Nghiên cứu thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây quao (dolichandrone spathacea (l f ) k schum) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3 NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM LOÀI CÂY QUAO

3.3.2. Nghiên cứu thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA

* Thí nghiệm ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA đến tỷ lệ ra rễ (tỷ lệ sống)

Đối với những loài cây có khả năng sống trung bình và loài khó sống, khi giâm hom cần phải dùng chất kích thích ra rễ trước khi giâm. Loài cây khác nhau thì chủng loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng để xử lý hom sống là khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA đến tỷ lệ sống hom Quao nước là chỉ tiêu quan trọng và cần thiết. Nhằm xác đinh được chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ phù hợp để xử lý hom cho tỷ lệ sống lớn nhất.

Kết quả đo đếm và xử lý số liệu về tỷ lệ ra rễ của hom sau 60 ngày giâm hom được thể hiện ở bảng dưới đây:

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

CT1 (Hom ngọn) CT2 (Hom cành giữa) CT3 (Hom cành dưới)

D (mm)

Bảng 3.6. Tỷ lệ ra rễ của hom theo các thang nồng độ IBA

STT Công thức

Kết quả hom

Tỉ lệ % χ2t χ205

Số hom ra rễ

Số hom không ra

rễ

1 CT ĐC (0ppm) 95 55 63,3

86,5342 18,3070

2 CT 1 (100ppm) 100 50 66,7

3 CT 2 (200ppm) 110 40 73,3

4 CT 3 (300ppm) 120 30 80

5 CT 4 (400ppm) 135 15 90

6 CT 5 (500ppm) 141 9 94

7 CT 6 (600ppm) 129 21 86

8 CT 7 (700ppm) 120 30 80

9 CT 8 (800ppm) 110 40 73,3

10 CT 9 (900ppm) 105 45 70

11 CT 10 (1000ppm) 100 50 66,7

Tổng 1265 385 76,7

Qua bảng 3.6 cho thấy xử lý IBA có nồng độ khác nhau tỷ lệ sống khác nhau. Tỷ lệ sống cao nhất khi xử lý hom bằng IBA nồng độ 400ppm và 500ppm với 135/150 và 141/150 hom sống, chiếm tỷ lệ 90% và 94% . Tỷ lệ sống thấp nhất khi xử lý hom bằng IBA có nồng độ 0ppm(95/150) hom sống,100ppm(100/150) hom sống và 1000ppm (100/150) hom sống, chiếm tý lệ 63,3% và 66.7%. Dùng tiêu chuẩn χ205 để đánh giá và chọn công thức tốt nhất, kết quả: χ2t = 86,5342> χ205 = 18,3070(k=10). Chứng tỏ các công thức nồng độ IBA khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ sống của hom giâm. Dùng tiêu chuẩn χ205 để so sánh công thức IBA cho tỷ lệ sống lớn nhất và lớn nhì (công thức IBA 500ppm và IBA 400ppm) kết quả cho thấy χ2t = 12.88> χ205 = 3.84(k=1). Vì vậy công thức IBA 500ppm là công thức tốt nhất cho hom.

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng IBA tới tỷ lệ ra rễ

* Thí nghiệm ảnh hưởng của IBA đến chiều cao Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến chiều cao

Bảng 3.7. Đánh giá ảnh hưởng của IBA đến sinh trưởng chiều cao

Đvt: cm

STT Công thức Lần Lặp

TB Ftinh; F05 Ttinh; T05

LL1 LL2 LL3

1 CT ĐC (0ppm) 25 24 26 25,00 Ftinh=23,43 Ttinh=0,5 2 CT 1 (100ppm) 28 30 29 29,00 F05=2,35 T05=3,18

3 CT 2 (200ppm) 32 29 28 29,67

4 CT 3 (300ppm) 35 31 33 33,00

5 CT 4 (400ppm) 40 41 39 40,00

6 CT 5 (500ppm) 39 40 40 39,67

7 CT 6 (600ppm) 33 33 30 32,00

8 CT 7 (700ppm) 32 34 32 32,67

9 CT 8 (800ppm) 31 28 26 28,33

10 CT 9 (900ppm) 29 30 26 28,33

11 CT 10 (1000ppm) 24 25 29 26,00

0 % 10 % 20 % 30 % 40 % 50 % 60 % 70 % 80 % 90 % 100 %

tỷ lệ ra rễ

Qua bảng trên cho thấy, có sự chênh lệch về chiều cao ở các công thức thí nghiệm có sự khác nhau. Để kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng chiều cao của các công thức thí nghiệm, tiến hành phân tích phương sai, kết quả: Ftính= 23,43 > F05= 2,35 chứng tỏ các công thức khác nhau có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng chiều cao của cây Quao nước.

Để tìm ra công thức tốt nhất cho sinh trưởng về chiều cao ta tiến hành dùng tiêu chuẩn t của Student kết quả như sau: Ttính=0,5 < T05=3,18 chứng tỏ ở 2 công thức với nồng độ IBA là 400ppm và 500 ppm cho sinh trưởng về chiều cao của cây Quao là như nhau.

* Thí nghiệm ảnh hưởng của IBA đến đường kính gốc Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến đường kính gốc

Bảng 3.8. Đánh giá ảnh hưởng của IBA đến sinh trưởng đường kính gốc

Đvt: mm STT Công thức

Lần Lặp

TB Ftinh; F05 Ttinh; T05

LL1 LL2 LL3

1 CT ĐC (0ppm) 30 31 31 30,67 Ftinh=8,99 Ttinh=-0,35 2 CT 1 (100ppm) 32 31 32 31,67 F05=2,35 T05=3,18 3 CT 2 (200ppm) 34 29 33 32,00

4 CT 3 (300ppm) 35 35 33 34,33 5 CT 4 (400ppm) 40 42 39 40,33 6 CT 5 (500ppm) 40 41 41 40,67 7 CT 6 (600ppm) 35 33 35 34,33 8 CT 7 (700ppm) 32 34 33 33,00 9 CT 8 (800ppm) 31 34 36 33,67 10 CT 9 (900ppm) 37 30 38 35,00 11 CT 10 (1000ppm) 30 32 29 30,33

Qua bảng trên cho thấy, có sự chênh lệch về đường kính gốc ở các công thức thí nghiệm có sự khác nhau. Để kiểm tra sự sai khác về sinh trưởng đường kính gốc của các

công thức thí nghiệm, tiến hành phân tích phương sai, kết quả: Ftính= 8,99 > F05= 2,35 chứng tỏ các công thức khác nhau có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng đường kính gốc của cây Quao nước.

Để tìm ra công thức tốt nhất cho sinh trưởng về đường kính gốc ta tiến hành dùng tiêu chuẩn t của Student kết quả như sau: |Ttính|=0,35 < T05= 3,18 chứng tỏ công thức với nồng độ IBA là 400 ppm và 500ppm là công thức tốt nhất cho sinh trưởng về đường kính gốc của cây Quao Nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng phân bố và kỹ thuật nhân giống phát triển nguồn gen loài cây quao (dolichandrone spathacea (l f ) k schum) tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)