Tổng quan kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 48 - 54)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Tổng quan kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có nhiều biến động, song nền kinh tế tỉnh Kon Tum phát triển tương đối ổn định. Tăng trưởng kinh tế đồng đều qua các năm, giai đoạn sau tăng cao hơn giai đoạn trước và đạt chỉ tiêu kế hoạch. Trong giai đoạn 2009 - 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 25,16%/5năm, trong đó nông nghiệp tăng 14,66%/5năm, công nghiệp tăng 32,05%/5năm, dịch vụ tăng 31,51%/5năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể từ 11,5triệu đồng (năm 2009) lên 25,7 triệu đồng (năm 2013)

Bảng 3.3. Tăng trưởng kinh tế theo các nhóm ngành ở tỉnh Kon Tum

Chỉ tiêu 2009 2013

Tổng GDP (triệu đồng, giá so sánh 2010) 5253,55 8784,97

Nông nghiệp 2308,39 3101,61

Công nghiệp & xây dựng 1200,88 2333,9

Thương nghiệp & dịch vụ 1744,28 3349,46

GDP/ người (triệu đồng) 11,5 25,7

Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, song nền kinh tế tỉnh Kon Tum vẫn còn nhiều khó khăn và những vấn đề cần giải quyết như: chất lượng tăng trưởng còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa tương xứng với công tác đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chết quản lý, khả năng cạnh tranh của các mặt hàng, khai thác thi trường còn hạn chế do chưa được chú trọng đầu tư đúng mức.

Bảng 3.4. Cơ cấu % tổng sản phẩm trong nền kinh tế của tỉnh Kon Tum

Nhóm ngành 2009 2010 2011 2012 2013

Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100

Nông nghiệp 43,72 41,24 43,11 41,17 38,04

Công nghiệp & xây dựng 22,67 24,32 23,52 24,74 25,52 Thương nghiệp & dịch vụ 33,61 34,44 33,37 34,09 36,44

Từ bảng trên cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng (22,67% năm 2009 lên 25,52% năm 2013) và dịch vụ (từ 33,61% năm 2009 lên 36,44% năm 2013), giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (từ 43,72% năm 2009 xuống còn 38,04% năm 2013). Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng với 38,04% (năm 2013).

3.1.1.2. Dân số và lao động

Ở tỉnh Kon Tum có nguồn lao động khá phong phú với nhiều dân tộc anh em khác nhau. Tính đến 31/12/2013, dân số trên địa bàn tỉnh Kon Tum là 473.251 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình 1,66%. Trong đó, người Kinh chiếm đa số với 233.703 người, tiếp đến là Xơ Đăng (116.456 người), Bana (59.667 người), Giẻ

Triêng, Ja Rai, Brâu, Rơ Mâm...số người trong độ tuổi lao động chiếm 57,55% dân số, trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm 56,38%. Trình độ lao động ngày một nâng cao; Năm 2013 có 37,6% số người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) được đào tạo nghề, tỷ lệ đào tạo nghề giữa thành thị và nông thôn tương ứng là 48,3% và 25,1%. Nhờ đó đã nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Trình độ lao động tỉnh nhìn chung thấp, so với tổng số lao động có trình độ khu vực nhà nước do địa phương quản lý tỷ lệ người cso trình độ lên địa học chỉ có 0,07%, người có trình độ đại học và cao đẳng có 26,34%, người có trình độ công nhân kỹ

thuật chủ yếu tập trung ở các cơ quản quản lý hành chính nhà nước, khoa học và trong các xí nghiệp, nông lâm trường, còn ở cấp xã tỉ lệ lao động có trình độ ít.

Nhìn chung, nguồn lao động của tỉnh dồi dào, tính về số lượng có thể đáp ứng lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên khi cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh sang phát triển công nghiệp theo hướng hội nhập quốc tế và đòi hỏi lao động có kỹ thuật cả về số lượng và chất lượng ngày càng cao, vấn đề đặt ra là phải nâng cao chất lượng và tăng cường đào tạo lao động có tay nghề với nhiều ngành, lĩnh vực và ở trên các địa bàn.

Tôn giáo: Tỉnh Kon Tum có 4 tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài với tổng số tín đồ khoảng 140 ngàn người (Công giáo: 110 ngàn người; Phật giáo:

27 ngàn người; Tin lành: 12,5 ngàn người; Cao đài: 0,5 ngàn người), chiếm tỷ lệ 39%

dân số toàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 90 ngàn người (chiếm tỷ lệ 65% sao với tổng số tín đồ tôn giáo). Toàn tỉnh có 54 chức sắc tôn giáo; 77 cơ sở thờ tự (không kể các cơ sở trong dòng tu). Các hoạt động tôn giáo về cơ bản chấp hành tốt các quy định pháp luật; các quy định của địa phương. Tuy nhiên, việc tryền đạo trái phép trong các hệ phái Tin lành gia tăng thông qua hoạt động từ thiện đề lôi kéo tín đồ, Hoạt động của các hệ phái Tin lành ở Tây Nguyên nói chung, ở Kon Tum nói riêng thường xuyên được các tổ chức nước ngoài quan tâm chú ý.

Về chất lượng dân số: trong những năm qua, chất lượng dân số ngày càng được nâng lên về sức khỏe, thể chất, trình độ học vấn và tuổi thọ. Tỷ lệ trẻ em sy dinh dưỡng ngày càng giảm, nhân dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân đã được tăng lên.

Nhìn chung, dân số sống ở vùng đệm các khu bảo tồn đa phần là những người có trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế còn khó khăn, cuộc sống dựa vào rừng là chủ yếu. Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách, biện pháp quản lý và bảo tồn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì thế, cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ người dân trong việc phát triển kinh tế, kết hợp với người dân trong việc quản lý các cơ sở bảo tồn (đồng quản lý), giao đất, giao rừng cho người dân bảo vệ và phát triển nhằm góp phần nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân sống xung quanh các khu bảo tồn.

3.1.1.3. Văn hóa - xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn háo truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh gắn với các tiều chí về văn hóa, quốc phòng - an ninh trong chương trình Nông thôn mới, xây dựng môi trường đô thị, nông thôn xanh, sạch, đẹpm hài hòa với thiên nhiên...ngày càng được chú trọng, quan tâm. Troàn tỉnh hiện có 501 nhà rông văn hóa trên tổng os 588 thôn, làng dân tộc thiểu số; nhân dân lưu giữ 1.853 bộ cồng chiên, sưu tầm và xử lý 4.021 hiện vật di tích lịch sử - văn hóa và có 233 di tích, trong đó đã xếp hạng 5 di tích cấp quốc gia, 15 di tihcs cấp tỉnh, 1 di tích quốc gia đặc biệt và 1 công trình văn hóa. Di tích lịch sử, danh làm thắng cảnh, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tm là nguồn tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục và quảng bá về giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương, về vùng đất và con người Kon Tum

Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn trong những năm qua có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, trên địa bản tỉnh có 127 cơ sở y tế trong đó có 12 bệnh viện, 14 phòng khám và 97 trạm y tế xã, 4 trạm y tế cơ quan xí nghiệp; số giường bênh hiện có là 1.878 giường, đội ngũ y tế gồm 1.910 người trong đó gồm có 494 bác sĩ. 390 y sĩ. 769 y tá và 257 hộ sinh.

3.1.1.4. Giáo dục - đào tạo

Tổng số học sinh phổ thông có 101.287 học sinh, gồm có 53.394 học sinh tiểu học, 34.867 học sinh trung học cơ sở, 13.026 học sinh trung học phổ thông. Hiện nay có 100% số xã, phường, thị trấn đều có trường tiểu học, phổ thông cơ sở; tỷ lện học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,7%; có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Đến nay có 7/9 huyện, thành phố có Trung tâm giáo dụng thường xuyên, phân hiệ đại học Đà Nẵng tại Kon Tum được thành lập, trường trung cấp nghề Kon Tum

đang được nâng cấp thành Cao đẳng nghề; Trung tâm dạy nghề cho các huyện khu vực phía Bắc và phía Đông tỉnh được thành lập.

Chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy vậy, chất lượng giáo dục toàn diện trong tỉnh không đều, có sự chênh lệch giữa vùng thuận lợi với vùng khó khăn. Tỷ lên học sinh bỏ học ở tất cả các cấp học ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn cao hơn so với vùng thành phố và thị trấn

3.1.1.5. Công nghiệp - xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt khoảng 3.618 tỷ đồng. Phân theo ngành kinh tế, khai thác khoảng sản 258 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng thấp nhất 7,2% trong cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng; công nghiệp chế biến đát 2.620 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất là 72,3%; sản xuất và phân phối điện nước đạt 740 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20,5%. Nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn, cồn sinh học, sản xuất vật liệu xây đựng được đầu tư đi vào hoạt động, tận dụng được nguồn nguyên liệu từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 45 vị trí công trình tủy hiện vừa và nhỏ trong quy hoạch với tổng công suất 429,4MW, trong đó có 09 công trình hoàn thành hòa lưới điện quốc gia với tổng công suất 92,8MW, 14 công trình đang được triển khai xây dựng có trổng công suất 139,1MW. Toàn tỉnh có 06 cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã, đang triển trai đầu tư cở sở hạ tầng và đi vào hoạt động với tổng diện tích là 158,9ha, tổng mức đầu tư là 59,84 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầu bình quân khoảng trên 50% số lao động tham gia vào cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên 3.300 người. Kết quả sản xuất, kinh doanh của các lĩnh vực trên góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu tổng sản phầm của tỉnh.

3.1.1.6. Thương mại - dịch vụ - du lịch

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 10.590 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực quốc doanh chiêm tỷ trọng 11%, ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao 98%.

Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu thị trường trong tỉnh.

Du lịch là một tỏng những ngành kinh tế mũi nhọn mà tỉnh Kon Tum định hướng phát triển bền vững, tạo động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vị trong các cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ, đi lại của khách du lịch. Toàn tỉnh hiện tại có 84 cơ sở lưu trú du lịch với 1.480 phòng, 8 cơ sở kinh doanh lữ hành. Chất lượng hạ tầng du lịch, dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu khách quan lưu trú, lượng khách đến Kon Tum năm 2014 là 228.700 lượt khách, tổng thu nhập xã hội từ du lịch là 518.075 triệu đồng.

3.1.1.7. Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp a. Trồng trọt

Phát triển sản xuất nông nghiệp được cơ cấu lại theo hướng phát triển các loại cây trồng phát huy các lợi thế so sánh của địa phương, trong đó tập trung vào cây Cà phê, Cao su, Mía đường, giảm dần diện tích sắn, một số chính sách được ban hành để phát triển các loại cây trồng nêu trên như chính sách phát triển Cao su tiểu điền, chính sách phát triển cà phê xứ lạnh; đồng thời phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, rau hoa xứ lạnh, trồng rừng nguyên liệu giấy, nuôi các loài cá nước lạnh như cá Tầm, cá Hồi, phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy lợi, thủy điện..

Sản xuất lương thực được đầu tư mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất, qua đó góp phần giữ vững an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Khôi phục, khai hoang kết hợp đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhằm tăng diện tích lúa 02 vụ, đồng thời tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa, ngô, giảm dần diện tích lúa rẫy có năng suất thấp, chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Diện tích lúa toàn tỉnh đạt 23.850 ha, trong đó diện tích đông xuân là 7.250 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 113.500 tấn, trong đó riêng thóc là 86.500 tấn.

Các vùng chuyên canh cây hàng hóa tập trung tiếp tục ổn định và phát triển cả về diện tích, năng suất, sản lượng, nhất là đối với các loài câu công nghiệp lâu năm như Cao su, Cà phê. Tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh là 74.381ha, trong đó cao su tiểu điền là 29.549,6 ha, sản lượng mủ đạt 38.690 tấn. Tổng diện tích cà phê đã trồng được 13.864 ha, sản lượng 30.500 tấn; hiện năng đã có các sơ sở chế biến sản phẩm cà phê bột như cà phê Đak Hà, cà phê Da Vàng, cà phê Thanh Hương sản xuất được trên 110 tấn/năm.

Việc phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, rau hoa, quả xứ lạnh bước đầu được quan tâm đầu tư. Đến nay đã trồng được khoảng 177,04 ha diện tích sâm Ngọc Linh, trong đó có 7,84 ha vườn sâm thuộc dự án Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh có sự tham gia của cộng đồng, 0,2 ha do người dân tự trồng và diện tích vườn sâm của doanh nghiệp khoảng 169ha. Bộ khoa học và Công nghệ đã phê duyệt và khởi công dự án “ Đầu tư xây dựng Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh” thuộc dự án tổng thể “Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất và phát triển thương hiệu quốc gia cho sâm Ngọc Linh”. Rau, hoa quả xứ lạnh đã đầu tư vườn thực nghiệm để tiến hành trồng khảo nghiệm và sản xuất cây giống, cấy mô các loại rau, hoa xứ lạnh, đang lập thủ tục đề đầu tư phòng thí nghiệm thực vật tại Trại thực nghiệm Kon Plông; triển khai các mô hình sản xuất hoa xứ lạnh, mô hình sản xuất rau an toàn. Hiện đã có một số dự án của các tổ chức, cá nhân đang triển khai đầu tư rau, hoa xứ lạnh theo quy hoạch, tính đến 31/8/2014 diện tích rau xoa xứ lạnh đã thực hiện được 26ha; đến nay đã trồng được 40 ha hoa, rau quả xứ lạnh.

b. Chăn nuôi

Tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh đạt 213.613 con, trong đó tổng đàn trâu đạt 21.164 con, tổng đàn bò đạt 31.124 con, tổng đàn lợn đạt 131.325 con. Chăn nuôi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh xảy ra ở một số nơi như lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm nhưng được phát hiện và điều trị kịp thời, tốc độ phát triển đàn gia súc tăng đều qua các năm.

c. Thủy sản

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bản tỉnh khoảng 1.342 ha, trong đó nuôi trồng ở ao, hồ nhỏ khoảng 542 ha và hồ chứa khoảng 800 ha. Tổng sản lượng thủy sản 2.857 tấn, trong đó sản lượng khai thác 1.051tấn, sảng lượng nuôi trồng 1.806 tấn. Hiện nay có 3 dự án nuôi cá Hồi, cá Tầm thương phẩm gắn với du lịch sinh thái và có 4 xã hợp tác nuôi cá Tầm trên địa bàn huyện Kon Plông; sản lượng cá Tầm thương phẩm đã được cung cấp ra thị trường khoảng 15 tấn/năm.

Hiện nay, nghề nuôi cá trên hồ chứa các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum có các loại hình như: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, nuôi cá lồng bè, trong đó nghê nuôi cá lồng bè được mở rộng về quy mô, số lượng đạt 63 lồng nuôi.

d. Lâm nghiệp

Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều biện pháp để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, cụ thể đã thực hiện giao khoán 800.000 lượt ha rừng cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ; xây dựng và phát triển phương án chấn chỉnh trong công tác quản lý

bảo vệ rừng tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2013 - 2015; triển khai phương án giao đất, giao rừng giai đoạn 2009 - 2013; phương án xử lý đất chồng lấn, lấn chiếm trong lâm phần của các Ban quản lý, các công ty Lâm nghiệp... Do vậy, số vụ vi phạm luật Bảo vệ và Phát triển rừng và mức độ thiệt hại giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012 xảy ra 1.090 vụ, diện tích 114,3 ha, khối lượng 2.639,4m3 gỗ tròn, quy tròn các loại; năm 2013 xảy ra 945 vụ, diện tích 82,8ha, khối lượng 2.202m3 gỗ; 9 tháng đầu năm 2014 xảy ra 301 vụ, diện tích 54,76ha, khối lượng 967,6m3 gỗ tròn, quy tròn các loại.

Việc phát triển rừng có nhiều chuyển biến tích cực trong trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng và thu hút đầu tư trồng rừng, diện tích rừng trồng ngày càng tăng, nâng cao khả năng phòng hộ và cung cấp lâm sản của rừng. Năm 2014 trồng mới được 53.935 ha rừng, khoanh nuôi phục hồi 12.896 ha, trồng mới 12,8 triệu cây phân tán, bảo tồn và phát triển 177,04ha sâm Ngọc Linh; duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng đạt 67,69% (trong đó có diện tích cây cao su trồng trên đất lâm nghiệp)

Công tác khai thác, sử dụng tài nguyên rừng được chú trọng, thông qua phương án quản lý rừng bền vững tại các Công ty Lâm nghiệp, công tác khai thác gỗ rừng tự nhiên đã đi vào nề nếp và hướng tới khai thác tác động thấp, sử dụng tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)