7. Bố cục luận văn
2.2.5. Vấn đề trợ giúp quyết định
Qua thực trạng của quá trình đào tạo như đã phân tích ở trên và qua các số liệu thống kê liên quan đến công tác tuyển sinh, đào tạo, tốt nghiệp ra trường được liệt kê ở phần phụ lục, ta có thể thấy thời gian qua việc tuyển sinh của Viện Đại học Mở Hà Nội tại các địa phương liên kết vẫn còn nhiều nơi chưa đạt được như mong muốn, công tác tuyển sinh kéo dài, tốn kém (ví dụ: trong năm qua, tại TT GDTX tỉnh Bình Định tuyển sinh ngành Luật kinh tế, thời gian tuyển sinh kéo dài hơn 6 tháng (phụ lục 5) nhưng không đủ số lượng học viên để mở lớp, chi phí tổn thất cho công tác tuyển sinh tại đây khoảng 36.500.000 đồng (phụ lục 6)). Việc quyết định mở lớp để đưa vào đào tạo dẫn đến phải bù lỗ đã và đang xảy ra tại một số địa phương (phụ lục 17).
Để giảm thiểu những vấn đề kể trên, Viện Đại học Mở Hà Nội và các đơn vị liên kết phải làm tốt việc đánh giá nhu cầu của xã hội đối với các ngành tuyển sinh, thường xuyên cập nhật, thống kê và phân tích các số liệu liên quan,… để có được cách đánh giá tổng quan, xuyên suốt về công tác tuyển sinh, từ đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời góp phần làm tăng hiệu quả trong công tác tuyển sinh. Chính vì những vấn đề nêu trên, việc sử dụng hệ trợ giúp ra quyết định trong công tác tuyển sinh sẽ giúp sẽ giúp cho phòng đào tạo, ban giám hiệu cùng lãnh đạo các đơn vị liên kết có cái nhìn bao quát về quá trình tuyển sinh, đào tạo đã qua, để từ đó có những quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm thiểu được những rủi ro trong công tác tuyển sinh của nhà trường.