TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CƯU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CƯU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1.Vị trí địa lý

Tuyên Hóa là huỵện miền núi của tỉnh Quảng Bình.

Tổng diện tích tự nhiên: 115.098,44 ha chiếm 14,27% diện tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn.

Huyện Tuyên Hóa có vị trí địa lý được xác định như sau:

Phía Bắc giáp huyện Hương Khê và huỵên Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Phía Nam giáp huyện Minh Hoá và huyện Bố Trạch.

Phía Đông giáp huyện Quảng Trạch.

Phía Tây giáp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Hà Tĩnh.

Huyện Tuyên Hóa là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng bình có quốc lộ 12A, quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh, đường đi cảng Vũng Áng và đường sắt Bắc Nam chạy qua với 9 ga trung chuyển hàng hoá.

Huyện Tuyên Hóa còn có sông Gianh, sông Rào Trổ là tuyến đường thủy quan trọng tạo thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn.

Đặc biệt sau khi có hệ thống giao thông Xuyên Á, Tuyên Hóa có điều kiện thông thương với địa bàn kinh tế vùng Duyên hải Miền trung, cơ hội để thúc đẩy sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện nói riêng và của cả tỉnh Quảng Bình nói chung.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 115.098,44 ha chiếm 14,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Mật độ bình quân đầu người 67 người/km2.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, đã chọn 2 xã Nam Hóa và Ngư Hóa làm hai vùng đại diện trong việc nghiên cứu rừng phục hồi của huyện Tuyên Hóa

* Xã Ngư Hoá: Là một xã miền núi nằm về phía Đông Bắc huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 6126,00 ha gồm 5 thôn nằm dọc theo sông Rào Trổ có vị trí địa lý:

Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh

Phía Nam giáp xã Mai Hoá và xã Tiến Hoá Phía Đông giáp huyện Quảng Trạch

Phía Tây giáp xã Đức Hoá.

* Xã Nam Hoá: Là một xã miền núi nằm về phía Đông - Nam huyện Tuyên Hóa có tổng diện tích đất tự nhiên 2.366,57 ha. Có đặc điểm liên hệ vùng như sau:

Cách thành Phố Đồng Hới 80 km về phía Nam Cách quốc lộ 1A 40 km về phía Nam

Cách đường mòn Hồ Chí Minh 40 km phía Tây Phía Đông giáp xã Đức Hoá - Thạch Hoá.

Phía Tây giáp xã Sơn Hoá Phía Nam giáp huyện Minh Hoá

Phía Bắc giáp xã Thạch Hoá - Đồng Hóa 3.1.1.2. Địa hình

Tuyên Hóa nằm ở phía Tây dãy Hoành Sơn có địa hình hẹp, độ dốc giảm dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, núi đá; cao trình vùng thấp từ 2m- 6m và cao trình dãy núi từ 25m- 100m.

Khu vực địa hình thấp hay bị ngập úng vào mùa mưa lũ, chua phèn về mùa hè, khu vực cao hay bị hạn, mùa mưa hay bị lũ quét.

Nhìn chung vùng gò đồi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, các vùng thấp được dùng cho mục đích phát triển nông nghiệp là chủ yếu như trồng lúa và các cây hàng năm khác.

3.1.1.3. Khí hậu

Tuyên Hóa mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, khô hanh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều kết hợp với gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 làm cho độ ẩm không khí thấp.

Lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm khoảng 123Kcal/cm2/năm. Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1790 giờ/năm tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 9.

Nhiệt độ bình quân hàng năm là 240C, lượng mưa khá lớn trung bình hàng năm là 2.181 mm.

Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83%.

Vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: gió mùa đông Bắc thổi vào mùa đông và gió Tây Nam khô nóng thổi vào mùa hè.

3.1.1.4. Tài nguyên *Tài nguyên đất

Do đặc điểm của địa hình dẫn tới sự hình thành của các loại đất trong huyện cũng đa dạng gồm: Đất phù sa bồi đắp hằng năm, phù sa cổ, đất feralit phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch và các nhóm đất bạc màu, đất mặn chua gây khó khăn trong trồng trọt.

Tuy nhiên đặc điểm đất đai ở đây thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, các cây ăn quả, trồng 2 vụ lúa/năm cho năng suất trung bình khá.

*Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện có những hạn chế nhất định và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu hàng năm.

Lượng mưa bình quân hàng năm 2181mm, một phần được lấy từ sông Gianh, sông Rào Trổ và các đập nhỏ khác phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu của nhân dân, song còn bị hạn chế do khô hạn vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa nên hiệu quả sử dụng không cao.

Chất lượng nước của huyện Tuyên Hóa nhìn chung khá tốt, rất thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt.

*Tài nguyên rừng

Toàn huyện có 93.843,93 ha đất Lâm nghiệp chiếm 92,4% diện tích đất nông nghiệp, trong đó có 62.163,93 ha rừng sản xuất và 31.679,99 ha đất rừng phòng hộ.

Diện tích rừng được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện, song phân bố nhiều ở các xã Kim Hoá, Cao Quảng, Thanh Hoá và Lâm Hoá.

Diện tích rừng của huyện góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xói mòn của đất, duy trì cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Rừng trồng ở huyện phần lớn là Thông nhựa, Phi lao và Keo các loại.

Thảm thực vật rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý như Lim xanh, Sến, Táu, Đinh, Gụ, Pơmu...và nhiều loại thú quý hiếm như: Vọoc, Báo, Hươu đen, Dê sừng thẳng, Trĩ , Sao, Gà lôi và các loại Bò sát, móng guốc khác.

Hiện nay rừng bị tàn phá khá nặng nề, nhiều diện tích rừng có trữ lượng cao nay biến thành đất trống đồi trọc.

*Tài nguyên khoáng sản

Toàn huyện có 2.736,91 ha núi đá không có rừng cây, có trữ lượng đá khoảng 61.320 triệu tấn dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất ximăng và nấu vôi.

Tuyên Hóa có nhiều sông suối trữ lượng cát, sạn, sỏi lớn là nguồn cung cấp vật liệu cho xây dựng cơ bản.

Ngoài ra huyện còn có khoáng sản ở dạng tiềm năng như vàng, măng gan ở vùng Kim Hoá, Thuận Hoá, mỏ sét ở Mai Hoá và nguồn nước nóng ở Ngư Hoá.

Nhìn chung, nguồn tài nguyên khoáng sản ở đây đã đưa vào quy hoạch quản lý và đưa vào khai thác đạt hiệu quả cao cả phát triển kinh tế lẫn môi trường sinh thái.

3.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội

Tuy là một huyện miền núi nghèo nhưng những năm gần đây kinh tế của huyện tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và có tiến bộ. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 (2010 – 2015)năm đạt 9,1%. Cơ cấu kinh tế năm 2015 Nông - lâm - thuỷ sản chiếm 35,11%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 22,67%;

Dịch vụ - thương mại chiếm 42,22%.

Tổng sản lượng lương thực 20.119,6 tấn (năm 2015).

Thu ngân sách tăng bình quân 20,3%/năm, từ 22,981 tỷ đồng năm 2010 lên 67,3 tỷ đồng năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người 18,64 triệu đồng năm 2015.

Cơ sở vật chất văn hóa đã được quan tâm đầu tư, năm 2015 toàn huyện có 35 trường đạt chuẩn quốc gia và 16 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện năm 2015 là 18,05% (4.152 hộ)

Năm 2016, toàn huyện có 12/20 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện còn nhiều thiếu thốn, nhất là vấn đề giao thông, thủy lợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)