Đặc điểm về sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 56 - 59)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA LOÀI TRẮC

3.2.2. Đặc điểm về sinh trưởng

Sau khi điều tra 2 OTC ngoài thực địa, kết hợp với xử lý nội nghiệp thu được kết quả như sau:

Bảng 3.7. Đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn của lâm phần và loài trắc tại rừng đặc dụng Đak UY

D1.3 (cm) Hvn (m)

Max Min Tb Max Min TB

Toàn lâm phần 90.1 9.82 20.87 30 6 15.65

Trắc 40.3 9.8 25.05 24.5 10 17.5

Từ kết quả bảng 02 cho thấy lâm phần đang điều tra có đường kính 1.3 lớn nhất là 90.1cm, nhỏ nhất là 9.82cm, bình quân đạt 20.87cm. Cây Trắc trưởng thành có kích thước D1.3 trung bình đạt 40.3 cm; Chiều cao vút ngọn (Hvn) trung bình 9,8 m.

Bảng 3.8. Kết quả điều tra sinh trưởng của lâm phần có cây Trắc phân bố

Sinh trưởng

Tốt Trung bình Xấu

N % N % N %

Toàn lâm phần 308 45,03 280 40,94 95 14,04

Cây Trắc 72 84,71 9 10,59 4 4,71

Qua bảng trên cho thấy, nhìn chung lâm phần điều tra có cây trắc phân bố sinh trưởng tốt, các cây sinh trưởng xấu chiếm tỉ lệ ít, trong đó cây xấu chiếm rất ít chỉ có 14,04%. Tỉ lệ cây rừng sinh trưởng tốt chiếm 45,03%. Có thể nói đặc điểm sinh trưởng của lâm phần điều tra mang đặc điểm chung của rừng vùng nhiệt đới đó là sinh trưởng của các loài thường chỉ tập trung vào mùa mưa khi mà điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.

Đối với cây Trắc tỉ lệ cây tốt là áp đảo với 84,71%, cây trung bình là 10,59%, còn cây xấu ít, chiếm 4,71%.

3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA LOÀI TRẮC TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu rừng đặc dụng Đak Uy

Theo thống kê của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, hiện tại loài Trắc tập trung nhiều nhất tại rừng đặc dụng Đak Uy. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài Trắc, tôi tiến hành điều tra đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu nơi rừng đặc dụng Đak Uy từ đó tiền hành thiết lập bản đồ phân bố của loài Trắc tại tỉnh Kon Tum dựa vào điều kiện tự nhiên của rừng đặc dụng Đak Uy

3.3.1.1. Đặc điểm địa hình, đất đai

* Địa hình: Tổng thể địa hình khu rừng đặc dụng Đăk Uy thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, dốc ở phía Bắc và thoải dần về phía Nam thuộc kiểu địa hình đồi bằng - lượn sóng. Khu vực rừng đặc dụng có độ cao tuyệt đối từ 600 đến 650 m, đa phần diện tích có độ dốc dưới 150. Thảm thực vật chủ yếu là cây lá rộng thường xanh.

* Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, khu rừng đặc dụng Đăk Uy có nhóm đất sau:

- Nhóm đất đỏ vàng: Phân bố chủ yếu ở các dạng địa hình lượn sóng nhẹ. Tầng đất dày trung bình là phổ biến, thành phần cơ giới thịt trung bình, thịt nhẹ.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi - đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất: phân bố ở phía nam khu rừng đặc dụng. Nhóm đất này hình thành trên đá macma kiềm và trung tính. Loại đất này có tầng đất và tầng thảm mục dày, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tơi xốp, giàu dinh dưỡng.

- Nhóm đất phù sa - đất dốc tụ: Phân bố ở các hợp thuỷ có địa hình thấp.

Hình 3.9. Vị trí huyện Đăk Hà trên bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum 3.3.1.2. Khí hậu [Nguồn niên giám thống kê 2011 tỉnh Kon Tum]:

Đăk Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên, trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm từ 80 - 90%

lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường bị khô hạn gay gắt kéo dài.

*Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của vĩ độ địa lý nên nhiệt độ ở đây tương đối cao, nhiệt độ bình quân năm 24,90C, nhiệt độ cao nhất 27,40C (tháng 5), nhiệt độ thấp nhất 21,80C (tháng 12). Số ngày có nhiệt độ lớn hơn 200C khoảng 220 ngày, tổng nhiệt lượng trong năm từ 7.700-8.7000C.

*Mưa: Mưa tập trung theo mùa, lượng mưa trung bình hàng năm 1600, lượng mưa tháng cao nhất 379,6 mm, lượng mưa tháng thấp nhất 1-2 mm. Hàng năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4-6 và kết thúc vào tháng 10-11, mưa tập trung vào tháng 7-8. Chi tiết xem biểu đồ hình 2.4.

Hình 3.10. Biểu đồ phân bố lượng mưa và nhiệt độ bình quân theo tháng

*Gió: Có hai loại gió chính thịnh hành:

- Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10, tần suất cao nhất 32% (tháng 5), tần suất thấp nhất 13% (tháng 9).

- Gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tần suất cao nhất 24% (tháng 3, 4), tần suất thấp nhất 7% (tháng 11).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điển sinh thái và khả năng tái sinh của cây trắc (dalbergia cochinchinensis) tại tỉnh kon tum (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)