CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ LOÀI CÂY QUAO
3.2.2 Đặc điểm hình thái và giá trị kinh tế của loài quao
Mô tả đặc điểm hình thái của loài rất quan trọng, nhằm nhận dạng được loài ngoài thực tế, phân biệt loài quao với các loài cây khác để xác định khai thác và sử dụng loài cây này. Tránh trưởng hợp nhầm lẫn với loài cây khác dẫn đến khi sử dụng không phát huy được tác dụng chữa bệnh của vỏ cây hoặc có khi gây chết người.
- Lá: lá kép lông chim 2-4 lần lẻ, mọc đối, có 5 – 9 lá chét, lá có hình bầu dục hoặc hình trứng. Kích thước lá: dài 20 – 30 cm, rộng: 14 – 18 cm, kích thước lá chét:
dài 7 – 10 cm, rộng 3 – 4 cm. Hình thái lá chét: gốc tròn, đầu thuôn nhọn dài, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ sít nhau, hai mặt nhẵn. Gân lá: phân nhánh kiểu hình lông chim, các gân phụ rẽ ra từ gân chính về phía mép phiến lá với độ dài gần bằng nhau và gần song song với nhau.
Hình 3.4. Lá cây Quao nước
- Hoa: Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim ngắn dạng ngù, hoa to, 4-8 cái màu trắng; đài úp kín hoa khi ở dạng nụ, sau phát triển thành hình máng rộng, đầu nhọn, dài 3-4cm, rụng sớm; tràng hình phễu có ống dài 10-12cm, hơi cong, gồm 5 cánh hoa gần bằng nhau, có khía răng ở đầu; nhị thọt, 4 cái, 2 dài, 2 ngắn, chỉ nhị cong; bầu nhẵn.
Công thức hoa: Ca1Co5A4G1. Đài hoa: Đài hoa là vòng ngoài cùng nhất, có màu xanh lá, bao bọc phần còn lại của hoa khi ở trong nụ. Tràng hoa: Phần kế tiếp tính về phía đỉnh, vòng cánh hoa và chia ra 5 cánh hoa chúng mềm mỏng và màu trắng ở đỉnh. Bộ nhị: Nhị thọt có 4 nhị, có 2 nhị ngắn 3.5 cm và 2 nhị dài 4 cm, chỉ nhị cong; bầu nhẵn.
Nhị hoa gắng liền với tràng hoa ở vòng cánh hoa. Bộ nhụy: Cây có 1 nhụy dài 11 cm. Và một bầu nhụy dài 0.3 cm đến 0.5 cm.
Hình 3.5. Hoa cây Quao nước
- Quả: Quả nang, hình trụ, tròn dẹt, thẳng hoặc cong, mọc thõng xuống, nhẵn, thường láng, không có lá kèm giả, khô tự mở, dài 30 – 50 cm, rộng 1,5-2,5 cm; hạt nhiều, dẹt, hình chữ nhật, có cánh dày. Mùa hoa quả : tháng 4-8. Quả khi chưa chín có màu xanh lá đậm, khi khô chuyển thành màu nâu xám.
Hình 3.6. Quả cây Quao nước
- Hạt: Hạt có màu trắng đục, dẹt, dài 1,3-2 cm, rộng 0,7-0,9 cm, có cánh. Phôi hạt màu trắng đục nằm trong lớp vỏ hạt. Bình quân trên một quả có trên 420 hạt. Hạt thường phát tán theo gió và theo dòng nước. Sinh học: mùa hoa từ tháng 4-7, quả tháng 8 đến tháng 2 năm sau. Hạt sắp xếp chồng lên nhau theo lớp và chạy dọc theo chiều dài của quả lấp đầy phần ruột quả.
Hình 3.7. Hạt cây Quao nước
- Vỏ: Vỏ cây: ngoài màu nâu xám, có những nốt sần nhỏ. Cành mập nhẵn, có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Vỏ cây màu nâu ở thân cây và xanh ở các đầu cành. Vỏ cây gồm hai lớp lớp vỏ trong là tế bào sống bao bọc phần gỗ của cây và phần vỏ chết bên ngoài do quá trình phát triển tạo ra. Cây có nhiều nếp nhăn theo chiều dọc của cây do quá trình to ra của thân cây tạo thành. Cây lớp tuổi sẽ có nhiều nếp nhăn vỏ và rõ rệt hơn. Độ dày vỏ của cây thay đổi theo vị trí. Ở càng gần rễ thì độ dày vỏ càng lớn và giảm dần về phần đỉnh và theo độ tuổi và kích thước của cây, cây có kích thước lớn độ dày vỏ càng lớn. Bình quân độ dày vỏ thường là 0.6 cm đến 1cm ở cây trưởng thành.
- Rễ: Rễ cây: Thực hiện các chức năng chính như bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất khoáng. Rễ gồm 1 rễ cọc và một hệ rễ phụ dày đặc. Rễ cọc có kích thước lớn giúp cây đứng vững, cố định cây. Các rễ phụ có kích thước nhỏ hơn đường kính khoản 1cm đến 1.5cm, giúp cây có thể hút được nhiều dưỡng chất nhất và góp phần cố định cây và giữ đất.
3.2.2.2 Giá trị kinh tế loài cây quao
* Giá trị của vỏ
Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng cây quao là loại cây có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏa con người, đặc biệt cây quao đã và đang được sử dụng để tạo ra nhiều bài thuốc. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong việc làm thuốc là vỏ của cây quao.
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thực vật vùng ven biển Cần Giờ, Sóc Trăng và Vịnh Hạ Long , kết quả nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học cây Quao (Dolichandrone spathacea) cho thấy: 14 hợp chất phân lập được là các chất lần đầu tiên tìm thấy từ loài này bao gồm: dolichandrone A (QN7, chất mới), dolichandrone B (QN8, chất mới), hỗn hợp dolichandrone C (QN5, chất
mới) và dolichandrone D (QN6, chất mới), 6-O-[(E)-4-methoxycinnamoyl]catalpol (QN1), specioside (QN2), 6-O- [(E)-3,4 dimethoxycinnamoyl]catalpol (QN3), minecoside (QN4), β-sitosterol (QN9), daucosterol (QN10), ursolic acid (QN11), pomolic acid (QN12), trans- 4-methoxycinnamic acid (QN13), Glycerol 1,2-di- (9Z,12Z-octadecadienoate) 3-dodecanoate (QN14) và chuyển hóa được 4 dẫn xuất acetyl: 6-O-[(E)-4- methoxycinnamoylpentaacetate]catalpol (QN1a), specioside hexaacetate (QN2a), 6-O-[(E)-3,4-dimethoxycinnamoylpentaacetate]catalpol (QN3a), minecoside hexaacetate (QN4a). Lần đầu tiên các nghiên cứu về hoạt tính gây độc tế bào, kháng viêm, ức chế sản sinh NO và hạ đường huyết của các cao chiết và một số hợp chất phân lập được thực hiện từ loài này. Hai iridoid glycoside QN1 và QN3 có hàm lượng lớn trong lá và vỏ thể hiện ức chế tế bào miễn dịch sản sinh IL-6 và TNF-α, ức chế sản sinh NO và đều có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase khá mạnh với IC50 lần lượt là 191,50 và 175,52 àM (chất đối chứng dương acarbose IC50 278,80 àM), Nguyễn Văn Tuấn (2017)
Tạp chí khoa học Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Khảo sát điều kiện tách chiết và hoạt tính kháng oxy hóa, kháng khuẩn của hợp chất polyphenol tử vỏ thân cây Quao, đã xác định Điều kiện tách chiết hợp chấtpolyphenol từ vỏ thân cây Quao thích hợp là dung môi ethanol 90%, tỉ lệ nguyên liệu:dung môi là 1:12 (g/mL), nhiệt độ 60 °C, thời gian 9 giờ. Cao chiết polyphenol thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa khá cao với giá trị IC50 là 81,82 mg/mL, khả năng kháng Escherichia coli và Vibrio cholerae với đường kính vòng vô khuẩn là 2,1 và 1,8 cm ở nồng độ cao chiết là 90 mg/mL Phạm Ngọc Khôi, Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2017)
Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng, Sức khỏe và đời sống, y học cổ truyền, cây thuốc quanh ta. Cây Quao mọc hoang ở bờ rạch, ưa phèn có nhiều ở Bến Tre, Sông Bé, Minh Hải (rừng U Minh). Mùa hoa quả: tháng 4-8. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ thân, lá và rễ của cây. Khi dùng đẽo vỏ của những cây già, cạo sạch vỏ ngoài, cắt thành từng phiến, phơi khô hoặc sao hơi vàng cho thơm.
Chữa viêm gan mạn tính, xơ gan: Bài 1: Vỏ Quao 50g, rễ bình bát 10g, rễ muồng trâu 10g, lá hoặc quả dành dành 20g, vỏ cây chân chim 5g, dây bìm bìm biếc 5g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 2: vỏ cây Quao 50g, vỏ cây cách 50g, lá cối xay 50g, lá trâm bầu 50g, rễ cỏ xước 50g, cỏ hàn the hoặc cỏ tranh 20g, quả dứa gai 20g, thân ráy gai 20g. Thái nhỏ, sắc nước uống. Dùng 1-2 tháng.
Thuốc bổ phổi từ ho: Lá Quao 40g phối hợp với lạc tiên 20g, bọ mắm 20g, huyết dụ 10g, cỏ chân vịt 5g, mía lau (loại mía nhỏ) 50g. Tất cả thái nhỏ phơi khô sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa sỏi thận: Rễ Quao 30g, rễ rau ngót (sao tẩm mật) 30g, rễ thài lài trắng 20g, hà thủ ô đỏ (chế với nước đậu đen) 20g. Tất cả thái nhỏ phơi khô, sắc uống.
Trong Blog chia sẻ kiến thức y dược và chăm sóc sức khỏe đã giới thiệu về cây quao Vỏ, thân, rễ, lá…của Quao đều làm nên bài thuốc giải độc đáng quý. Vỏ thân: chỉ dùng vỏ ở những cây già, cạo sạch vỏ ngoài, cắt thành từng phiến, phơi khô, sao hơi vàng cho thơm. Khi dùng, lấy 1.000g dược liệu rửa sạch, cho vào thùng nhôm (không dùng thùng sắt hay thùng tôn). Đổ vào 3 lít nước, nấu còn độ 1 lít, lọc lấy nước để riêng.
Tiếp tục đun với 2 lít nước nữa cho đến khi còn 500ml. Lọc lấy nước, bỏ bã. Trộn 2 nước lại, cho đường vào, cô đặc còn 1 lít. Lọc thật kỹ. Đổ 40ml rượu có hòa 1g acid benzoic để bảo quản. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa canh. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Vỏ thân Quao 500g, lá hoặc quả dành dành 200g, rễ bình bát 100g, rễ muồng trâu 100g, vỏ cây chân chim 50g, dây bìm bìm 50g.
Vỏ thân: Đẽo vỏ của những cây già, cạo sạch vỏ ngoài, cắt thành từng phiến, phơi khô hoặc sao hơi vàng cho thơm. Khi dùng, lấy 100ml dược liệu rửa sạch, cho vào thùng nhôm (không dùng thùng sắt hay thùng tôn). Đổ vào 3 lít nước nấu còn độ 1 lít, lọc lấy nước để riêng. Tiếp tục đun với 2 lít nước nữa cho đến khi được 500ml. Lọc lấy nước, bỏ bã. Trộn chung 2 nước thuốc trên, cho đường vào, cô đặc còn 1 lít. Lọc thật kỹ. Đổ 40ml rượu có hòa 1g acid benjoic vào. Cao Quao này có tác dụng nhuận gan. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh.
Quao có thể dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
- Bài 1: Vỏ Quao 50g, rễ bình bát 10g, rễ muồng trâu 10g, lá hoặc quả dành dành 20g, vỏ cây chân chim 5g, dây bìm bìm biếc 5g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Bài 2: Để chữa viêm gan, xơ gan, lấy vỏ cây Quao 50g, vỏ cây cách 50g, lá cối xay 50g, lá trâm bầu 50g, rễ cỏ xước 50g, cỏ hàn the hoặc cỏ tranh 20g, quả dứa gai 20g, thân ráy gai 20g. Thái nhỏ, sắc nước uống. Dùng 1 – 2 tháng.
Ngoài ra, vỏ Quao còn phối hợp với cây ô rô (ở miền Nam gọi là ô rô nước) nấu thành cao lỏng để dùng uống có tác dụng giải độc.
* Giá trị của lá, cành, vỏ, rễ
Lá Quao 40g phối hợp với lạc tiên 20g, bọ mắm 20g, huyết dụ 10g, cỏ chân vịt 5g, mía lau (loại mía nhỏ) 50g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Thuốc có tác dụng bổ phổi, trừ ho.
Rễ: thu hái quanh năm, cạo sạch vỏ ngoài, cắt phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô.
Chữa sỏi thận: Rễ quao nước 30g; rễ rau ngót 30g, sao tẩm mật; rễ thài lài trắng 20g;
hà thủ ô đỏ 20g, chế với đậu đen. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày.
Ðiều kinh, thông kinh, trục huyết ứ: Lá Quao nước, ích mẫu, Chó đẻ, Cù đèn, Cam thảo mỗi thứ 1 nắm, sắc nước uống. Ngoài ra, dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết. Còn dùng cho phụ nữ sau khi sinh uống vào cho khoẻ người ăn ngon cơm. Lá cây quao dùng trị hen suyễn. Vỏ rễ dùng làm thuốc tiêu độc. Bên cạnh điều trị bệnh gan bằng cây quao, các bạn cũng có thể sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước pha như trà uống thay nước hoặc có thể sử dụng nấm lim xanh ngâm rượu điều độ cũng giúp bảo vệ, hỗ trợ điều trị gan hiệu quả.
Ở báo điện tử VTV, nghiên cứu mới đây cho thấy, một cây nhang khi được đốt ra sẽ sản sinh ra lượng hóa chất gây ung thư tương tự một điếu thuốc lá. Vậy làm thế nào để mọi người có thể thắp nhang một cách an toàn, đồng thời kèm thêm công dụng bổ sung như đuổi muỗi? Qua một thời gian nghiên cứu, chị Ngô Song Đào (xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) phát hiện công dụng xua đuổi côn trùng gây hại của cây Quao. Đây là loại cây có nhiều ở tỉnh Bến Tre, thường mọc quanh mương, rạch, có tác dụng chống sạt lở rất tốt. Từ đây, chị quyết định sử dụng lá của cây Quao để làm nguyên liệu cho việc sản xuất nhang.
Đến lần phối trộn thử nghiệm thứ 12, sản phẩm nhang sinh học chính thức được hoàn thiện với phần tâm được chuốt từ cây tre. Trước khi đưa loại nhang này ra thị trường, sản phẩm đã được Trung tâm Dịch vụ phân tích, xét nghiệm TP.HCM xác nhận là an toàn với các loại khí kháng sinh.
Loại nhang sinh học này khi đốt lên có mùi hương dễ chịu, đặc biệt không có muỗi trong suốt thời gian khói nhang lan tỏa. Theo đó, nhiều người gọi đây là nhang hai trong một vừa được thắp trên bàn thờ, vừa có công dụng đuổi muỗi. Hiện mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 20.000 cây nhang có công dụng hai trong một, được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Theo Thế Nhã, nhang an toàn hai trong một của cô giáo Ngô Song Đào. Cô Ngô Song Đào, giáo viên sinh học trường THCS Phước Hiệp, xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre thường thấy dòng chữ “Mỗi người chỉ đốt một cây nhang” ở đền chùa, và qua tìm hiểu, cô biết vì nhang khói sản xuất từ hóa chất có hại cho sức khỏe. Cô nảy ra ý tưởng tìm nguyên liệu làm nhang mà khi đốt phải an toàn cho sức khỏe. Nhận thấy lá quao có tác dụng xua đuổi côn trùng gây hại, từ đây, chị quyết định sử dụng lá của cây quao nước để làm nguyên liệu cho việc sản xuất nhang.
Nhưng lá quao không có tinh dầu, khó cháy, cô nghiên cứu tìm ra hai nguyên liệu thuốc bắc cùng một số thảo dược khác vừa có tinh dầu, vừa có hương thơm, kết hợp cùng lá quao thành nguyên liệu cho cây nhang sinh học. Năm 2015, những cây nhang
sinh học đầu tiên ra đời, khi đốt lên có mùi hương dễ chịu, đặc biệt không có muỗi trong suốt thời gian khói nhang lan tỏa.
Sản xuất nhang đặc tính ưu việt như vậy nhưng cô Đào lại không có điều kiện đưa ra thị trường. Năm 2016, cô xây dựng dự án và đăng ký dự thi “Khởi nghiệp nông nghiệp”. Và thật bất ngờ, ý tưởng nhang sinh học của cô Ngô Song Đào đã đoạt giải chung kết cấp quốc gia tổ chức tại TP.HCM tháng 12-2017.
Sản phẩm nhang sinh học chính thức được hoàn thiện sau 12 lần phối trộn thử nghiệm. Nhang có loại 27cm và 36cm, thân bằng tre không nhuộm phẩm màu. Trước khi đưa nhang vào thị trường, cô giáo Đào đem mẫu nhang xét nghiệm ở Trung tâm dịch vụ phân tích xét nghiệm TP.HCM và được xác nhận là an toàn với các loại khí kháng sinh, không có độc tố CO, NO2, SO2,…
Trở về, cô thành lập công ty TNHH sản xuất thương mại sản phẩm sạch Thiên Phúc tại xã Phước Hiệp, Mỏ Cày Nam, Bến Tre. Có được nhang chất lượng tốt rồi, cô tự tìm cho mình khách hàng thân tín, đó là những bạn bè thân thiết, đồng nghiệp, nhà chùa.
Ngày nay, nhang sinh học của cô Song Đào có nhiều đại lý ở ĐBSCL như Bến Tre, Trà Vinh, TP. Cần Thơ, Đồng Tháp,… Ngoài ra, công ty còn gia công nhang sinh học xua muỗi xuất khẩu cho một cơ sở ở TP.HCM và hai cơ sở ở Hà Nội.
Cơ sở sản xuất nhang của cô Đào đã tạo việc làm ổn định cho hơn 20 lao động, giải quyết lao động nhàn rỗi cho người già, phụ nữ, trẻ em. Theo cô Đào, sơ chế nguyên liệu lá quao khô là việc nhẹ nhàng, thích hợp cho mọi độ tuổi ở quê lúc nông nhàn, học sinh, người ngoài tuổi lao động đều làm được. Thu mua nguyên liệu lá quao làm nhang sinh học sẽ giúp các em học sinh có tiền cho chi phí học tập, người già có thu nhập cho sinh hoạt hàng ngày.
Khởi nghiệp sản xuất nhang sinh học của cô giáo Ngô Song Đào đã đem lại lợi ích cho người sử dụng, bảo vệ sức khỏe cho nhiều người, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng các sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe.
Nguyên liệu sản xuất nhang gồm: lá Quao, vỏ bưởi, vỏ cây bời lời, vỏ quýt, cây đinh lăng, đinh hương, oải hương, bột quế, tăm tre…
Quy trình sản xuất nhang gồm:
+ Bước 1: Thu hái lá Quao đem về phơi khô
+ Bước 2: Lá Quao sau khi khô sẽ được đưa vào máy nghiền, nghiền thành bột.
Tương tự đinh lăng, đinh hương, vỏ bưởi… cũng nghiền thành bột
+ Bước 3: Sau đó trộn bột Quao, đinh lăng, đinh hương, vỏ bưởi… theo tỉ lệ nhất định
+ Bước 4: Sau khi trộn bột thành hỗn hợp, bột sẽ được đưa vào máy cùng với tăm tre để tao ra cây nhang
+ Bước 5: Cây nhang được lấy từ trong máy ra sẽ đem đi phơi khô khoảng 3 tiếng sẽ thành nhanh hoàn chỉnh để xuất ra thị trường.
Theo Tấn Hùng- Lê Thái, Qua một thời gian nghiên cứu, chị Ngô Song Đào (xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) phát hiện công dụng xua đuổi côn trùng gây hại của cây quao nước. Đây là loại cây có nhiều ở tỉnh Bến Tre, thường mọc quanh mương, rạch, có tác dụng chống sạt lở rất tốt. Từ đây, chị quyết định sử dụng lá của cây quao nước để làm nguyên liệu cho việc sản xuất nhang.
Đến lần phối trộn thử nghiệm thứ 12, sản phẩm nhang sinh học chính thức được hoàn thiện với phần tâm được chuốt từ cây tre. Trước khi đưa loại nhang này ra thị trường, sản phẩm đã được Trung tâm Dịch vụ phân tích, xét nghiệm TP.HCM xác nhận là an toàn với các loại khí kháng sinh.
Loại nhang sinh học này khi đốt lên có mùi hương dễ chịu, đặc biệt không có muỗi trong suốt thời gian khói nhang lan tỏa. Theo đó, nhiều người gọi đây là nhang hai trong một vừa được thắp trên bàn thờ, vừa có công dụng đuổi muỗi. Hiện mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 20.000 cây nhang có công dụng hai trong một, được khách hàng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Theo Huỳnh Cao Thọ, Lá cây quao nước là nguyên liệu chính của sản phẩm
“Nhang sinh học”, ngoài ra còn có bổ sung các nguyên liệu như vỏ cây bời lời, vỏ quýt, vỏ bưởi, cây đinh lăng, đinh hương, oải hương, bột quế… Đây là nguồn nguyên liệu trong tự nhiên, dễ tìm tại địa phương. Kết quả thử nghiệm sản phẩm và nguồn phát thải của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP. Hồ Chí Minh không phát hiện axit Photphoric (H3PO4), Benzene, các loại khí CO, NO2 và SO2. Sản phẩm nhang sinh học Thiên Phúc đưa vào thị trường vào cuối năm 2017, được người tiêu dùng lựa chọn và tiêu thụ khá mạnh.
* Giá trị của gỗ
Gỗ Quao mềm, nhẹ nên rất thích hợp để làm nguyên liêu cho ngành chế biến dăm gỗ, kể cả phụ phẩm như cành nhánh, cây nhỏ, cong… Vì nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dăm gỗ không phân biệt kích cỡ, kích thước, cây thẳng, cây cong, cây tốt, cây xấu… Với giá gỗ dăm các laoig ( Keo, bặc đàn,phi lao, Quao…) trên thị trường hiện nay dao động từ 1,2 triệu đồng/ tấn – 1,3 triệu đồng/ tấn, đầu tư cho 1ha cây Quao, trong thời gian 10 -12 năm có thể đạt năng suất khoảng 60- 80 tấn, thì người trồng sẽ bán được 50-60 triệu đồng/ha. Cây Quao rất dễ sống, phát triền nhanh, độ bền cơ học dẻo dai, có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt nên được dùng để trồng rừng bán ngập ở Việt Nam hiện nay. Ngay cả trên đất cát pha nghèo dinh dưỡng, đất phèn, đất bị