II – 2019) Câu 21: Hiện tượng con lại có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là:
A. Bất thụ. B. Thoái hóa giống. C. Ưu thế lai. D. Siêu trội.
(THPT Đoàn Thượng – Hải Dương – Lần I – 2019) Câu 22: Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính :
A. Con cái XX, con đực là XO. B. Con cái XO, con đực là XY.
C. Con cái XX, con đực là XY. D. Con cái XY, con đực là XX.
(THPT Đoàn Thượng – Hải Dương – Lần I – 2019) Câu 23: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào:
A. Cường độ ánh sáng. B. Hàm lượng phân bón. C. Nhiệt độ môi trường. D. Độ pH của đất.
(THPT Đoàn Thượng – Hải Dương – Lần I – 2019) Câu 24: Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng:
A. Có tốc độ sinh sản nhanh. B. Có cấu tạo cơ thể đơn giản.
C. Thích nghi cao với môi trường. D. Dễ phát sinh biến dị.
(THPT Đoàn Thượng – Hải Dương – Lần I – 2019)
Câu 25: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà cách tạo giống thông thường không thể tạo được?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô. C. Lại tế bào sinh dưỡng (xôma). D. Lai hữu tính.
(THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai – Lần I – 2019) Câu 26: Trong chọn giống thực vật, để phát hiện những gen lặn xấu và loại bỏ chúng ra khỏi quần thể người ta thường dùng phương pháp:
A. lai xa và đa bội hóa B. lại tế bào sinh dưỡng. C. tự thụ phấn. D. gây đột biến đa bội.
(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần II – 2019) Câu 27: Chủng vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người đã tạo ra nhờ:
A. công nghệ gen B. dung hợp tế bào trần. C. gây đột biến nhân tạo D. nhân bản vô tính.
(Sở GD&ĐT Quảng Nam – Lần I – 2019) Câu 28: Ở gà, con trống bình thường có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là:
A. XO. B. XXY. C. XY. D. XX.
(Sở GD&ĐT Cần Thơ – Lần I – 2019) Câu 29: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là
A. Đột biến. B. Thường biến. C. Biến dị tổ hợp. D. Mức phản ứng.
(Sở GD&ĐT Đà Nẵng – Lần I – 2019) Câu 30: Trong tạo giống cây trồng, kĩ thuật nào sau đây tạo ra sinh vật mang gen của một loài khác?
A. Lai khác dòng. B. Gây đột biến. C. Nhân giống vô tính. D. Chuyển gen .
(THPT Chuyên Sư Phạm – Hà Nội – Lần I – 2020) Câu 31: Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β–carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ phương pháp?
A. công nghệ gen. B. cấy truyền phôi. C. công nghệ tế bào. D. lai xa và đa bội hóa.
(THPT Chuyên Sơn La – Lần III – 2020) Câu 32: Phương pháp nào sau đây có thể cho đời con mang kiểu gen của hai loài?
A. Nhân bản vô tính ở động vật. B. Nuôi cấy hạt phấn.
C. Lai tế bào sinh dưỡng. D. Cấy truyền phôi.
(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2020) Câu 33: Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là
A. thoái hoá giống. B. đột biến. C. di truyền ngoài nhân. D. ưu thế lai.
(Cụm Trường Thái Hòa – Nghĩa Đàn – Nghệ An – 2020) Câu 34: Ở Việt Nam, từ giống dâu tằm lưỡng bội người ta có thể tạo ra giống dâu tằm tam bội bằng cách sử dụng phương pháp
A. tự thụ phấn bắt buộc. B. gây đột biến nhân tạo. C. lai khác loài. D. chuyển gen.
(Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – Lần II – 2020) Câu 35: Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của câylá xanh thụ phấn cho cây lá đốm. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 100% cây lá xanh. B. 3 cây lá đốm:1 cây lá xanh.
C. 100% cây lá đốm. D. 3 cây lá xanh :1 cây lá đốm.
(THPT Quỳnh Lưu I – Nghệ An – Lần II – 2020)
Câu 36: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở
A. NST thường. B. ngoài nhân. C. NST giới tính X. D. NST giới tính Y.
(Sở GD&ĐT Nghệ An – Lần I – 2021) II. Thông hiểu:
Câu 1: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi, người ta tách một phôi bò có kiểu gen AaBbDdEE thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các bò cái khác nhau, sinh ra 6 bò con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. 6 bò con này trưởng thành có khả năng giao phối với nhau tạo ra đời con.
B. 6 bò con này có bộ nhiễm sắc thể giống nhau.
C. Trong cùng một điều kiện sống, 6 bò con này thường có tốc độ sinh trưởng giống nhau.
D. 6 bò con này không nhận gen từ các con bò cái được cấy phôi.
(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017) Câu 2: Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở
A. Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân.
B. Hiện tượng phân ly ngẫu nhiên giữa các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh.
C. Các loại đột biến cấu trúc của các NST ở các tế bào sinh dục liên quan đến sự thay đổi vị trí của các gen không alen
D. Thay đổi vị trí của các cặp gen trên cặp NST tương đồng do đột biến chuyển đoạn tương đồng
(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần II – 2019) Câu 3: Liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm là
A. làm tăng sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.
B. làm giảm sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.
C. liên kết gen tạo ra nhiều giao tử hoán vị.
D. tạo điều kiện cho các gen ở các nhiễm sắc thể khác nhau tổ hợp lại với nhau.
(THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về mức phản ứng?
A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
B. Mức phản ứng của một tính trạng do kiểu gen quy định.
C. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
D. Năng suất vật nuôi, cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào mức phản ứng ít phụ thuộc vào môi trường.
(THPT Ngô Sĩ Liên – Bắc Giang – Lần I – 2019) Câu 5: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
B. Sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.
C. Biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.
D. Các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.
(THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – Lần II – 2019) Câu 6: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.
B. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.
C. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
D. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.
(THPT Hàm Rồng – Thanh Hóa – Lần I – 2019) Câu 7: Gen đa hiệu là hiện tượng
A. một gen chi phối sự biểu hiện của hai hay nhiều tính trạng.
B. hai hay nhiều gen khác locus tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.
C. một gen có tác dụng kìm hãm sự biểu hiện của gen khác.
D. hai hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau.
(THPT Chuyên Hưng Yên – Lần II – 2019) Câu 8: Khi nói về gen ngoài nhân, phát hiểu nào sau đây đúng?
A. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.
B. Gen ngoài nhận được di truyền theo dòng mẹ.
C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
(THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 9: Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tần số hoán vị gen dao động từ 0% đến 50%.
B. Các gen càng xa nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng nhỏ
C. Nếu biết tần số hoán vị gen giữa 2 gen nào đó thì có thể tiên đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.
D. Hoán vị gen chỉ xảy ra trong kì đầu của giảm phân I tùy giới tính, tùy loài.
(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần III – 2019) Câu 10: Khi nói về các gen nằm trên một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Di truyền phân li độc lập với nhau. B. Luôn cùng quy định một tính trạng.
C. Di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết. D. Là những gen cùng alen với nhau.
(THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đắk Nông – Lần II – 2019) Câu 11: Khi phát biểu về liên kết gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó.
B. Liên kết gen luôn làm tăng biến dị tổ hợp.
C. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể luôn liên kết chặt chẽ và di truyền cùng nhau.
D. Ở tất cả các loài sinh vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.
(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần IV – 2019)
Câu 12: Hình bên mô tả dạng lả cây rau mác ở các tầng nước khác nhau. Nhận định nào dưới đây đủng khi quan sát hình đó ?
A. Dạng lá cây rau mác ở các tầng nước khác nhau do sự biến đổi kiểu gen quy định dạng lá.
B. Biến dị về dạng lá rau mác là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. Dạng lá cây rau mác ở các tầng nước khác nhau do sự tổ hợp kiểu gen khác nhau của cây bố và cây mẹ.
D. Giả sử lấy cây rau mác có lá hình dạng ở tầng nước thấp nhất trong hình đem trồng trên cạn, thì đời con thu được những cây rau mác có hình dạng lá phụ thuộc vào độ sâu các tầng nước.
(Sở GD&ĐT Bắc Giang – Lần I – 2020) Câu 13: Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các cá thể con sinh ra bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng, luôn có mức phản ứng khác với cá thể mẹ.
B. Các cá thể thuộc cùng một giống thuần chủng có mức phản ứng giống nhau.
C. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
D. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng còn các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
(THPT Chuyên Bắc Giang – Lần III – 2020) Câu 14: Cho các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình?
A. Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
B. Bệnh phêninkêtô niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
C. Màu hoa Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla) thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.
D. Loài gấu Bắc cực có bộ lông màu trắng, còn gấu nhiệt đới thì có lông màu vàng hoặc xám.