Phân bố số cây theo đường kính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TẦNG CÂY CAO

3.2.3. Phân bố số cây theo đường kính

3.2.3.1. Phân bố số cây theo đường kính ở xã Ngư Hóa

Phân bố số cây theo đường kính được xem là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của quy luật kết cấu lâm phần.

Từ số liệu điều tra trên các ô tiêu chuẩn, thông qua chỉnh lý và có sự trợ giúp của máy tính, dựa vào tần số phân bố thực nghiệm đề tài mô hình hoá cấu trúc tần số N/D1.3 theo các phân bố lý thuyết phù hợp.

Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố N/D1.3

Giai đoạn tuổi Dạng phân bố 2t205 Kết luận

4 - 7 K/C 0,692 0,205 3,385 7,815 H0+

8 - 10 Weibull 0,029 1,7 8,716 11,070 H0+

11 - 15 Weibull 0,004 2,5 5,378 9,488 H0+

* Thời gian bỏ hoá 4 - 7 năm:

Phân bố N/D1.3 tuân theo phân bố khoảng cách có  = 0,692 và  = 0,2052t = 3,385 < 205 = 7,815 (k = 3). Tần suất phân bố chủ yếu tập trung vào cấp kính 6,6 - 9,9cm. Kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố chứng tỏ rằng phân bố số cây theo đường kính ở giai đoạn tuổi 4 - 6 có dạng phân bố khoảng cách. Nghĩa là giả thuyết về phân bố khoảng cách đã chọn với các tham số cụ thể được chấp nhận.

Từ số liệu tính toán đề tài vẽ biểu đồ phân bố N/D1.3 cho rừng phục hồi giai đoạn tuổi 4 - 7 năm tại các hình vẽ: hình 3.1, 3.2 và hình vẽ 3.3 dưới đây:

0 5 10 15 20 25

6.6 8.8 11.0 13.2 15.5

D1.3 (cm) N

ft fll

Hình 3.1. Phân bố N/D1.3 rừng phục hồi giai đoạn tuổi 4 – 7 năm xã Ngư Hóa

* Thời gian bỏ hoá 8 - 10 năm:

Kết quả kiểm tra cho thấy 2t = 8,716 < 205 = 11,07 với bậc tự do k = 4, có nghĩa giả thuyết về phân bố Weibull đã chọn với các tham số cụ thể đã được chấp nhận với  = 0,029 và  = 1,7. Tần suất chủ yếu tập trung ở cấp đường kính 9 - 13 cm.

Như vậy, kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố chứng tỏ phân bố số cây theo đường kính ở giai đoạn này có dạng một đỉnh lệch trái theo hàm Weibull.

0 5 10 15 20 25

7.05 10.9 14.7 18.5 22.3

D1.3 (cm) N

ft fll

Hình 3.2. Phân bố N/D1.3 rừng phục hồi giai đoạn 8 - 10 năm xã Ngư Hóa

* Thời gian bỏ hoá 11-15 năm: Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) tuân theo phân bố Weibull một đỉnh lệch trái có  = 0,004 và  = 2,5; 2t = 5,378 < 205 = 9,488 (k = 4). Số cây có đường kính lớn rất ít, số cây tập trung nhiều nhất ở cấp kính 11 - 14,5 cm. Kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố chứng tỏ phân bố số cây theo đường kính ở giai đoạn tuổi này có dạng một đỉnh lệch trái theo hàm Weibull với mức ý nghĩa 0.05.

0 5 10 15 20 25

7.2 10.8 14.4 18 21.6 D1.3 (cm) N

ft fll

Hình 3.3. Phân bố N/D1.3 rừng phục hồi giai đoạn 11 – 15 năm xã Ngư Hóa Tóm lại: Kết quả mô hình hoá quy luật cấu trúc tần số theo đường kính của trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy ở xã Ngư Hóa :

Giai đoạn 4 - 7 tuân theo phân bố khoảng cách.

Phân bố Weibull cho hầu hết các giai đoạn lớn hơn.

Kết quả kiểm tra là phù hợp và được chấp nhận với mức ý nghĩa 0.05.

Nhìn chung các trạng thái rừng phục hồi đang ở giai đoạn rừng non tái sinh, số cây có đường kính lớn rất ít, do đó phân bố số cây theo đường kính về cơ bản là dạng phân bố một đỉnh lệch trái.

Trên biểu đồ cho thấy một hình ảnh trực quan về sự phân bố số cây theo đường kính, theo thời gian phục hồi thì số loài cây ở mỗi cấp kính cũng thay đổi theo hướng tiệm cận dần tới phân bố chuẩn.

3.2.3.2. Phân bố số cây theo đường kính ở xã Nam Hóa

Cũng theo hướng nghiên cứu tương tự, đề tài đã nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính cho các trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy tại xã Nam Hóa đã thu được kết quả nghiên cứu sau đây:

Bảng 3.9. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố N/D1.3

Giai đoạn tuổi Dạng phân bố 2t205 Kết luận

4 - 7 K/C 0,529 0,170 4,235 7,815 H0+

8 - 10 Weibull 0,045 1,8 5,182 9,488 H0+

11 - 15 Weibull 0,026 1,8 2,961 11,07 H0+

* Thời gian bỏ hoá 4 - 7 năm:

Phân bố N/D1.3 tuân theo phân bố khoảng cách có  = 0,529 và  = 0,17; 2t = 4,235 < 205 = 7,815 với bậc tự do k = 3.

Tần suất phân bố chủ yếu tập trung vào cấp kính 6,8 - 11,6 cm.

Kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố chứng tỏ rằng phân bố số cây theo đường kính ở giai đoạn tuổi này có dạng phân bố khoảng cách.

Nghĩa là giả thuyết về phân bố khoảng cách đã chọn với các tham số cụ thể được chấp nhận.

Từ số liệu tính toán vẽ biểu đồ phân bố số cây theo đường kính cho rừng phục hồi giai đoạn 4 - 7 năm như sau:

0 5 10 15 20 25 30 35 40

6.8 10.0 13.2 16.4 19.6 D1.3 (cm) N

ft fll

Hình 3.4. Phân bố N/D1.3 rừng phục hồi giai đoạn 4 - 7 năm ở xã Nam Hóa

* Thời gian bỏ hoá 8 – 10 năm:

Phân bố N/D1.3 tuân theo phân bố Weibull một đỉnh lệch trái có  = 1,8 và  bằng 0,045; 2t = 5,182 < 205 = 9,488 (k = 4).

Tần số phân bố tập trung ở cỡ đường kính 7 - 14 cm. Kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố chứng tỏ phân bố số cây theo đường kính N/D1.3 ở giai đoạn 8 - 10 năm có dạng một đỉnh lệch trái theo hàm Weibull.

Từ kết quả đó đề tài tiến hành vẽ biểu đồ phân bố N/D1.3 cho rừng phục hồi giai đoạn 8 - 10 năm như sau:

0 5 10 15 20 25

6.83 9.35 11.87 14.39 16.91 D1.3 (cm) N

ft fll

Hình 3.5. Phân bố N/D1.3 rừng phục hồi giai đoạn tuổi 8 - 10 năm xã Nam Hóa

* Thời gian bỏ hoá 11 -15 năm: Phân bố số cây theo đường kính tuân theo phân bố Weibull một đỉnh lệch trái có  = 0,026 và  = 1,8; 2t = 2,961 < 205 = 11,07 (k

= 5). Kết quả kiểm tra giả thuyết về luật phân bố chứng tỏ phân bố số cây theo đường kính ở giai đoạn tuổi này có dạng một đỉnh lệch trái, nhiều đỉnh phụ hình răng cưa theo hàm Weibull, mức ý nghĩa 0.05.

0 5 10 15 20 25

8.1 11.7 15.3 18.9 22.5 D1.3 (cm) N

ft fll

Hình 3 .6. Phân bố N/D1.3 rừng phục hồi giai đoạn tuổi 11-15 năm xã Nam Hóa

*Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu luật phân bố N/D cho 2 xã Ngư Hóa và Nam Hóa:

Nhìn chung, với kết quả thu được sau khi nắn phân bố số cây theo đường kính ở các giai đoạn tuổi tại hai khu vực thấy rằng:

Về phân bố số cây theo đường kính ở hai khu vực là không có sự khác biệt rõ.

Ở giai đoạn 4 - 7 năm tuân theo phân bố khoảng cách, và phân bố Weibull một đỉnh lệch trái với giai đoạn 10 - 15 năm, chứng tỏ các trạng thái rừng còn non.

Biện pháp kỹ thuật chủ yếu là điều tiết mật độ, có thể loại bỏ bớt những cây chất lượng kém, trồng bổ sung những loài cây mục đích, tỉa thưa để tạo không gian dinh dưỡng và ánh sáng thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phục hồi rừng tự nhiên và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng ở huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)