Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.2.2. Phân tích di ễn biến thực nghiệm sư phạm
Bài học 1: Khúc xạ ánh sáng
- Hoạt động 1: nhắc lại hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Chúng tôi dạy theo phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối. Chúng tôi dạy theo phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại, cho HS tìm hiểu sách giáo khoa rồi tự rút ra kiến thức cần nắm.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật khúc xạ ánh sáng. Chúng tôi dạy theo kiểu dạy học PH và GQVĐ, chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, sử dụng phiếu học tập số 1 (phụ lục 1), các thành viên trong nhóm thảo luận nắm bắt vấn đề và đưa ra giả thuyết cùng giải pháp hợp lí.
Nhận xét các câu trả lời của các nhóm:
Câu hỏi 1: Ánh sáng bị khúc xạ khi đi từ không khí vào khối thủy tinh, ngoài hiện tượng khúc xạ còn hiện tượng quang học nào không? Nếu có thì nó tuân theo định luật quang học nào?
- Cả 4 nhóm đều trả lời đúng về hiện tượng có tia phản xạ nhưng chỉ có 2 nhóm trả lời đúng về định luật phản xạ ánh sáng, 2 nhóm còn lại không nhớ đầy đủ nội dung của định luật này.
Câu hỏi 2: Vị trí của tia khúc xạ phụ thuộc như thế nào vào vị trí của tia tới?
- Có 2 nhóm trả lời đúng, tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng, 2 nhóm còn lại trả lời lan man, không vào trọng tâm câu hỏi.
Câu hỏi 3: Khi thay đổi góc tới thì góc khúc xạ thay đổi như thế nào?
- Cả 4 nhóm đều trả lời đúng khi thay đổi giá trị góc tới thì góc khúc xạ cũng thay đổi, nhưng chỉ có 1 nhóm phát hiện khi góc tới càng lớn thì giá trị góc khúc xạ và giá trị góc không còn biến đổi đều nữa.
Câu hỏi 4: tiến hành khảo sát thí nghiệm bằng cách thay đổi giá trị góc tới và vẽ đồ thị sự phụ thuộc của i và r.
- Đa số các nhóm đều vẽ được đồ thị sự phụ thuộc của r và i nhưng chưa nhận xét được từ đồ thị khi góc tới càng lớn thì góc khúc xạ không còn biến đổi đều như trường hợp góc tới có giá trị nhỏ.
- Hoạt động 4: Tìm hiểu tính thuận nghịch của đường truyền ánh sáng. Chúng tôi sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại.
- Hoạt động 5: Tổng kết và củng cố bài học.
Gần cuối tiết học, HS nhận phiếu học tập số 2 (phụ lục 1) để tự củng cố lại kiến thức của mình bằng cách điền vào những lỗ trống trong phiếu học tập. Sau đó, chúng tôi yêu cầu một số em trình bày lại phiếu học tập của mình thì đa số các em hoàn thành đúng.
Cuối giờ cho HS làm phiếu 5 câu hỏi trắc nghiệm, kết quả đa số HS đều làm đúng.
Kết quả:
Sau giờ học, tôi tổng hợp lại phiếu đánh giá các nhóm, kết quả như sau:
Nhóm 1:
Các tiêu chí Giỏi
(87)
Khá (75,5)
Trung bình (5,54)
Yếu (40) Sự đóng góp của các thành viên (1) 7
Thái độ với vấn đề được giao (2) 6,5
Thời gian làm việc nhóm (3) 5
Kế hoạch hoạt động cho nhóm (4) 5
Sự chuẩn bị (5) 7
Hợp tác làm việc với người khác (6) 6
Báo cáo nhóm (7) 6
Trình diễn (8) 6
Giải thích, nguyên nhân, nhận định, chứng minh (9)
6,5
Nhóm trưởng (10) 7
Thư kí (11) 7
Điểm trung bình là: 5,73 Nhóm 2:
Các tiêu chí Giỏi
(87)
Khá (75,5)
Trung bình (5,54)
Yếu (40)
Sự đóng góp của các thành viên (1) 6,5 Thái độ với vấn đề được giao (2) 6,5 Thời gian làm việc nhóm (3) 7 Kế hoạch hoạt động cho nhóm (4) 6,5
Sự chuẩn bị (5) 7
Hợp tác làm việc với người khác (6) 7
Báo cáo nhóm (7) 7,5
Trình diễn (8) 7,5
Giải thích, nguyên nhân, nhận định, chứng minh (9)
7
Nhóm trưởng (10) 7
Thư kí (11) 7
Điểm trung bình là: 6,95
Nhóm 3:
Các tiêu chí Giỏi
(87)
Khá (75,5)
Trung bình (5,54)
Yếu (40) Sự đóng góp của các thành viên (1) 6
Thái độ với vấn đề được giao (2) 7 Thời gian làm việc nhóm (3) 6 Kế hoạch hoạt động cho nhóm (4) 6
Sự chuẩn bị (5) 6
Hợp tác làm việc với người khác (6) 6
Báo cáo nhóm (7) 6
Trình diễn (8) 6
Giải thích, nguyên nhân, nhận định, chứng minh (9)
6
Nhóm trưởng (10) 7
Thư kí (11) 7
Điểm trung bình là: 6,27 Nhóm 4:
Các tiêu chí Giỏi
(87)
Khá (75,5)
Trung bình (5,54)
Yếu (40) Sự đóng góp của các thành viên (1) 7
Thái độ với vấn đề được giao (2) 7,5
Thời gian làm việc nhóm (3) 7 Kế hoạch hoạt động cho nhóm (4) 7
Sự chuẩn bị (5) 7,5
Hợp tác làm việc với người khác (6) 7
Báo cáo nhóm (7) 7,5
Trình diễn (8) 7
Giải thích, nguyên nhân, nhận định, chứng minh (9)
7,5
Nhóm trưởng (10) 7
Thư kí (11) 7
Điểm trung bình là: 7,82
Kết quả quá trình làm việc nhóm
Bảng 3.3. Thống kê về kết quả làm việc nhóm của HS
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Điểm chấm của GV 5,73 6,95 6,27 7,82
Đánh giá Khá Khá Khá Giỏi
Bảng 3.4. Thống kê về quá trình làm việc nhóm Đánh giá Nhóm yếu
(03,9)
Nhóm trung bình (4,05,4)
Nhóm khá (5,56,9)
Nhóm giỏi (7,08,0) Số lượng
nhóm 0 0 3 1
Qua bảng thống kê trên, ta thấy số lượng nhóm được đánh giá khá là 3 nhóm chiếm 75%, nhóm được đánh giá giỏi là 1 nhóm chiếm 25%. Sở dĩ có kết quả trên là do các em có sự phân công công việc hợp lí, một phần dựa trên nền tảng kiến thức cũ đã được học và đây lại là một kiến thức gần gũi với cuộc sống, tuy nhiên trong việc nhận định vấn đề một số nhóm vẫn còn chậm do đó giai đoạn cuối các em phải tiến hành công việc một cách vội vàng dẫn đến câu trả lời của một số câu hỏi chưa được chính xác và lộn xộn.
Nhận xét sau giờ dạy:
Ưu điểm:
- Lớp học sôi nổi, các HS đều nhiệt tình tham gia vào công việc, cố gắng hoàn thành thật tốt các câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận sôi nổi, hào hứng, chủ động phát biểu ý kiến của riêng mình.
- Biết tìm kiếm, phân tích và tổng hợp kiến thức trong SGK và những kinh nghiệm thực tế để trả lời cho hệ thông câu hỏi mà GV yêu cầu.
- Một số em đã thể hiện được vai trò lãnh đạo trong việc phân công công việc và phân bố thời gian hợp lí, bên cạnh đó phát hiện được một số em có sự nhạy bén trong việc phát hiện vấn đề và đưa ra được những giải pháp sáng tạo có hiệu quả.
- Củng cố được tinh thần đoàn kết giũa các thành viên trong nhóm nói riêng và trong lớp nói chung, tập cho các em thói suy nghĩ như những nhà khoa học thật sự, không thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức như trước đây.
Nhược điểm:
- Một số nhóm chưa biết phân công công việc hợp lý nên không hoàn thành công việc đúng thời gian quy định.
- Mất khá nhiều thời gian trong việc phát hiện ra vấn đề và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra nên kết quả của các nhóm không được tốt.
Bài học 2: Phản xạ toàn phần
- Hoạt động 1:Tìm hiểu về hiện tượng phản xạ toàn phần và điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần. Chúng tôi tổ chức dạy học theo kiểu PH và GQVĐ, chia cả lớp ra thành 4 nhóm, dùng phiếu học tập số 1 (phụ lục 2) cho từng nhóm thảo luận phát hiện
vấn đề cần giải quyết và dùng phiếu học tập số 2 (phụ lục 2) dùng cho việc xác định điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần.
Nhận xét câu trả lời của các nhóm:
Phiếu học tập số 1:
Câu hỏi 1:Chiếu một tia sáng từ thủy tinh có chiết suất 1,5 vào không khí dưới góc tới i= 60o. Tìm góc khúc xạ.
- Các nhóm đều biết vận dụng công thức của định luật khúc xạ ánh sáng để tìm góc khúc xạ, nhưng khi tính được giá trị Sinr > 1 có 3 nhóm phát hiện được phép toán này vô lí và kết luận không có giá trị góc khúc xạ thỏa mãn hay không có hiện tượng khúc xạ, có 1 nhóm lúng túng với việc xử lí phép toán trên nên không biết mình tính đúng hay sai và không biết kết luận.
Câu hỏi 2: Tiến hành thí nghiệm trên cơ sở câu hỏi số 1 và thay đổi giá trị góc tới xác định xem có trường hợp nào cho hiện tượng tương tự hay không?
- Nhóm 1 và nhóm 2 được phân chia nhiệm vụ tăng giá trị góc tới từ 60o đến 90o còn nhóm 3 và nhóm 4 sẽ thay đổi giá trị góc tới từ 60o giảm đến 0ođể tìm xem có giá trị góc tới nào khác 60o mà vẫn không có hiện tượng khúc xạ ánh sáng hay không.
Phiếu học tập số 2:
Câu hỏi 1: Khi chiếu tia sáng từ thủy tinh có chiết suất 1,5 vào không khí thì vị trí, cường độ sáng của tia tới và tia khúc xạ thay đổi như thế nào?
- Cả 4 nhóm đều trả lời được vị trí của tia khúc xạ luôn lệch xa pháp tuyến hơn so với tia tới và khi càng tăng góc tới thì cường độ sáng tia khúc xạ giảm dần còn cường độ sáng của tia phản xạ tăng dần đến giá trị góc tới 42o thì tia khúc xạ gần như không còn nữa, tiếp tục tăng góc tới thì hoàn toàn không có tia khúc xạ và cường độ sáng của tia phản xạ gần bằng với cường độ sáng của tia tới.
Câu hỏi 2: Lập bảng so sánh giá trị cường độ sáng và góc khúc xạ trong trường hợp cho i thay đổi từ 090o?
- Mỗi nhóm được phân chia nhiệm vụ khảo sát từng khoảng giá trị góc tới, sau đó tổng hợp kết quả lại và tìm ra điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Hoạt động 2: Ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần.
Kết quả:
Sau giờ học, tôi tổng hợp lại phiếu đánh giá các nhóm, kết quả như sau:
Nhóm 1:
Các tiêu chí Giỏi
(87)
Khá (75,5)
Trung bình (5,54)
Yếu (40) Sự đóng góp của các thành viên (1) 7
Thái độ với vấn đề được giao (2) 7 Thời gian làm việc nhóm (3) 6,5 Kế hoạch hoạt động cho nhóm (4) 6
Sự chuẩn bị (5) 7
Hợp tác làm việc với người khác (6) 7
Báo cáo nhóm (7) 6
Trình diễn (8) 7
Giải thích, nguyên nhân, nhận định, chứng minh (9)
6,5
Nhóm trưởng (10) 7
Thư kí (11) 7
Điểm trung bình là: 6,73 Nhóm 2:
Các tiêu chí Giỏi
(87)
Khá (75,5)
Trung bình (5,54)
Yếu (40) Sự đóng góp của các thành viên (1) 7
Thái độ với vấn đề được giao (2) 7 Thời gian làm việc nhóm (3) 6,5 Kế hoạch hoạt động cho nhóm (4) 7,5
Sự chuẩn bị (5) 7
Hợp tác làm việc với người khác (6) 7
Báo cáo nhóm (7) 6,5
Trình diễn (8) 7
Giải thích, nguyên nhân, nhận định, chứng minh (9)
7
Nhóm trưởng (10) 7
Thư kí (11) 6,5
Điểm trung bình là: 6,91 Nhóm 3:
Các tiêu chí Giỏi
(87)
Khá (75,5)
Trung bình (5,54)
Yếu (40) Sự đóng góp của các thành viên (1) 6,5
Thái độ với vấn đề được giao (2) 6 Thời gian làm việc nhóm (3) 6,5 Kế hoạch hoạt động cho nhóm (4) 6
Sự chuẩn bị (5) 5
Hợp tác làm việc với người khác (6) 6
Báo cáo nhóm (7) 6
Trình diễn (8) 6
Giải thích, nguyên nhân, nhận định, chứng minh (9)
6
Nhóm trưởng (10) 7
Thư kí (11) 7
Điểm trung bình là: 6,18
Nhóm 4:
Các tiêu chí Giỏi
(87)
Khá (75,5)
Trung bình (5,54)
Yếu (40) Sự đóng góp của các thành viên (1) 7,5
Thái độ với vấn đề được giao (2) 6,5
Thời gian làm việc nhóm (3) 7
Kế hoạch hoạt động cho nhóm (4) 7
Sự chuẩn bị (5) 6,5 Hợp tác làm việc với người khác (6) 7
Báo cáo nhóm (7) 7
Trình diễn (8) 7
Giải thích, nguyên nhân, nhận định, chứng minh (9)
7
Nhóm trưởng (10) 7
Thư kí (11) 7
Điểm trung bình là: 6,95
Kết quả quá trình làm việc nhóm (do GV đánh giá) Bảng 3.5. Thống kê về kết quả làm việc nhóm của HS
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Điểm chấm của GV 6,73 6,91 6,18 6,95
Đánh giá Khá Khá Khá Khá
Bảng 3.6. Thống kê về quá trình làm việc nhóm Đánh giá Nhóm yếu
(03,9)
Nhóm trung bình (4,05,4)
Nhóm khá (5,56,9)
Nhóm giỏi (7,08,0) Số lượng
nhóm 0 0 4 0
Nhận xét sau giờ dạy:
Ưu điểm:
- Tiến trình dạy học được soạn thảo tương đối phù hợp với thực tế.
- Các em tích cực tham gia vào việc thảo luận nhóm để đề xuất giải pháp cũng như tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
- Một số nhóm đã biết cách bố trí, tiến hành, xử lí số liệu và đưa ra kết luận thí nghiệm nhưng phải cần sự giúp đỡ khá nhiều của GV.
- Các em đã mạnh dạn tranh luận, đề xuất ý tưởng, đưa ra ý kiến và đặt câu hỏi về vấn đề mình nghiên cứu.
Hạn chế:
- Một số em vẫn còn lúng túng trong việc tiếp cận vấn đề, chưa thực sự chuyên tâm vào công việc của nhóm và chuẩn bị bài chưa tốt nên dẫn đến không theo kịp các bạn trong nhóm .
- Việc tiến hành thí nghiệm mất khá nhiều thời gian nên một số hoạt động phải rút ngắn lại để đảm bảo yêu cầu về thời gian trên lớp.