I. Nhận biết:
Câu 1: Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Bò. B. Trâu. C. Ngựa. D. Cừu.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 2: Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:
A. I → III → II. B. I → II → III. C. II → III → I. D. III → I → II.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 3: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
A. Trai sông. B. Chim bồ câu. C. Ốc sên. D. Châu chấu.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 4: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A. Mèo rừng. B. Tôm sông. C. Chim sâu. D. Ếch đồng.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 5: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?
A. Chim bồ câu. B. Giun tròn. C. Châu chấu. D. Cá chép.
(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 6: Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?
A. Bó His. B. Động mạch. C. Tĩnh mạch. D. Mao mạch.
(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 7: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?
A. Châu chấu. B. Cá chép. C. Ốc sên. D. Chim bồ câu.
(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 8: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A. Thỏ. B. Giun tròn. C. Cá chép. D. Chim bồ câu.
(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 9: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Rắn hổ mang. B. Châu chấu. C. Cá chép. D. Chim bồ câu.
(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2018) Câu 10: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua da?
A. Cá chép. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Chim bồ câu.
(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2018)
Câu 11: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?
A. Châu chấu. B. Sư tử. C. Chuột. D. Ếch đồng.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 12: Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch chủ?
A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm thất phải. D. Tâm nhĩ trái.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 13: Trâu tiêu hóa được xenlulôzơ có trong thức ăn là nhờ enzim của
A. vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ. B. tuyến tụy.
C. tuyến gan. D. tuyến nước bọt.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 14: Trong ống tiêu hoá ở người, qua trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở
A. Thực quản B. ruột non C. ruột già. D. dạ dày.
(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2019) Câu 15: Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, ngăn nào sau đây của tim nhận
máu trực tiếp nhận máu giàu CO2 từ tĩnh mạch chủ?
A. Tâm thất phải. B. Tâm nhĩ trái C. Tâm thất trái D. Tâm nhĩ phải.
(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2019) Câu 16: Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu là dạ dày chính thức (còn gọi là dạ dày thực sự)?
A. Dạ tổ ong. B. Dạ múi khế. C. Dạ lá sách. D. Dạ cỏ.
(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2019) Câu 17: Động vật nào sau đây có tim 2 ngăn?
A. Ếch đồng. B. Cá chép. C. Mèo. D. Thỏ
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Câu 18: Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền tim?
A. Mạng Puôckin. B. Nút nhĩ thất. C. Bó His. D. Nút xoang nhĩ.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 19: Ở người, tĩnh mạch thuộc hệ cơ quan nào sau đây?
A. Hệ tiêu hóa. B. Hệ hô hấp. C. Hệ bài tiết. D. Hệ tuần hoàn.
(Đề Thi THPTQG Mã 221 – Đợt 2 – 2020) Câu 20: Trong hệ mạch của thú, vận tốc máu lớn nhất ở
A. động mạch chủ. B. mao mạch. C. tiểu động mạch. D. tiểu tĩnh mạch.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2021) Câu 21: Dạ dày của động vật nào sau đây có 4 ngăn?
A. Ngựa. B. Thỏ. C. Bò. D. Chuột
(THPT Ngô Sĩ Liên – Bắc Giang – Lần I – 2019) Câu 22: Nhóm động vật nào không có sự pha trộn máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?
A. Lưỡng cư, thú. B. Cá xương, chim, thú.
C. Lưỡng cư, bò sát, chim. D. Bò sát (trừ cá sấu), chim và thú.
(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần IV – 2019) Câu 23: Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?
A. Có dạ dày tuyến. B. Có dạ dày 4 ngăn. C. Có dạ dày đơn. D. Có dạ dày cơ.
(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần IV – 2019) Câu 24: Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hoá xenlulozơ chủ yếu đâu?
A. Dạ lá sách. B. Dạ tổ ong. C. Dạ cỏ. D. Dạ múi khế.
(THPT Lê Văn Hữu – Thanh Hóa – Lần I – 2019) Câu 25: Diều của các loài động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Tuyến nước bọt. B. Thực quản. C. Khoang miệng. D. Dạ dày.
(THPT Thái Phiên – Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 26: Thành phần nào sau đây không thuộc hệ dẫn truyền tim?
A. Nút xoang nhĩ. B. Van nhĩ thất. C. Nút nhĩ thất. D. Bó His.
(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2019) Câu 27: Khi sử dụng thức ăn có chứa các chất định dưỡng cần thiết cho cơ thể, thì hệ tiêu hóa có chức năng chính là tiết ra các enzim tiêu hoá giúp cho cơ thì hấp thụ định dưỡng. Trong đó, dịch mật có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất nào sau đây?
A. Protein. B. Tinh bột chín. C. Lipit. D. Tinh bột sống.
(THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp – Lần I – 2019) Câu 28: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da?
A. Châu chấu. B. Chuột. C. Tôm. D. Ếch đồng.
(THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai – Lần I – 2019) Câu 29: Trong cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, bộ phận nào sau đây đóng vai trò điều khiển?
A. Thận. B. Hệ thần kinh. C. Gan. D. Tuyến tụy.
(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần I – 2019) Câu 30: Ở nhóm động vật nào sau đây, quá trình vận chuyển khí không có sự tham gia của hệ tuần hoàn?
A. Rắn. B. Ếch nhái. C. Cá xương. D. Ong.
(Sở GD&ĐT Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 31: Thức ăn của động vật nào sau đây chỉ được tiêu hóa nội bào?
A. Thủy tức. B. Trùng đế giày. C. Giun đất. D. Chim.
(Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – Lần I – 2019) Câu 32: Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong cơ thể người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Từ tâm thất vào động mạch. B. Từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
C. Từ động mạch về tâm nhĩ. D. Từ tĩnh mạch về tâm nhĩ.
(Sở GD&ĐT Tiền Giang – Lần I – 2019) Câu 33: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn thường được tiêu hóa bằng hình thức:
A. Ngoại bào. B. Nội bào.
C. Nội bào hoặc ngoại bào. D. Nội bào và ngoại bào.
(Sở GD&ĐT Cần Thơ – Lần I – 2019) Câu 34: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí của cơ thể với môi trường không diễn ra ở mang?
A. Cua. B. Ốc. C. Cá sấu. D. Tôm.
(Cụm Các Trường Chuyên – Lần III – 2019) Câu 35: Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?
A. Có dạ dày đơn. B. Có dạ dày cơ. C. Có răng nanh phát triển. D. Có dạ dày 4 ngăn.
(Sở GD&ĐT Bình Phước – Lần I – 2020) Câu 36: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt?
A. Răng nanh phát triển. B. Dạ dày đơn. C. Manh tràng phát triển. D. Ruột ngắn.
(THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa – Lần I – 2020) Câu 37: Giả sử mỗi chu kì tim ở người bình thường kéo dài 0,8 giây thì số lần tim đập trong một phút người là
A. 75 lần. B. 60 lần. C. 80 lần. D. 48 lần.
(THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định – Lần II – 2020) Câu 38: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không có mao mạch?
A. Mèo B. Tôm sông C. Cá chép. D. Ếch đồng.
(THPT Chuyên Thái Bình – Lần III – 2020) Câu 39: Động vật nào sau đây là động vật ăn cỏ có dạ dày đơn?
A. Mèo. B. Bò. C. Đại bàng. D. Ngựa.
(Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – Lần II – 2020) Câu 40: Trong các ngăn của dạ dày trâu và bò, ngăn nào là dạ dày chính thức?
A. Dạ lá sách. B. Dạ cỏ. C. Dạ tổ ong. D. Dạ múi khế.
(THPT Kim Thành – Hải Dương – Lần II – 2020) Câu 41: Sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào của cơ thể xảy ra chủ yếu ở:
A. động mạch chủ. B. tĩnh mạch chủ. C. tiểu động mạch. D. mao mạch.
(THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định – Lần I – 2020) Câu 42:Ở loài nào sau đây có số nhịp tim/phút nhanh nhất?
A. Trâu. B. Voi. C. Chuột nhắt. D. Lợn.
(THPT Mai Anh Tuấn – Thanh Hóa – Lần II – 2020) Câu 43: Ngăn nào sau đây của dạ dày bò tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin?
A. Dạ cỏ. B. Dạ múi lá sách. C. Dạ tổ ong. D. Dạ múi khế.
(THPT Trực Ninh – Nam Định – Lần I – 2020) Câu 44:Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, ngăn nào sau đây của tim trực tiếp nhận máu giàu CO2 từ tĩnh mạch chủ? .
A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm thất trái. C. Tâm thất phải. D. Tâm nhĩ phải.
(THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng – Lần II – 2020) Câu 45: Hệ tuần hoàn của loài động vật nào sau đây có máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp?
A. Bạch tuộc. B. Ốc. C. Sư tử. D. Gà.
(Sở GD&ĐT Lào Cai – Lần I – 2020) Câu 46: Ở người, ngăn nào sau đây của tim trực tiếp nhận máu giàu CO2 từ tĩnh mạch chủ?
A. Tâm thất phải. B. Tâm nhĩ phải. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm thất trái.
(Sở GD&ĐT Sơn La – Lần I – 2020) Câu 47: Ở trùng giầy, quá trình tiêu hóa nội bào được thực hiện nhờ enzim có trong bào quan nào sau đây?
A. Lizoxom. B. Ti thể. C. Riboxom. D. Nhân tế bào.
(Sở GD&ĐT Tiền Giang – Lần I – 2020) Câu 48: Trong ống tiêu hóa của chó, quá trình tiêu hóa hóa học và hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở
A. thực quản. B. ruột già. C. ruột non. D. dạ dày.
(THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương – Lần I – 2020) Câu 49: Ở trong hệ dẫn truyền tim, khi bó His nhận được kích thích thì sẽ truyền đến bộ phận nào sau đây?
A. Mạng Puôckin. B. Nút nhĩ thất. C. Tâm nhĩ. D. Nút xoang nhĩ.
(THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành – Yên Bái – Lần I – 2020)
Câu 50: Bộ phận nào không thuộc ống tiêu hóa ở người?
A. Ruột non. B. Thực quản. C. Dạ dày. D. Gan.
(THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành – Yên Bái – Lần I – 2020) Câu 51: Khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, cơ quan nào có trách nhiệm trực tiếp thực hiện điều hòa nồng độ đường?
A. Thận. B. Dạ dày. C. Tuyến tụy. D. Gan.
(THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc – Lần III – 2020) Câu 52: Trong cơ thể người, hệ đệm nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong điều chỉnh pH?
A. Hệ đệm bicacbonat. B. Hệ đệm phôtphat. C. Hệ đệm prôtêin. D. Phổi và thận.
(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2021) Câu 53: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây có máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp?
A. Trai. B. Chim sẻ. C. Cá mập. D. Thằn lằn.
(THPT Chuyên Bắc Giang – Lần II – 2021) Câu 54: Ở động vật nào sau đây, hệ tuần hoàn không tham gia vận chuyển O2?
A. Giun đất. B. Bồ câu. C. Rắn. D. Châu chấu.
(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần II – 2021) Câu 55: Nội dung nào sau đây không có trong các nội dung của thông điệp “5K” của Bộ Y tế giúp phòng tránh dịch viêm đường hô hấp cấp do virut Corona chủng mới (COVID-19) gây ra?
A. Khai báo y tế. B. Khẩu trang. C. Không hút thuốc lá. D. Khử khuẩn.
(THPT Chuyên Bắc Giang – Lần III – 2021) III. Vận dụng:
Câu 1: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 2: Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôxôm.
C. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 3: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả động vật sống trong nước, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở mang.
B. Ở tất cả động vật không xương sống, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở ống khí.
C. Ở tất cả động vật sống trên cạn, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
D. Ở tất cả các loài thú, quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường đều diễn ra ở phổi.
(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 4: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non.
B. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin.
C. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
D. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.
(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 5: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở người, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở ruột non.
B. Ở thỏ, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở manh tràng.
C. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
D. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl.
(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2018) Câu 6: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dẫn truyền tim.
B. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
C. Khi tâm nhĩ co, máu được đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D. Loài có khối lượng cơ thể lớn có số nhịp tim/phút ít hơn loài có khối lượng cơ thể nhỏ.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 7: Thói quen nào sau đây có lợi cho người bị huyết áp cao?
A. Thường xuyên tập thể dục một cách khoa học. B. Thường xuyên ăn thức ăn có nồng độ NaCl cao.
C. Thường xuyên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ. D. Thường xuyên thức khuya và làm việc căng thẳng.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Câu 8: Để chuẩn bị cho tiết thực hành vào ngày hôm sau, 4 nhóm học sinh đã bảo quản ếch theo các cách sau:
- Nhóm 1: Cho ếch vào thùng xốp có nhiều lỗ nhỏ, bên trong lót 1 lớp đất ẩm dày 5cm.
- Nhóm 2: Cho ếch vào thùng xốp có nhiều lỗ nhỏ, bên trong lót 1 lớp mùn cưa khô dày 5cm.
- Nhóm 3: Cho ếch vào thùng xốp kín, bên trong lót 1 lớp đất khô dày 5cm.
- Nhóm 4: Cho ếch vào thùng xốp kín, bên trong lót 1 lớp đất ẩm dày 5cm.
Cho biết thùng xốp có kích thước như nhau. Nhóm học sinh nào đã bảo quản ếch đúng cách?
A. Nhóm 3. B. Nhóm 1. C. Nhóm 4. D. Nhóm 2.
(Đề Thi THPTQG Mã 221 – Đợt 2 – 2020) Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ tuần hoàn kép?
A. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tim bao giờ cũng đỏ tươi.
B. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tĩnh mạch phổi có cùng màu với máu ở động mạch chủ.
C. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm ngành động vật có xương sống.
D. Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn là các đặc điểm của nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép.
(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần I – 2019) Câu 10: Khi nói về sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở ruột già có tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
B. Tiêu hóa hóa học ở ruột non quan trọng hơn dạ dày.
C. Ở miệng có enzim amilaza phân giải tinh bột.
D. Ở dạ dày chỉ chứa enzim pepsin.
(THPT Chuyên Sư Phạm – Hà Nội – Lần II – 2019) Câu 11: Khi nói về quá trình cân bằng nội môi, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Sự điều hoà đường huyết do hoocmôn insulin và glucagon quy định.
B. Sau khi lao động nặng, thể dục thể thao kéo dài thì đường huyết tăng.
C. Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ tăng cảm giác khát nước.
D. Ăn mặn kéo dài dễ dẫn đến bị bệnh cao huyết áp.
(THPT Lê Xoay – Vĩnh Phúc – Lần II – 2019) Câu 12: Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phối đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.
B. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.
C. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.
D. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.
(Cụm Các Trường Chuyên – Lần II – 2019) Câu 13: Khi nói về cấu tạo của hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các bộ phận chủ yếu cấu tạo nên hệ tuần hoàn là tim và hệ thống mạch máu.
B. Ở hệ tuần hoàn hở, máu không trao đổi chất trực tiếp với tế bào mà qua thành mao mạch.
C. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy chậm.
D. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
(THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai – Lần I – 2019) Câu 14: Hệ đệm bicacbonat (H2CO3/Na2HCO3) tham gia
A. Duy trì cân bằng pH nội mối. B. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu.
C. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. D. Duy trì cân bằng nhiệt độ môi trường.
(Sở GD&ĐT Thanh Hóa – Lần I – 2019) Câu 15: Hình bên mô tả 2 dạng hệ tuần hoàn ở động vật, cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Hình A là dạng hệ tuần hoàn kínhình B là dạng hệ tuần hoàn hở.
B. Động vật đơn bào trao đổi chất theo dạng hệ tuần hoàn A.
C. Ở dạng hệ tuần hoàn A, máu chảy trong động mạch dưới áp lực trung bình, với tốc độ tương đối nhanh.
D. Các động vật có hệ tuần hoàn dạng B, tế bào trao đổi chất với máu qua thành mao mạch.
(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần I – 2019) Câu 16: Vì sao hệ tuần hoàn của thần mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?
A. Vì không có mao mạch. B. Vì có mao mạch .
C. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn. D. Vì tốc độ máu chảy nhanh.
(THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh – Lần II – 2019) Câu 17: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tim đập nhanh, mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
B. Huyết áp ở tĩnh mạch chỉ cao hơn huyết áp ở các mao mạch.
C. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ hệ dần truyền tim.
D. Mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là tim đập 75 lần/phút.
(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần IV – 2019)